Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cầu khiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 75 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán

3.2.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cầu khiến

Hành động cầu khiến là một kiểu hành động ngôn trung được thực hiện bằng lời nói (sp1) nhằm cầu khiến người nghe (sp2) thực hiện hành động mà người nói (chủ ngôn) mong muốn, yêu cầu. Hành động này được giới chuyên môn gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cầu khiến, khuyến lệnh, điều khiển... mỗi thuật ngữ đều phản ánh được một hoặc vài trong số các đặc trưng của nhóm: cầu khiến (mong muốn, áp đặt); khuyến lệnh (gợi ý, bắt buộc); điều khiển (làm cho) người nghe thực hiện một việc nào đó trong tương lai. Sau hành vi cầu khiến SP1 thường nhận được hành vi cảm thán tương ứng của SP2 bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, chúng tôi thống kê được nhiều lần hành vi cảm thán được sử dụng để hồi đáp cho hành vi cầu khiến: 102 lượt (chiếm 19,25)

3.2.3.1. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến để yêu cầu, ra lệnh

Ví dụ:

Sp1: - Con xòe tay ra cho chú xem nào!

Tôi co những ngón tay lại, nắm thật chặt và giấu ra sau lưng: Sp2: - Tay con sạch cơ mà. Hồi sáng con đã rửa tay rồi.” [1; 9]

Trong ví dụ trên, Sp1 (nhân vật chú Đàn) đã yêu cầu Sp2 (nhân vật Thiều) xòe tay ra cho chú xem, Sp2 ngay lập tức đã đáp lại Sp1 bằng việc giải thích rằng tay mình sạch vì tưởng Sp1 khám tay xem có sạch không.

Ví dụ:

[88] “Tôi bỗng buột miệng:

Sp1: - Chú đừng thổi kèn nữa.

… Chú Đàn nhét cây kèn vào túi áo:

Sp2: - Ờ, chú không thổi nữa. Để chú kể chuyện ma cho tụi con nghe.” [1; 113]

Lượt lời của Sp1 (nhân vật Thiều) chứa hành vi cầu khiến: yêu cầu Sp2 (nhân vật chú Đàn) dừng thổi kèn acmonica vì giai điệu nghe rất buồn. Yêu cầu của Sp1 đã được Sp2 chấp thuận ngay mà không hề do dự.

3.2.3.2. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến khuyên

Ví dụ:

[89] “Nhưng phản ứng của chú Đàn ra ngoài suy nghĩ của tôi. Chú đột ngột hạ giọng, vẻ trầm tư:

Sp1: - Bạn của con không sợ ma đâu. Bạn con đang sợ nỗi trống trải. Con nên luôn ở bên cạnh bạn nha con!

Sp2: Dạ!” [1; 191]

Lượt lời của Sp1 (nhân vật chú Đàn) chứa ba tham thoại, trong đó tham thoại thứ ba chứa hành vi cầu khiến: khuyên Sp2 (nhân vật Thiều) nên ở bên cạnh giúp đỡ, quan tâm và sẻ chia với Mận vì trong hoàn cảnh éo le này Mận rất cần một chỗ dựa.

Ví dụ:

[90] “Đã thế, cứ mỗi lần ném trúng tôi, thằng Tường lại thõng tay, giọng

Sp1: - Thôi, mình ngừng chơi nghe anh. Tôi tự ái ghê gớm mỗi lần nghe nó nói thế. Sp2: - Không ngừng gì hết!” [1; 45]

Đoạn thoại trên chứa lượt lời của Sp1 (nhân vật Tường) và Sp2 (nhân vật Thiều). Trong lượt lời của Sp1 bộc lộ hành vi cầu khiến: khuyên Sp2 ngừng chơi trò ném đá nhưng không được Sp2 chấp nhận vì để thua Sp1 nên sp2 cảm thấy rất tự ái, tức giận và không muốn dừng cuộc chơi.

3.2.3.3. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến thúc giục

Ví dụ:

[91] “Sp1: - Anh vén áo lên đi - Tường nhìn lom lom vô bụng tôi hào hứng

giục.

Sp2: - Thôi. - Tôi bước lui một bước - Mày phanh rốn cho nó cắn trước đi!” [1; 105]

Trong lượt lời của Sp1 (nhân vật Tường) có một tham thoại bộc lộ hành vi cầu khiến mang ý thúc giục Sp2 (nhân vật Thiều) vén áo lên để Sp1 cho chuồn chuồn cắn rốn Sp2. Vì nghe lời chú Đàn bảo rằng cho chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi ngay.

Ví dụ:

[92] “Lần này tôi không sút vào bờ đất. Tôi đá vào chân thằng Dưa:

Sp1: - “Ờ há” cái gì! Mày khai thật đi! Tại sao mày bịa ra chuyện chị Vinh chết đuối?

Dưa bị tôi bắt nọn, mặt nhợt đi:

Sp2: - Tao nói, tụi mày không được kể lại với ai đấy nhé!” [1; 256]

Trong đoạn thoại trên, lượt lời của Sp1 (nhân vật Thiều) có ba tham thoại, trong đó tham thoại thứ hai chứa hành vi cầu khiến: thúc giục Sp2 (nhân vật Dưa) mau nói ra sự thật vì sao nó lại bịa ra chuyện chị Vinh bị lũ cuốn chết đuối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)