Thống kê chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 90 - 102)

STT Hành vi cảm thán kết thúc

cuộc thoại Số lượt

Tỉ lệ phần trăm %

1 Hành vi cầu khiến 23 41,82 %

2 Hành vi nhận xét, đánh giá 18 32,73%

3 Hành vi tuyên bố, thông báo 7 12,73 %

4 Hành vi khen 4 7,27 %

5 Hành vi chửi 3 5,45 %

Tổng số lượt 55 100%

3.4.1. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi cầu khiến biểu thức của hành vi cầu khiến

Theo kết quả khảo sát, thống kê hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi cầu khiến được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần nhất trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh với 23 (chiếm 41,82 %).

Ví dụ:

[119] “Chú Đàn lườm tôi:

- Đi trông nhà giúp bạn mà ngủ say như thế, có ngày trộm vào khiêng con đi mất.

- Chú đừng lo. - Tôi cười - Sáng ra con thấy con Mận ôm con chặt lắm,

trộm không khiêng đi được đâu” [1; 191].

Đoạn thoại mở đầu bằng lời than trách của chú Đàn với nhân vật Thiều về việc nó sang trông nhà giúp bạn mà ngủ say như thế có ngày trộm vào khiêng đi mất. Vì vậy, Thiều đã kết thúc cuộc thoại bằng cách trấn an chú Đàn thông qua

việc sử dụng hành vi cầu khiến “chú đừng lo” để gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán trong lượt lời của mình.

Ví dụ:

[120] “Sơn trợn mắt nghiêng ngó, lấy tay khều khều từng viên bi rồi liếm mép:

- Viên nào tao cũng thích hết.

- Là sao?

- Tao lấy hết chỗ này. - Sơn nhăn nhở.

- Tao đập mày nghe, sơn! - Tôi phồng mang mặt đỏ bừng - Cả tuần nay tao mới đánh thắng được từng này. Mày lấy hết tao lấy gì tao chơi.

- Mày không đồng ý thì thôi. - Sơn vừa nói vừa quay mình bỏ đi - Tự

mày đưa thư cho con Xin đi.” [1; 82]

Cuộc thoại trên giữa hai nhân vật Thiểu và Sơn đã kết thúc bằng hành vi cảm thán với ý khẳng định được thể hiện gián tiếp thông qua hành vi cầu khiến yêu cầu Thiều tự đưa thư cho Xin.

Ví dụ:

[121] “Chú lặn một mạch qua bờ bên kia, trồi đầu lên giữa bụi chuối nước nở hoa đỏ ối ven bờ, cười toe toét:

- Hay không? Tường vỗ tay bôm bốp:

- Hay quá! Chú dạy tụi con bơi đi.” [1; 108]

Nhân vật Tường đã kết thúc đoạn thoại với nhân vật chú Đàn bằng hành vi cảm thán thể hiện thái độ khen ngợi, hào hứng và phấn khích khi thấy chú Đàn thể hiện tài năng bơi lội. Hành vi cảm thán của Tường được thể hiện gián tiếp qua hành vi cảm thán đề nghị chú Đàn dạy bơi.

3.4.2. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi nhận xét, đánh giá biểu thức của hành vi nhận xét, đánh giá

thức của hành vi nhận xét, đánh giá được sử dụng 18 lần trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mà luận văn thống kê (chiếm 32,73%).

Ví dụ:

[122] “Sợ nó từ chối tôi hắng giọng tâng bốc:

- Chim xanh oai lắm! Không phải ai cũng làm chim xanh được đâu. Phải là người giỏi giang lắm mới làm được.

- Nhảm nhí!” [1; 80]

Trong ví dụ trên, nhân vật Sơn đã kết thúc cuộc thoại với nhân vật Thiều và thể hiện thái độ từ chối bằng cách đưa ra đánh giá về việc làm “chim xanh” cho Thiều là nhảm nhí.

Ví dụ:

[123] “Tôi thu nắm đấm, môi giần giật:

- Mày không được đụng tới con Mận!

- Chà, mày ra lệnh cho tao đấy hả thiều? - Sơn phun một bãi nước bọt – Mày nghĩ mày là ai vậy?

Nó lại đập tay lên vai tôi, hừ giọng:

- Thằng em mày thì kinh thật, chứ mày chỉ là con muỗi trong mắt tao thôi. Tao chỉ bóp một cái là bẹp!” [1; 169]

Đoạn thoại giữa nhân vật Thiều và nhân vật Sơn kết thúc bằng hành vi cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hành vi nhận xét của Sơn dành cho Thiều với thái độ mỉa mai, chế giễu: Trong mắt Sơn, Thiều chỉ là con muỗi yếu ớt, nhỏ bé dễ dàng bị bắt nạt.

3.4.3. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo

Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo được sử dụng 7 lần và chiếm 12,73% trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên có xanh của Nguyễn Nhật Ánh.

Ví dụ:

[124] “- Tao giúp chị Vinh không phải vì tiền. - Thằng Dưa ngoảnh mặt

- Ai bảo mày vậy? - Tôi đập tay lên ngực - Chị Vinh thương tao

nhất. Mày chỉ được thương nhì thôi!” [1; 258]

Ví dụ trên là cuộc đối thoại giữa nhân vật Dưa và nhân vật Thiều. Kết thúc cuộc thoại là lời tuyên bố của nhân vật Thiều khẳng định chị Vinh thương nó nhất chứ không phải thằng Dưa.

Ví dụ:

[125] “- Tụi con ra đây làm gì vậy? - Mẹ tôi hỏi, giọng trách móc nhưng ánh mắt lại lộ vẻ trìu mến.

- Mẹ ơi! Nhà mình sắp giàu rồi! - Tôi chưa kịp đáp thì thằng

Tường đã hớn hở la lớn, vừa nói nó vừa giơ miếng kim loại lên khỏi đầu khua rối rít.” [1; 267]

Đoạn thoại trên giữa nhân vật Tường và mẹ của Tường kết thúc bằng hành vi cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hành vi thông báo, tuyên bố đến người mẹ biết thông tin nhà mình sắp giàu to.

3.4.4. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi khen biểu thức của hành vi khen

Mặc dù được sử dụng với tần xuất khá ít: 4 lượt, chiếm 7,27% nhưng hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi khen cũng góp phần thể hiện rất rõ cảm xúc, thái độ của nhân vật.

Ví dụ:

[126] “Tôi hổn hển nói tiếp:

- Tối nay mày kiếm mấy khúc cây đặt ở đầu giường nhé?

- Chi vậy? - Con Mận ngơ ngác.

- Để phòng thân. - Tôi mím môi - Rủi tối nào tao không qua được, kẻ trộm lẻn vào nhà thì mày có sẵn vũ khí để chống cự.

Con Mận không biết khi nói như vậy, đầu tôi đang nghĩ đến thằng Sơn. Nó gật đầu ngay:

- Thiều chu đáo ghê! Mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện này.” [1; 194]

Đoạn đối thoại của Thiều và Mận kết thúc bằng hành vi khen của nhân vật Mận dành cho nhân vật Thiều là người chu đáo, biết quan tâm đến người khác.

Ví dụ:

[127] “- Con nói không đúng hả chú? - Tôi lo lắng

- Không! Con nói rất hay! Điều đơn giản thế mà lâu nay chú không nghĩ ra! Ha ha, hay quá! Thế là tôi vẫn có năm cái hoa tay, bà con ơi!” [1; 24]

Hành vi cảm thán thể hiện thái độ khen ngợi của chú Đàn dành cho Thiều đã kết thúc cuộc thoại giữa hai nhân vật.

3.4.5. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi chửi biểu thức của hành vi chửi

Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi chửi được sử dụng 3 lần và chiếm 5,45 % trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên có xanh của Nguyễn Nhật Ánh.

Ví dụ:

[128] “Tôi ngẩn người ra:

- Trò người lớn là trò gì?

- Là trò này này!

Sơn cười hề hề, hai bàn tay làm một cử chỉ hết sức tục tĩu.

- Đồ mất dạy! - Tôi đỏ mặt - Thế nào cũng có ngày ông Tư Cang chém

chết mày!” [1; 145]

Đoạn đối thoại giữa hai nhân vật Thiều và Sơn kết thúc bằng hành vi chửi thể hiện thái độ bất bình của Thiều với hành động thiếu đàng hoàng của Sơn.

Ví dụ:

[129] “Đấm chán, thằng Sơn dừng tay, hầm hè:

- Thế nào? Thứ như tao có rớ được con Mận không?

Nhớ tới vẻ mặt buồn thảm và những giọt nước mắt của con Mận hôm nào, tôi quên cả đau.

Hành vi chửi của nhân vật Thiều đã kết thúc cuộc thoại giữa Sơn và Thiều, gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán nhằm bộc lộ thái độ căm ghét, khinh thường của Thiều dành cho Sơn.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, luận văn đã thống kê, nghiên cứu, phân tích ba chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại: chức năng duy trì cuộc thoại, chức năng dẫn nhập cuộc thoại, chức năng kết thúc cuộc thoại trên ngữ liệu tác phẩm Tôi

thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó, chúng tôi có được kết

quả nghiên cứu như sau:

Hành vi cảm thán được dùng với chức năng duy trì cuộc thoại chiếm số lượng nhiều nhất: 530 lượt sử dụng. Luận văn đã phân loại, khảo sát và phân tích chức năng này ở 10 trường hợp cụ thể: hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho các hành vi hỏi, cầu khiến, cảm thán, thông báo, thuyết phục, kể, đánh giá, nhắc nhở, đe dọa, xin lỗi. Mỗi trường hợp đều thể hiện những thái độ, tình cảm, cảm xúc khác nhau của nhân vật trước các hành vi ngôn ngữ khác nhau. Từ đây các cuộc thoại được duy trì theo các chủ đề, các sự kiện diễn biến cốt truyện; tính cách nhân vật được thể hiện rõ nét. Đó là những chân dung nhân vật trẻ thơ hiện lên vô cùng chân thực và sinh động dưới ngòi bút nhạy cảm, tính tế của Nguyễn Nhật Ánh như đưa người đọc quay trở về với một thời tuổi thơ hồn nhiên, vô tư.

Hành vi cảm thán với chức năng dẫn nhập cuộc thoại được sử dụng 102 lần trong tác phẩm mà luận văn khảo sát. Các hành vi cảm thán được sử dụng với các mục đích khác nhau: chào, hô gọi; cầu khiến; nhận xét, đánh giá; tuyên bố, thông báo; đe dọa phụ thuộc vào chủ đề câu chuyện, thái độ tình cảm của nhân vật người tham gia câu chuyện, đặc biệt là của người phát ngôn mở đầu thường là nhân vật chính trong câu chuyện.

Hành vi cảm thán có chức năng kết thúc cuộc thoại được sử dụng với tần số ít nhất: 55 lượt sử dụng trong tác phẩm mà luận văn khảo sát. Thông thường đó là lời của nhân vật chính trong cuộc thoại, thể hiện thái độ, tình cảm, quan điểm của nhân vật ấy với vấn đề được đề cập trong đoạn đối thoại.

Nghiên cứu “Hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

xanh của Nguyễn Nhật Ánh” chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

1. Hành vi cảm thán được sử dụng trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh rất đa dạng, phong phú được biểu hiện ở nhiều phương diện. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã khảo sát hai phương tiện thể hiện hành vi cảm thán được sử dụng với số lượng nhiều là từ cảm thán (495 lượt từ) và quán ngữ (360 lượt từ). Từ ngữ cảm thán được sử dụng với số lượng lớn và là phương tiện giữ vai trò quan trọng trong biểu đạt hành vi cảm thán gồm có các từ ngữ cảm thán đích thực và những từ ngữ lâm thời thực hiện chức năng cảm thán như: phụ từ, trợ từ, đại từ, động từ, tính từ, kết từ,… So với từ ngữ cảm thán, quán ngữ có tần số xuất hiện ít hơn chủ yếu là nhóm quán ngữ đưa đẩy nhưng đây cũng là một phương tiện góp phần biểu đạt hành vi cảm thán, các sắc thái cảm xúc, tâm trạng của nhân vật cũng chính là người kể chuyện.

2. Hành vi cảm thán bao gồm: hành vi cảm thán trực tiếp và hành vi cảm thán gián tiếp. Hành vi cảm thán trực tiếp được nhận biết dựa vào các dấu hiệu hình thức là từ cảm thán và dấu chấm than. Dấu chấm than là một dấu hiệu đặc trưng về mặt hình thức để nhận diện hành vi cảm thán. Trong tác phẩm Tôi thầy

hoa vàng trên cỏ xanh nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng 102 dấu chấm than

với mục đích nhấn mạnh hành vi cảm thán. Hành vi cảm thán gián tiếp được biểu hiện thông qua dấu hiệu hình thức là các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến nhằm mục đích cảm thán. Qua khảo sát tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng 101 câu hỏi với mục đích gián tiếp

thể hiện hành vi cảm thán, 146 câu cầu khiến gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán, 189 câu kể gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán. Các hành vi cảm thán này có vai trò quan trọng trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật, góp phần xây dựng thành công hình tượng các nhân vật trẻ thơ với tính cách đặc trưng: hồn nhiên, vui tươi, trong sáng; những cung bậc cảm xúc đa dạng của tuổi mới lớn.

người và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Trong hội thoại, hành vi cảm thán có vai trò quan trọng với ba chức năng: hành vi cảm thán duy trì cuộc thoại, hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại, hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại.

Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán chiếm số lượng nhiều nhất: 530 lượt sử dụng. Đó là các hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho các hành vi hỏi, cảm thán, cầu khiến, thông báo, tuyên bố, thuyết phục, kể, đánh giá, nhắc nhở, đe dọa, xin lỗi. Mỗi trường hợp đều thể hiện những thái độ, tình cảm, cảm xúc khác nhau của nhân vật trước các hành vi ngôn ngữ khác nhau.

Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán với được sử dụng 102 lượt trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mà chúng tôi khảo sát. Các hành vi cảm thán được sử dụng với các mục đích khác nhau: cầu khiến; chào, hô gọi; tuyên bố, thông báo; nhận xét, đánh giá; đe dọa phụ thuộc vào chủ đề câu chuyện, thái độ tình cảm của những người tham gia câu chuyện, đặc biệt là của người phát ngôn mở đầu thường là nhân vật chính trong câu chuyện.

Chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán được sử dụng ít nhất: 55 lượt sử dụng. Thông thường đó là lời của nhân vật chính trong cuộc thoại, thể hiện thái độ, tình cảm, quan điểm của nhân vật ấy với vấn đề được đề cập trong đoạn đối thoại. Với những chức năng trên, hành vi cảm thán giữ vai trò quan trọng trong hội thoại: đôi khi đó là những đoạn thoại tươi vui ngộ nghĩnh, có lúc cuộc thoại ấy thể hiện những suy tư non nớt mà không kém phần sâu sắc của những đứa trẻ ở độ tuổi mới lớn. Với vai trò quan trọng như vậy hành vi cảm thán góp phần thể hiện sinh động diễn biến sự kiện, tâm lí, tính cách nhân vật trẻ thơ, góp phần xây dựng thế giới đầy màu sắc và sinh động qua lăng kính của tuổi mới lớn. Từ đó thể hiện những thông điệp nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm.

4. Với những kết quả khảo sát và phân tích về hành vi cảm thán trong Tôi

thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, luận văn đã góp phần vào

việc tìm hiểu một khía cạnh trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là trong đối thoại, nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật trẻ thơ với muôn vàn cảm xúc

hồn nhiên, ngây thơ mà trong thế giới của người lớn ta sẽ không bao giờ thấy được. Hành vi cảm thán được sử dụng tác phẩm truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh rất phong phú được biểu hiện ở nhiều

phương diện khác nhau. Việc sử dụng một số lượng lớn các từ cảm thán và quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 90 - 102)