Vị trí của “Tôi thấy hoa vàng trên có xanh” trong hành trình sáng tác của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Vị trí của “Tôi thấy hoa vàng trên có xanh” trong hành trình sáng tác của

điều đó, cũng như tôi tin bồi đắp tâm hồn và nhân cách một cách ấm thầm và bền bỉ, đó là chức năng gốc rễ của văn chương, đặc biệt văn chương viết cho thanh thiếu niên”. Văn chương của ông tô điểm cho bức tranh tuổi thơ của thiếu nhi những

gam màu rực rỡ, giúp những ai đã đi qua tuổi thơ “được sống lại lần thứ hai tuổi

thơ của mình”. Chính vì vậy có thể khẳng định: Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của

thiếu nhi.

1.4. Vị trí của “Tôi thấy hoa vàng trên có xanh” trong hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một tác phẩm dành cho thanh thiếu niên

của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 bởi Nhà xuất bản Trẻ, với phần tranh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện. Đây là một trong các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, ra đời sau Đảo

mộng mơ và đã vinh dự được nhậnGiải thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan. Tác phẩm như một tập nhật ký xoay quanh cuộc sống của những đứa trẻ ở một vùng quê Việt Nam nghèo khó, nổi bật lên là thông điệp về tình anh em, tình làng nghĩa xóm và những tâm tư của tuổi mới lớn.

Cuốn sách được giới thiệu như một tập nhật kí của nhân vật Thiều, 81 chương của tác phẩm là mỗi câu chuyện nhỏ khác nhau được thuật lại qua giọng kể chân thật, hồn nhiên của cậu bé Thiều. Đó là chuyện đi học, chuyện hai anh em Thiều và Tường thường xuyên bị ba đánh vì những trò nghịch dại, chuyện nhà con Mận bị cháy, những câu chuyện tình cảm trong sáng của tuổi mới lớn và của cả những người lớn.

Vẫn giọng văn hóm hỉnh, nghịch ngợm nhưng luôn ẩn chứa những bài học triết lí dành cho tuổi thiếu nhi nhưng với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” Nguyễn

Nhật Ánh đã cố gắng “viết khác” những cuốn sách trước đó:“Các hoàn cảnh trong

cuốn sách sẽ khắc nghiệt hơn, cuộc sống của nhân vật sẽ không êm đềm như những nhân vật trong các cuốn sách trước của tôi. Đặc biệt, lần đầu tiên trong tác phẩm thiếu nhi của tôi xuất hiện những cảnh huống, những nhân vật phản diện. Tôi muốn phê phán cái ác của sự vô tâm nơi con người. Ngay cả nơi những con người lương thiện nhưng có những biểu hiện vô tâm thì đó là sự thật đáng cảnh báo trong bối cảnh sống hôm nay”.

Trong diễn từ đọc tại lễ trao giải thưởng văn học ASEAN tại Thái Lan, Nguyễn Nhật Ánh đã nói: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chuông trước cửa sổ

tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mạng phải rung những quả chuông đó lên bằng văn chương”. Với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, quả chuông của Nguyễn Nhật

Ánh lại rung lên khiến bao tâm hồn độc giả háo hức được cùng ông một lần nữa sống lại với ký ức tuổi thơ.

Tiểu kết chương 1

Như vậy để tìm hiểu hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, trong chương I chúng tôi trình bày các vấn đề lí

thuyết sau:

Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại, gồm ba loại lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Trong đó, hành vi ở lời là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngữ dụng học. Vì vậy luận văn đã trình bày các điều kiện sử dụng hành vi ở lời, hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp.

Hành vi cảm thán là một hành vi ngôn ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc mang tính tức thời, tự phát ở mọi lúc, mọi nơi. Cảm thán chỉ được thực hiện khi trạng thái tâm lí đang tồn tại ở một mức độ nào đó không thể không nói ra. Đối tượng cảm thán: sự vật, sự việc thuộc về người cảm thán, sự vật, sự kiện thuộc về người tiếp nhận cảm thán, sự vật, sự kiện thuộc về người thứ ba, sự kiện thuộc về ngoại cảnh. Nội dung cảm thán là về các lĩnh vực riêng tư và các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trong mối tương quan giữa hành vi cảm thán với câu cảm thán thì “hành vi cảm thán” là một khái niệm thuộc ngữ dụng học còn “câu cảm thán”

là khái niệm thuộc cú pháp học. Khái niệm “hành vi cảm thán” có thể trùng với khái niệm “câu cảm thán”, đặc biệt khi nó chỉ là biểu thức ngữ vi nguyên cấp, không có thành phần mở rộng.

Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thường xuyên diễn ra trong đời sống con người. Bất kì cuộc thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác. Đây được coi là những điều kiện cần và đủ để hình thành nên một cuộc giao tiếp hoàn chỉnh và đúng thể thức. Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ - Pháp, hội thoại là một tổ chức tôn ty như một đơn vị cú pháp gồm cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ. Hội thoại diễn tiến theo các quy tắc nhất định: quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung hội thoại, quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự.

Những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn của thiếu nhi với quan niệm sáng tác mang đậm tính nhân văn: “nhà

văn là trụ đỡ tinh thần cho các em, tôi tin điều đó, cũng như tôi tin bồi đắp tâm hồn và nhân cách một cách ấm thầm và bền bỉ, đó là chức năng gốc rễ của văn chương, đặc biệt văn chương viết cho thanh thiếu niên”.

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” - một trong những tác phẩm đặc sắc và

thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Qua mỗi trang hồi kí của nhân vật Thiều lại dẫn dắt người đọc đến những cung bậc cảm xúc khác nhau để cùng sống lại kí ức tuổi thơ đầy mộng mơ, trong sáng.

Chương 2

MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ

XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

2.1. Phương tiện biểu hiện hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Hành vi cảm thán được thể hiện qua nhiều phương tiện: phương tiện từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Trong phạm vi đề tài luận văn này chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu về phương diện từ vựng biểu hiện hành vi cảm thán.

2.1.1. Dùng từ ngữ cảm thán

Về mặt ngữ nghĩa, từ ngữ cảm thán là những đơn vị từ vựng đặc biệt được sử dụng để biểu đạt những cảm xúc, những tình cảm, trạng thái khác nhau của người nói trước hiện thực khách quan.

Về mặt ngữ pháp, theo nhiều nhà nghiên cứu, từ ngữ cảm thán có khả năng

độc lập tạo câu, trong khẩu ngữ chúng thường đứng ở đầu câu, là thành phần độc lập với nòng cốt câu, nhưng cũng có khi đứng cuối câu hoặc xen

vào giữa nòng cốt câu.

Trong tiếng Việt, các từ ngữ cảm thán có thể được tách riêng thành một nhóm độc lập. Do số lượng từ cảm thán thể hiện hành vi cảm thán được sử dụng trong truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh tương đối nhiều nên trong luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát và thống kê những đơn vị từ thể hiện rõ tính chất cảm thán và có tần số lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bảng 2.1. Thống kê, phân loại từ ngữ cảm thán STT Từ ngữ cảm thán Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%) STT Từ ngữ cảm thán Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%) 1. Lắm 49 9,90% 2. Quá 40 8,08% 3. Ờ 37 7,47% 4. À 24 4,85% 5. Ơi 23 4,65% 6. Mà 22 4,44% 7. Chắc 22 4,44% 8. Thế 21 4,24% 9. Rồi 20 4,04% 10. Nữa 14 2,83% 11. Cũng 13 2,63% 12. Đã 13 2,63% 13. Vậy 13 2,63% 14. Là 12 2,42% 15. Mới 11 2,22% 16. Được 10 2,02% 17. Đó 10 2,02% 18. Ghê 10 2,02% 19. Nghe 9 1,82% 20. Thật đấy 9 1,82% 21. Đấy 8 1,62% 22. Này 8 1,62% 23. Thì 8 1,62% 24. Á 8 1,62% 25. Há 8 1,62% 26. Ôi 7 1,41% 27. Thật 7 1,41%

STT Từ ngữ cảm thán Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%)

28. Vẫn 7 1,41%

29. Hẳn 5 1,01%

30. A 5 1,01%

31. Ạ 4 0,81%

32. Eo ôi (eo ơi) 4 0,81%

33. Ghê gớm 4 0,81% 34. Định 4 0,81% 35. Hết 4 0,81% 36. Tới 4 0,81% 37. Ối 3 0,61% 38. Chết rồi 3 0,61% 39. Tất 3 0,61% 40. Chậc 2 0,40% 41. Từng 2 0,40% 42. Trời ơi 1 0,20% 43. Ơ 1 0,20% 44. Ồ 1 0,20% 45. Ủa 1 0,20% 46. Ối dào 1 0,20% Tổng số lần xuất hiện 495 100%

Qua bảng thống kê, phân loại các từ, ngữ cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, có thể nhận thấy:

Số lượng từ và cụm từ (có tần số lặp lại từ hai lần trở lên) nhằm mục đích biểu đạt hành vi cảm thán trong tác phẩm chiếm số lượng khá lớn: 495 lượt từ.

Trong đó, một số từ cảm thán biểu đạt hành vi cảm thán được sử dụng với tần số nhiều trong truyện dài đó là: lắm (49 lần) chiếm 9,90 %, quá (40 lần)

chiếm 8,08 %, ờ (37 lần) 7,47 chiếm %. Tuy đây không phải là các từ chuyên dụng để biểu hiện hành vi cảm thán nhưng trong những văn cảnh cụ thể của tác

phẩm chúng có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ và tạo nên sắc thái cảm thán cho câu văn.

Ngoài ra các tình thái từ: à, ơi, ôi, ối… và các phụ từ như mà, rồi, chỉ… cũng chiếm số lượng khá lớn trong tác phẩm góp phần bộc lộ trực tiếp hành vi cảm thán của các nhân vật với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: buồn rầu, vui tươi, đau đớn, ngạc nhiên, mỉa mai, trách móc, tiếc nuối…

Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, các từ và cụm từ dùng với mục đích biểu thị hành vi cảm thán cho thấy đây là phương tiện đắc lực giúp tác giả truyền đạt hiệu quả nhất những cung bậc cảm xúc đa dạng, phong phú của các nhân vật trong tác phẩm. Đó là các trạng thái cảm xúc sau:

2.1.1.1. Biểu thị thái độ khẳng định rõ ràng, dứt khoát

Hành vi cảm thán thể hiện thái độ khẳng định rõ ràng, dứt khoát của người nói được thể hiện thông qua các từ cảm thán như: chứ, chẳng, chắc, nghe chưa,

hẳn… Tuy đây không phải là các từ cảm thán được sử dụng với tần số cao trong

tác phẩm nhưng qua việc vận dụng rất hợp lý và đa dạng các từ cảm thán để bộc lộ thái độ khẳng định rõ ràng dứt khoát của nhân vật trước hoàn cảnh khác nhau, cho thấy tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh.

Ví dụ:

[13] “Nhưng dù bàn tay phải của chú không còn nữa thì chú vẫn là người

có năm cái hoa tay chứ?” [1; 24]

Phát ngôn trên của Thiều là câu hỏi nhưng nhằm khẳng định dù chú Đàn đã mất đi bàn tay có năm cái hoa tay nhưng việc chú Đàn vẫn là người có năm cái hoa tay vẫn không thay đổi. Sắc thái khẳng định được thể hiện thông qua thán từ chứ.

Ví dụ:

[14] “Thằng em mày thì kinh thật, chứ mày chỉ là con muỗi trong mắt tao

thôi! [1; 169]

Thán từ thì giúp cho lời khẳng định của thằng Sơn chắc chắn hơn bao giờ hết khi nó đánh giá về nhân vật Tường. Sau khi bị Tường dằn mặt trả thù cho anh trai vì đánh anh nó bầm dập.

[15] “- Em không chơi trò này đâu. Rủi trúng vào đầu thì chết!

- Chết sao được mà chết… Tao và mày đứng thật xa ném nhau thấy hòn đá bay tới là mình nhảy tránh. Đứng xa thì rủi đá trúng vào người cũng chẳng hề hấn gì.” [1; 43]

Phụ từ thì được thêm vào trong phát ngôn nhằm thể hiện sắc thái khẳng định, chắc chắn về điều mà nhân vật đang nói tới. Ở lượt lời thứ nhất là lời của nhân vật Tường khẳng định để đá bay trúng vào đầu thì hậu qủa khôn lường có tác dụng thuyết phục Thiều rằng trò ném đá rất nguy hiểm.

Còn lượt lời thứ hai của nhân vật Thiều lại khẳng định đứng xa thì chẳng may đá trúng người cũng chẳng làm sao nhằm hướng đến đích ở lời là thuyết phục Tường cùng tham gia trò chơi với mình.

Ví dụ:

[16] “Chú Đàn bảo hết hơi rồi nhưng lại nói “Để chú kể chuyện ma cho

tụi con nghe” và lúc đó tôi thấy chú chẳng hết hơi chút nào hết.” [1; 26]

Phát ngôn trên của nhân vật Thiều xuất hiện từ chẳng thể hiện sắc thái khẳng định đánh giá của Thiều về chú Đàn lúc kể chuyện ma cho nó nghe.

Tuy không phải là từ cảm thán được sử dụng nhiều nhất nhưng từ chắc

cũng xuất hiện với tần xuất khá lớn trong tác phẩm: 22 lần, 3,96 % Ví dụ:

[17] “Bóng em dài thêm một khúc nữa rồi. Chắc mẹ sắp về.” [1; 265] Trong phát ngôn này thằng Tường khẳng định rõ ràng việc mẹ nó sắp về thông qua từ chắc bởi cứ giờ này là mẹ nó về đến nhà rồi.

Ví dụ:

[18] “Lúc đó nỗi sợ hãi đã lấn át sự xấu hổ nhưng sáng hôm sau nhớ lại,

chắc nó ngượng lắm.” [1; 299]

Tương tự, với việc sử dụng từ chắc nhân vật Thiều biểu hiện sự khẳng

định chắc chắn tâm trạng của con Mận khi cả hai ngủ chung giường vì con Mận đã lớn, đã biết ngượng ngùng.

[19] “Suốt đời sống trên gác, không đặt chân xuống đất chắc ba con Mận

khổ lắm anh há?” [1; 137]

Nguyễn Nhật Ánh sử dụng lời văn đậm chất địa phương nên việc có sự xuất hiện của các thán từ mang màu sắc địa phương là điều dễ hiểu. Đó là thán ngữ nghe chưa.

Ví dụ:

[20] “Đây là chuyện bí mật, tụi con không được nói cho ai biết nghe chưa!” [1; 264]

Lời nói của chú Đàn càng trở nên dứt khoát hơn với thán từ nghe chưa đặt ở cuối câu, nhằm nhấn mạnh việc chú Đàn yêu cầu lũ trẻ không được tiết lộ bí mật và việc này rất quan trọng.

Ví dụ:

[21] “…, hẳn vì đã lâu cô không thấy bóng người lai vãng ở khu vực này.”

[1; 331]

Phụ từ hẳn cũng góp phần thể hiện sắc thái khẳng định một cách dứt khoát nhận xét của Thiều về cô công chúa nhỏ khi âm thầm theo dõi cô để thỏa mãn trí tò mò.

2.1.1.2. Biểu thị thái độ tức giận, lo lắng, sợ hãi

Hành vi cảm thán thể hiện sự tức giận, lo lắng, sợ hãi trong tác phẩm được thể hiện trực tiếp qua hàng loạt các từ cảm thán:

Ví dụ:

[22] “Hừ, con với cái!” [1; 287]

Phát ngôn trên thể hiện sự tức giận của bố của Thiều và Tường sau khi từ thành phố trở về vì biết tin thằng Tường bị thương nằm liệt giường.

Ví dụ:

[23] “- Mày ngu quá! Tôi quắc mắt, nổi giận một cách vô cớ - Lại thêm một đứa ngu nữa!” [1; 264]

Ví dụ:

[24] “Tôi phun ra bãi nước bọt về phía thằng Sơn nhưng không trúng nó,

gầm gừ:

Hành vi cảm thán tức giận của Thiều thể hiện qua từ mới khi cãi nhau với thằng Sơn khi nó qua thăm thằng Tường với mục đích chế giễu xem thằng Tường chết chưa.

Ví dụ:

[25] “Chết rồi, ba con Mận bị nhốt trong căn gác không biết có kịp chạy

thoát không.” [1; 177]

Thái độ lo lắng của Thiều được bộc lộ trực tiếp qua cụm từ chết rồi khi nghĩ đến ba con Mận bị nhốt trong căn gác cháy không biết có chạy thoát được không.

Ví dụ:

[26] “Eo ôi, mình sợ lắm! Mình không cần tới mười hai cái hoa tay đâu!” [1; 15]

Thán từ eo ôi và lắm đã thể hiện trực tiếp sự sợ hãi của con Mận khi nghe Thiều nói nếu mõi bàn tay nó có sáu ngón như ông Năm Ve thì nó sẽ có tới mười hai cái hoa tay. Sự dị thường này đã khiến con Mận sợ hãi.

2.1.1.3. Biểu thị thái độ xót thương, tiếc nuối, buồn rầu, thất vọng

Là tác phẩm viết về những rung động đầu đời và cả quá trình trường thành của những đứa trẻ làng quê, bên cạnh tiếng cười hồn nhiên vui tươi thì cảm xúc buồn thương, tiếc nuối, thất vọng cũng là sắc trầm tô điểm cho bức tranh muôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)