STT Từ ngữ cảm thán Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%) 1. Lắm 49 9,90% 2. Quá 40 8,08% 3. Ờ 37 7,47% 4. À 24 4,85% 5. Ơi 23 4,65% 6. Mà 22 4,44% 7. Chắc 22 4,44% 8. Thế 21 4,24% 9. Rồi 20 4,04% 10. Nữa 14 2,83% 11. Cũng 13 2,63% 12. Đã 13 2,63% 13. Vậy 13 2,63% 14. Là 12 2,42% 15. Mới 11 2,22% 16. Được 10 2,02% 17. Đó 10 2,02% 18. Ghê 10 2,02% 19. Nghe 9 1,82% 20. Thật đấy 9 1,82% 21. Đấy 8 1,62% 22. Này 8 1,62% 23. Thì 8 1,62% 24. Á 8 1,62% 25. Há 8 1,62% 26. Ôi 7 1,41% 27. Thật 7 1,41%
STT Từ ngữ cảm thán Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%)
28. Vẫn 7 1,41%
29. Hẳn 5 1,01%
30. A 5 1,01%
31. Ạ 4 0,81%
32. Eo ôi (eo ơi) 4 0,81%
33. Ghê gớm 4 0,81% 34. Định 4 0,81% 35. Hết 4 0,81% 36. Tới 4 0,81% 37. Ối 3 0,61% 38. Chết rồi 3 0,61% 39. Tất 3 0,61% 40. Chậc 2 0,40% 41. Từng 2 0,40% 42. Trời ơi 1 0,20% 43. Ơ 1 0,20% 44. Ồ 1 0,20% 45. Ủa 1 0,20% 46. Ối dào 1 0,20% Tổng số lần xuất hiện 495 100%
Qua bảng thống kê, phân loại các từ, ngữ cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, có thể nhận thấy:
Số lượng từ và cụm từ (có tần số lặp lại từ hai lần trở lên) nhằm mục đích biểu đạt hành vi cảm thán trong tác phẩm chiếm số lượng khá lớn: 495 lượt từ.
Trong đó, một số từ cảm thán biểu đạt hành vi cảm thán được sử dụng với tần số nhiều trong truyện dài đó là: lắm (49 lần) chiếm 9,90 %, quá (40 lần)
chiếm 8,08 %, ờ (37 lần) 7,47 chiếm %. Tuy đây không phải là các từ chuyên dụng để biểu hiện hành vi cảm thán nhưng trong những văn cảnh cụ thể của tác
phẩm chúng có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ và tạo nên sắc thái cảm thán cho câu văn.
Ngoài ra các tình thái từ: à, ơi, ôi, ối… và các phụ từ như mà, rồi, chỉ… cũng chiếm số lượng khá lớn trong tác phẩm góp phần bộc lộ trực tiếp hành vi cảm thán của các nhân vật với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: buồn rầu, vui tươi, đau đớn, ngạc nhiên, mỉa mai, trách móc, tiếc nuối…
Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, các từ và cụm từ dùng với mục đích biểu thị hành vi cảm thán cho thấy đây là phương tiện đắc lực giúp tác giả truyền đạt hiệu quả nhất những cung bậc cảm xúc đa dạng, phong phú của các nhân vật trong tác phẩm. Đó là các trạng thái cảm xúc sau:
2.1.1.1. Biểu thị thái độ khẳng định rõ ràng, dứt khoát
Hành vi cảm thán thể hiện thái độ khẳng định rõ ràng, dứt khoát của người nói được thể hiện thông qua các từ cảm thán như: chứ, chẳng, chắc, nghe chưa,
hẳn… Tuy đây không phải là các từ cảm thán được sử dụng với tần số cao trong
tác phẩm nhưng qua việc vận dụng rất hợp lý và đa dạng các từ cảm thán để bộc lộ thái độ khẳng định rõ ràng dứt khoát của nhân vật trước hoàn cảnh khác nhau, cho thấy tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh.
Ví dụ:
[13] “Nhưng dù bàn tay phải của chú không còn nữa thì chú vẫn là người
có năm cái hoa tay chứ?” [1; 24]
Phát ngôn trên của Thiều là câu hỏi nhưng nhằm khẳng định dù chú Đàn đã mất đi bàn tay có năm cái hoa tay nhưng việc chú Đàn vẫn là người có năm cái hoa tay vẫn không thay đổi. Sắc thái khẳng định được thể hiện thông qua thán từ chứ.
Ví dụ:
[14] “Thằng em mày thì kinh thật, chứ mày chỉ là con muỗi trong mắt tao
thôi! [1; 169]
Thán từ thì giúp cho lời khẳng định của thằng Sơn chắc chắn hơn bao giờ hết khi nó đánh giá về nhân vật Tường. Sau khi bị Tường dằn mặt trả thù cho anh trai vì đánh anh nó bầm dập.
[15] “- Em không chơi trò này đâu. Rủi trúng vào đầu thì chết!
- Chết sao được mà chết… Tao và mày đứng thật xa ném nhau thấy hòn đá bay tới là mình nhảy tránh. Đứng xa thì rủi đá trúng vào người cũng chẳng hề hấn gì.” [1; 43]
Phụ từ thì được thêm vào trong phát ngôn nhằm thể hiện sắc thái khẳng định, chắc chắn về điều mà nhân vật đang nói tới. Ở lượt lời thứ nhất là lời của nhân vật Tường khẳng định để đá bay trúng vào đầu thì hậu qủa khôn lường có tác dụng thuyết phục Thiều rằng trò ném đá rất nguy hiểm.
Còn lượt lời thứ hai của nhân vật Thiều lại khẳng định đứng xa thì chẳng may đá trúng người cũng chẳng làm sao nhằm hướng đến đích ở lời là thuyết phục Tường cùng tham gia trò chơi với mình.
Ví dụ:
[16] “Chú Đàn bảo hết hơi rồi nhưng lại nói “Để chú kể chuyện ma cho
tụi con nghe” và lúc đó tôi thấy chú chẳng hết hơi chút nào hết.” [1; 26]
Phát ngôn trên của nhân vật Thiều xuất hiện từ chẳng thể hiện sắc thái khẳng định đánh giá của Thiều về chú Đàn lúc kể chuyện ma cho nó nghe.
Tuy không phải là từ cảm thán được sử dụng nhiều nhất nhưng từ chắc
cũng xuất hiện với tần xuất khá lớn trong tác phẩm: 22 lần, 3,96 % Ví dụ:
[17] “Bóng em dài thêm một khúc nữa rồi. Chắc mẹ sắp về.” [1; 265] Trong phát ngôn này thằng Tường khẳng định rõ ràng việc mẹ nó sắp về thông qua từ chắc bởi cứ giờ này là mẹ nó về đến nhà rồi.
Ví dụ:
[18] “Lúc đó nỗi sợ hãi đã lấn át sự xấu hổ nhưng sáng hôm sau nhớ lại,
chắc nó ngượng lắm.” [1; 299]
Tương tự, với việc sử dụng từ chắc nhân vật Thiều biểu hiện sự khẳng
định chắc chắn tâm trạng của con Mận khi cả hai ngủ chung giường vì con Mận đã lớn, đã biết ngượng ngùng.
[19] “Suốt đời sống trên gác, không đặt chân xuống đất chắc ba con Mận
khổ lắm anh há?” [1; 137]
Nguyễn Nhật Ánh sử dụng lời văn đậm chất địa phương nên việc có sự xuất hiện của các thán từ mang màu sắc địa phương là điều dễ hiểu. Đó là thán ngữ nghe chưa.
Ví dụ:
[20] “Đây là chuyện bí mật, tụi con không được nói cho ai biết nghe chưa!” [1; 264]
Lời nói của chú Đàn càng trở nên dứt khoát hơn với thán từ nghe chưa đặt ở cuối câu, nhằm nhấn mạnh việc chú Đàn yêu cầu lũ trẻ không được tiết lộ bí mật và việc này rất quan trọng.
Ví dụ:
[21] “…, hẳn vì đã lâu cô không thấy bóng người lai vãng ở khu vực này.”
[1; 331]
Phụ từ hẳn cũng góp phần thể hiện sắc thái khẳng định một cách dứt khoát nhận xét của Thiều về cô công chúa nhỏ khi âm thầm theo dõi cô để thỏa mãn trí tò mò.
2.1.1.2. Biểu thị thái độ tức giận, lo lắng, sợ hãi
Hành vi cảm thán thể hiện sự tức giận, lo lắng, sợ hãi trong tác phẩm được thể hiện trực tiếp qua hàng loạt các từ cảm thán:
Ví dụ:
[22] “Hừ, con với cái!” [1; 287]
Phát ngôn trên thể hiện sự tức giận của bố của Thiều và Tường sau khi từ thành phố trở về vì biết tin thằng Tường bị thương nằm liệt giường.
Ví dụ:
[23] “- Mày ngu quá! Tôi quắc mắt, nổi giận một cách vô cớ - Lại thêm một đứa ngu nữa!” [1; 264]
Ví dụ:
[24] “Tôi phun ra bãi nước bọt về phía thằng Sơn nhưng không trúng nó,
gầm gừ:
Hành vi cảm thán tức giận của Thiều thể hiện qua từ mới khi cãi nhau với thằng Sơn khi nó qua thăm thằng Tường với mục đích chế giễu xem thằng Tường chết chưa.
Ví dụ:
[25] “Chết rồi, ba con Mận bị nhốt trong căn gác không biết có kịp chạy
thoát không.” [1; 177]
Thái độ lo lắng của Thiều được bộc lộ trực tiếp qua cụm từ chết rồi khi nghĩ đến ba con Mận bị nhốt trong căn gác cháy không biết có chạy thoát được không.
Ví dụ:
[26] “Eo ôi, mình sợ lắm! Mình không cần tới mười hai cái hoa tay đâu!” [1; 15]
Thán từ eo ôi và lắm đã thể hiện trực tiếp sự sợ hãi của con Mận khi nghe Thiều nói nếu mõi bàn tay nó có sáu ngón như ông Năm Ve thì nó sẽ có tới mười hai cái hoa tay. Sự dị thường này đã khiến con Mận sợ hãi.
2.1.1.3. Biểu thị thái độ xót thương, tiếc nuối, buồn rầu, thất vọng
Là tác phẩm viết về những rung động đầu đời và cả quá trình trường thành của những đứa trẻ làng quê, bên cạnh tiếng cười hồn nhiên vui tươi thì cảm xúc buồn thương, tiếc nuối, thất vọng cũng là sắc trầm tô điểm cho bức tranh muôn màu ấy mà Nguyễn Nhật Ánh đã rất khéo léo gieo vào trang viết thông qua các từ ngữ cảm thán chuyên dụng: ôi, à và các phụ từ: quá, ghê, càng, mà
Ví dụ:
[27] “Họ bảo những người bệnh phong thường chọn cách bỏ đi thật xa, vào
tận rừng sâu núi thẳm. Họ sống quần tụ với nhau ở một thế giới hiu quạnh, cách biệt hẳn với loài người trong khi chờ tử thần tới rước đi. Ôi, buồn quá!” [1; 174]
Từ cảm thán quá được nhân vật Thiều thốt lên trong phát ngôn để thể hiện cảm xúc buồn và thương cảm sâu sắc khi nghĩ đến số phận cô độc, khổ đau mà những người bệnh phong phải chịu đựng và ba con Mận cũng là một nạn nhân của căn bệnh quái ác này.
[28] “- Không, mẹ mình vừa đánh đòn mình.
Tôi không hỏi nữa. Vì tôi hiểu rồi. Con Mận đang hong khô những giọt nước mắt. Tội nó ghê”! [1; 20]
[29] “- Tội nghiệp chị Mận quá há” [1; 136]
Hai phát ngôn trên là lời của anh em Thiều và Tường dành cho con Mận để biểu thị thái độ xót thương khi biết Mận bị mẹ đánh đòn và khi con Mận lâm vào tình cảnh éo le - đó là cháy nhà.
Ví dụ:
[30] “Vậy mà tôi nỡ nghĩ oan cho nó, và cho cả em tôi! Ngu ơi!” [1; 299] Từ ơi được thêm vào trong phát ngôn không phải để gọi đáp mà để thể
hiện cảm xúc tiếc nuối, buồn rầu và tự trách mình của nhân vật Thiều khi đã lỡ nghĩ oan cho Tường và Mận.
2.1.1.4. Biểu thị thái độ khen ngợi
Là một tác phẩm với đa phần các nhân vật trong đó nhân vật chính đều là những đứa trẻ thơ nên truyện xuất hiện khá nhiều những phát ngôn thể hiện hành vi khen ngợi chân thành và ngây ngô của những đứa trẻ dành cho nhau. Đôi khi cũng là lời khen ngợi khích lệ tinh thần của người lớn dành cho những đứa trẻ. Thái độ khen ngợi trong các phát ngôn của nhân vật được thể hiện rất rõ thông qua các phụ từ lắm, quá, thật, tới, ghê… và các thán từ ồ, ôi…
Ví dụ:
[31]“- Ôi, sao mày nhiều hoa tay thế này. Mai mốt lớn lên mày viết và vẽ
đẹp lắm đấy!” [1; 13]
Phát ngôn trên là lời khen ngợi của Thiều dành cho người em trai – Tường khi phát hiện em mình có đến sau cái hoa tay. Sở dĩ Thiều lại khen Tường vì chú Đàn đã nói với Thiều rằng người có nhiều hoa tay sẽ vẽ và viết đẹp nhất lớp.
Ví dụ:
Phụ từ ghê trong phát ngôn trên thể hiện rõ thái độ khen ngợi của người hàng xóm dành cho hai anh em Thiều - Tường khi thấy hai đứa bé đang chơi ngoài hiên nhà.
Ví dụ:
[33] “- Mưu mẹo của anh hay thật. Em chả nghi ngờ gì cả. Lớn lên nếu đi
đánh giặc thế nào anh cũng làm tới đại tướng.”
Hành vi cảm thán của Tường được bộc lộ thông qua từ thật nhằm biểu thị thái độ khen ngợi dành cho anh trai khi hai anh em cùng chơi ném đá. Mặc dù bị Thiều lừa chơi xấu dẫn đến bị ném đá chảy máu nhưng khi nghe Thiều giải thích thì Tường lại phục lăn và khen anh trai hết lời.
Ví dụ:
[34] “Thiều chu đáo ghê!” [1;194]
Hành vi khen trong phát ngôn trên là lời của con Mận dành cho Thiều khi nhà con Mận bị cháy và Thiều sang ngủ cùng nó để trông nhà. Thiều lo thằng Sơn rình lúc đêm hôm sẽ dở trò với con Mận nên đã đưa cho nó cây gậy để đầu giường đề phòng. Điều này khiến Mận rất cảm kích và dành lời khen cho Thiều.
2.1.1.5. Biểu thị thái độ mỉa mai, chế giễu
Việc sử dụng các từ cảm thán chuyên dụng: eo ơi, ôi dào, chà… và các phụ từ chỉ, mà, quá… trong phát ngôn cũng góp phần giúp tác giả làm nổi bật sắc thái cảm xúc mỉa mai, chế giễu của nhân vật trước các sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ:
[35] “Chà, mày ra lệnh cho tao đấy hả Thiều?” [1;169]
“Thằng em mày thì kinh thật, chứ mày chỉ là con muỗi trong mắt tao thôi!” [1; 169]
Cả hai phát ngôn trên là lời của nhân vật Sơn nói với nhân vật Thiều để thể hiện thái độ mỉa mai, chế giễu và khinh thường của Sơn với Thiều vì trong mắt Sơn Thiều chỉ là con muỗi nhỏ bé, yếu ớt.
[36] “Anh nhát gan quá!” [1; 70]
Phát ngôn trên là lời nhận xét của nhân vật Tường với nhân vật Thiều nhằm chế giễu việc Thiều sợ như mất mật mỗi lần trông thấy thầy Nhãn - thầy chủ nhiệm của Thiều.
Ví dụ:
[37] “Con điên, tụi mày ơi!” [1; 362]
Phát ngôn trên là cách lũ trẻ trong làng gọi nhân vật Nhi một cách chế giễu vì cách ăn mặc khác thường của Nhi.
2.1.1.6. Biểu thị thái độ ngạc nhiên, mừng vui
Các tình thái từ ơ, ồ, ôi, ủa… được Nguyễn Nhật Ánh vận dụng linh hoạt và phong phú trong các lời thoại để bộc lộ trực tiếp thái độ ngạc nhiên, vui mừng của nhân vật. Bên cạnh các tình thái từ thì phụ từ cũng góp phần bộc lộ rõ nét những trạng thái cảm xúc trên của các nhân vật.
Ví dụ:
[38] “- A, có đây rồi. Một cái hoa tay nữa nè!” [1;12]
Tình thái từ a được chú Đàn thốt lên thể hiện sự ngạc nhiên xen lẫn mừng rỡ khi tìm thấy cái hoa tay thứ hai trên tay Thiều.
Ví dụ:
[39] “Trời ơi, con làm sao mà mặt mày bầm tím thế con?” [1; 152]
Từ ơ trong phát ngôn của chú Đàn biểu thị thái độ ngỡ ngàng và ngạc
nhiên vì trong khi chú Đàn đang xem hoa tay và phát hiện một cái trên tay Thiều mà thằng bé vẫn còn hỏi lại chú Đàn.
Ví dụ:
[40] “Ủa, con Vện của nhà mày đâu, Mận. Sao mày không dắt nó qua
đây?” [1;198]
Từ ủa được Thiều thốt lên thể hiện thái độ ngạc nhiên khi chợt nhận ra
chú chó thân thiết của Mận không được dắt theo sang nhà nó, vì nhà con Mận đã cháy nên nó tạm thời chuyển sang nhà Thiều ở.
Ví dụ:
Hành vi cảm thán của cô bé Xin được biểu thị trực tiếp qua từ ôi thể hiện thái độ ngạc nhiên, vui mừng khi được Thiều tặng một mẩu quế mà với tất cả trẻ em trong làng lúc bấy giờ “là điều tuyệt với, không dễ gì có được”.
Ví dụ:
[42] “Tôi cầm lấy miếng kim loại săm soi, rú lên: - Đây là vàng! Vàng mày ơi!” [1;261]
Trong phát ngôn trên Thiều đã trực tiếp bày tỏ thái độ ngạc nhiên và phấn khích tột độ khi khẳng định miếng kim loại trên tay mình là vàng. Bởi trong hoàn cảnh cái đói đang bủa vây cả ngôi làng sau bão thì việc nhặt được một vật có giá trị mà đặc biệt là vàng có thể thay đổi cuộc sống của gia đình Thiều.
Ví dụ:
[43] “Tường mân mê hộp bút chì và những cuốn tập gói trong giấy kiếng
màu tôi đặt trên chiếc bàn chính giữa nhà, rồi ngước nhìn tôi, mắt lấp lánh niềm vui và sự ngưỡng mộ, miệng không ngớt xuýt xoa:
- Thích quá! Không biết bao giờ em mới học giỏi được như anh.”
[1;51]
Phụ từ quá biểu thị thái độ vui mừng, phấn khích của Tường khi trông thấy những cuốn tập phẳng phiu được đặt gọn gàng trên bàn Thiều với niềm ao ước của một đứa trẻ.
Như vậy, qua phân tích bảng số liệu thống kê có thể thấy từ cảm thán xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được vận dụng khá phong phú và có khả năng thể hiện các cung bậc cảm xúc đa dạng của nhân vật trong nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau. Theo đó, một cung bậc tình cảm có thể được biểu hiện bằng những từ cảm thán khác nhau và ngược lại một từ cảm thán lại có thể được thêm vào trong phát ngôn với mục đích diễn đạt các trạng thái tình cảm khác nhau. Đặc điểm này không chỉ tạo nên tính phong phú và sinh động của các hành vi cảm thán trong tác phẩm mà còn thể hiện sự đa dạng, đa