7. Cấu trúc luận văn
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
2.2.2. Hành vi cảm thán gián tiếp
Để xác định được các hành vi cảm thán gián tiếp trong tác phẩm Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, luận văn dựa vào điều kiện sử dụng và nhận biết các hành vi ở lời gián tiếp (đã trình bày ở chương 1) do Searle đưa ra.
Trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mà luận văn khảo sát xuất hiện ba loại hành vi cảm thán gián tiếp sau:
2.2.2.1. Câu hỏi nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán
Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn là loại câu “thường được dùng để nêu
lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó” [4; 226].
Câu hỏi được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng là hành vi hỏi trực tiếp; câu hỏi được dùng với các mục đích khác không phải là hỏi, như: kể lể, trách móc, ra lệnh, cảm thán,... là hành vi hỏi gián tiếp. Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng 101 câu hỏi nhưng với mục đích gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán của nhân vật.
Ví dụ:
nghe bất cứ ai gọi cũng không được lên tiếng. Mày gặp ma, mở miệng hỏi, chưa bị hớp mất hồn là phúc ba đời nhà mày đó.” [1; 27]
Những câu chuyện ma của chú Đàn luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với Thiều. Tuy không phải là chuyện ma Thiều thích nhất nhưng chuyện thằng Ghế bị ma trêu buổi trưa trên đường đi làm rẫy về cũng khiến Thiều nổi da gà. Phát ngôn trên của ông Năm Ve - ba thằng Ghế vừa là câu hỏi vừa để diễn tả thái độ trách móc, mắng mỏ của ông với thằng Ghế.
Phát ngôn của nhân vật ông Năm Ve là hành vi hỏi gián tiếp vì nó đã vi phạm cả bốn điều kiện sử dụng:
- Điều kiện mệnh đề: Câu hỏi của nhân vật Năm Ve không nhằm mục đích để hỏi và tìm kiếm câu trả lời từ đối tượng mà nhằm biểu lộ tâm trạng.
- Điều kiện chuẩn bị: Thằng Ghế sau khi bị ma trêu đã nằm liệt giường ốm cả tháng trời tưởng chết và bị ba nó mắng.
- Điều kiện chân thành: Câu hỏi này thể hiện thái độ giận dữ, trách móc thằng con của ông Năm Ve khi liều mạng suýt thì bị ma hớp hồn.
- Điều kiện căn bản: Câu hỏi nhưng không với mục đích để hỏi mà mục đích để biểu hiện tâm trạng.
- Hiệu quả ở lời của hành vi này là nhấn mạnh thái độ tức giận, trách móc của ông Năm Ve với thằng Ghế, vì cái điều mà ai cũng phải biết đó là giờ ngọ là giờ ma trêu nên gặp ai cũng không được hỏi mà nó còn không biết. Chính vì vậy mới bị ba nó mắng là ngu.
Ví dụ:
[71] “Nó bảo:
- Anh không nhớ hồi đó ngày nào chú Đàn cũng đứng dưới cây phượng trước nhà chị Vinh thổi acmonica suốt đêm sao?
- Tao nhớ
Tôi nói và tôi nhớ không ít lần ba tôi hầm hầm xô cửa xách gậy đi ra, mắng:“Mày khùng hả Đàn? Sao mày không cho ai ngủ hết vậy?”, lúc đó chú Đàn mới co giò bỏ chạy” [1; 65].
Phát ngôn trên của nhân vật ba Thiều là hành vi hỏi gián tiếp vì nó đã vi phạm cả bốn điều kiện sử dụng:
- Điều kiện mệnh đề: Câu hỏi của ba Thiều không nhằm mục đích để hỏi yêu cầu đối tượng phải trả lời mà nhằm bộc lộ cảm xúc.
- Điều kiện chuẩn bị: Do chú Đàn ngày nào cũng thổi kèn trước nhà chị Vinh vào đúng giờ mọi người nghỉ ngơi nên ba của Thiều rất tức giận vì bị tiếng kèn quấy rầy.
- Điều kiện chân thành: Câu hỏi này thể hiện thái độ giận dữ, khó chịu và bức xúc của ba thằng Thiều khi chú nó ngày nào cũng phá giấc ngủ của mọi người với tiếng kèn ồn ào.
- Điều kiện căn bản: Câu hỏi nhưng không với mục đích để hỏi mà mục đích để biểu hiện tâm trạng.
Trong tác phẩm, tác giả đã dùng những câu hỏi gián tiếp để đạt được một số mục đích giao tiếp thể hiện những hành vi cảm thán tiêu biểu sau:
a. Hành vi hỏi thể hiện thái độ giận dữ
Ví dụ:
[72] “ - Mình xin lỗi bạn nhé. Mình không ngờ thầy Nhãn lại phạt bạn
- Xin lỗi cái đầu mày! - Tôi điên tiết - Mày nghĩ sao mà đem lá thư của tao nộp cho thầy vậy hả?
- Mình có nghĩ gì đâu. Mình tưởng bạn chọc phá mình nên mình méc với thầy thôi.
- Mày đui hả? - Tôi càng cáu - Tao chọc phá mày hồi nào?” [1;
80]
Ba câu hỏi trong phát ngôn trên của nhân vật Thiều vừa để hỏi vừa nhằm thể hiện thái độ giận giữ, cáu gắt với nhân vật Xin khi con Xin mang lá thư Thiều gửi cho lên mách với thầy khiến Thiều bị thầy phạt.
b. Hành vi hỏi để khẳng định
Ví dụ:
[73] “- Mày lại ngu nữa! - Sơn hừ mũi - Chỉ có ba chuyện vừa kể là
phịa thôi. Còn sau lưng nhà mày là ma thật.
- Sau lưng nhà tao? - Tôi hỏi giọng run run, Cảm thấy một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Mày muốn nói ma trong nghĩa
trang...” [1; 117]
Trong phát ngôn trên của nhân vật Thiều có sử dụng một câu hỏi để khẳng định chắc chắn lại thông tin vừa nghe được từ nhân vật Sơn. Mặc dù đã nghe rõ câu nói của Sơn nhưng Thiều vẫn hỏi lại nhưng câu hỏi này không nhằm mục đích yêu cầu nhân vật Sơn nói lại mà nhằm mục đích khẳng định một lần nữa thông tin mà Thiều vừa nghe được, đó là chuyện sau lưng nhà nó có ma.
c. Hành vi hỏi thể hiện thái độ bác bỏ, phản đối
Ví dụ:
[74] “ - Tao giúp chị Vinh không phải vì tiền - Thằng Dưa ngoảnh mặt
đi - Chị vinh thương tao nhất. Tao cũng thương chị Vinh nhất.
- Ai bảo mày vậy? - Tôi đập tay lên ngực - Chị Vinh thương tao nhất. Mày chỉ được thương nhì thôi!” [1; 258]
Câu hỏi mà nhân vật Thiều sử dụng trong phát ngôn của mình không nhằm mục đích hỏi yêu cầu thằng Dưa trả lời mà nhằm mục đích thể hiện thái độ phản đối, bác bỏ ý kiến của thằng Dưa là nó được chị Vinh thương nhất để khẳng định người chị Vinh thương nhất là Thiều.
Ngoài những câu hỏi với mục đích gián tiếp vừa nêu, trong tác phẩm còn có các hành vi hỏi để khen ngợi, khuyên nhủ, mỉa mai,... Có thể thấy rất nhiều trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình từ tích cực đến tiêu cực đã được tác giả đề cập tới thông qua hành vi hỏi gián tiếp. Đây là hành vi ngôn ngữ tiêu biểu nhất trong ba loại hành vi ngôn ngữ gián tiếp (hỏi, cầu khiến, kể) thể hiện hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn Nhật
Ánh.
2.2.2.2. Câu cầu khiến nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán
Câu cầu khiến được quan niệm là kiểu câu dùng để đề nghị, yêu cầu hay khuyên nhủ đối tượng thực hiện một việc nào đó. Trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có nhiều trường hợp câu cầu khiến được sử dụng nhưng không chỉ nhằm mục đích biểu thị hành vi cầu khiến mà còn biểu hiện hành vi cảm thán của các nhân vật. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 146 câu cầu khiến được dùng để gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán của các nhân vật.
Ví dụ:
[75] “Tường vỗ lưng tôi:
- Chắc chắn rồi. Anh yên tâm đi! [1; 164]
Bằng việc sử dụng từ cầu khiến đi nhân vật Tường đã yêu cầu Thiều hãy yên tâm vì từ nay thằng Sơn sẽ không bao giờ dám bắt nạt Thiều nữa.
Phát ngôn trên mang đặc điểm hình thức của câu cầu khiến vì nó thoả mãn hai điều kiện sau:
- Điều kiện mệnh đề: Đây là lời yêu cầu, đề nghị của Tường đối với Thiều - Điều kiện chuẩn bị: Thiều lo lắng không biết sau lần trả thù này của Tường, thằng Sơn còn đến bắt nạt mình nữa không.
Tuy vậy, phát ngôn này không hoàn toàn là hành vi cầu khiến chân thành vì nó vi phạm hai điều kiện:
- Điều kiện chân thành: Nhân vật Tường qua hành dộng cầu khiến đã thể hiện thái độ trấn an, đề nghị Thiều hãy yên tâm vì từ nay Sơn sẽ không dám đụng đến Thiều nữa.
- Điều kiện căn bản: Qua phát ngôn cầu khiến trên Tường muốn thể hiện sắc thái khẳng định chắc chắn điều mình nói ra và mong muốn Thiều tin vào điều đó.
Ví dụ:
[76] “Tường lo lắng hỏi:
- Chắc cột sống em bị làm sao rồi hở anh?
- Mày đừng có đoán mò! – Tôi trấn an nó và nghe cay xè nơi đầu mũi. Tôi quay đầu nhìn quanh, mím môi nói:
- Mày nằm yên đi, để tao nghĩ cách khiêng mày lên giường” [1; 280].
Tương như ví dụ trên, ở ví dụ này trong phát ngôn của nhân vật cũng sử dụng các từ cầu khiến đừng, đi để biểu hiện một sắc thái cảm thán lo lắng, hối hận khi vừa làm điều sai trái của Thiều. Như vậy, phát ngôn này là hành vi cầu khiến nhưng nhằm mục đích cảm thán rất rõ ràng.
cho nhân vật Tường.
- Điều kiện chuẩn bị: Thiều cảm thấy lo lắng cho Tường sau khi Tường bị Thiều đánh cho một trận đầy đau đớn chỉ vì hiểu lầm nghĩ Tường và Mận giấu mình gắp cho nhau ăn thịt gà, kèm theo đó là sự tức giận và ghen tuông với tường vì Thiều thích con Mận.
- Điều kiện chân thành: Nhân vật Thiều đã thể hiện rất rõ thái độ hối hận và lo lắng cho em trai trong phát ngôn trên.
- Điều kiện căn bản: Thiều đưa ra hành vi cầu khiến nhằm bộc lộ thái độ quan tâm, long lắn cho sức khỏe của Tường và thể hiện sự ăn năn, hối hận của bản thân sau khi đã lỡ đánh em.
Ví dụ:
[77] “Hai anh em ngồi bất động bên nhau thật lâu. Cuối cùng tôi mấp
máy môi:
- Đừng buồn nữa, em! Ít hôm nữa thôi, con Cu Cậu sẽ quay về!”
[1; 234]
Phát ngôn trên mang những đặc điểm của câu cầu khiến như:
- Điều kiện mệnh đề: Phát ngôn trên là lời đề nghị, yêu cầu của Thiều dành cho Tường
- Điều kiện chuẩn bị: Nhân vật Tường rất buồn sau khi đi chơi về nhà không tìm thấy con Cu Cậu ở dưới gầm giường đâu - đây là con cóc Tường rất yêu quý và nâng niu.
Đồng thời phát ngôn trên cũng không hoàn toàn là hành vi cầu khiến vì nó đã vi phạm những điều kiện sau:
- Điều kiện chân thành: Qua hành vi cầu khiến nhân vật Thiều thể hiện thái độ an ủi em trai đừng buồn vì ít hôm nữa con Cu Cậu sẽ quay về.
- Điều kiện căn bản: Nhân vật Thiều muốn an ủi và cũng thể hiện sự hối lỗi trước nỗi buồn của Tường vì thiều chính là nguyên nhân gây nên nỗi buồn này của Tường.
2.2.2.3. Câu kể với mục đích thể hiện hành vi cảm thán
Câu kể (trần thuật) là kiểu câu được dùng với mục đích kể, tả, trình bày, nêu ý kiến. Tuy không có những phương tiện đánh dấu chuyên dụng như câu cảm thán, câu hỏi và câu cầu khiến, nhưng đôi khi, câu kể vẫn ẩn chứa bên trong những hành vi cảm thán của người nói. Trong luận văn này, chúng tôi đã thống kê được 189 câu kể gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán.
Ví dụ:
[78] “Vừa buột ra câu hỏi, tôi đưa tay véo môi một cái và tự trả lời, gần
như ngay lập tức
- Tao hiểu rồi. Chẳng ai thích bị nhốt cả. Ba con Mận cũng thế. Nhưng vì vợ con nên ông sẵn sàng sống trên gác đó thôi” [1; 137].
Phát ngôn trên của nhân vật Thiều thuộc loại câu kể nhưng không chỉ nhằm mục đích kể mà còn nhằm mục đích thể hiện cảm xúc, thái độ, tâm trạng của người kể. Vì vậy nó gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán.
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là câu kể của nhân vật Thiều tự giải đáp câu hỏi mà chính Thiều vừa đặt ra.
- Điều kiện chuẩn bị: Thiều tự mình đặt ra câu hỏi: “chẳng lẽ ba nó lại thích bị nhốt?”. Trong đó người mà Thiều đang nói đến ở đây là ba con Mận. Và sau đó tự mình tìm ra câu trả lời.
- Điều kiện chân thành: phát ngôn thể hiện tâm trạng buồn rầu, xót thương và cảm thông với hoàn cảnh bị nhốt một mình trên gác của ba con Mận và lí do chấp nhận bị nhốt.
- Điều kiện căn bản: Trong phát ngôn trên Thiều không chỉ kể mà còn bộc lộ thái độ thương cảm với tình cảnh của ba con Mận.
Ví dụ:
[79] “Tôi cảm thấy xấu hổ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào
đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm” [1; 128]
Ví dụ trên là một câu trần thuật của nhân vật Thiều nhưng không chỉ hướng đến mục đích kể mà còn nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán, bộ lộ tâm trạng nhân vật.
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là lời độc thoại của nhân vật Thiều sau khi nhận ra việc mình lấy trộm táo trên ngăn tủ cao bị ông Xung phát hiện.
- Điều kiện nội dung chuẩn bị: Thiều vì quá thèm món táo tàu mà đã bắc ghế lên ngăn tủ đựng các vị thuốc ở tít trên cao của ông Xung lấy trộm. Tuy nhiên, lại trượt chân ngã. Thiều cứ đinh ninh là không ai biết mình ăn trộm nhưng hôm sau khi sang nhà ông Xung chơi nó nhận ra đã bị phát hiện vì thấy ngăn đựng táo được cho xuống thấp để Thiều tiện lấy. Thiều cảm thấy rất xấu hổ và chạy một mạch về nhà.
- Điều kiện chân thành: phát ngôn trên thể hiện nỗi xấu hổ tận cùng của nhân vật Thiều khi bị ông Xung phát hiện là kẻ trộm. Và nó càng xấu hổ hơn khi ông Xung không hề nói ra mà còn lẳng lặng đặt ngăn táo xuống dưới cho Thiều dễ lấy.
- Điều kiện căn bản: là câu trần thuật về sự việc trộm táo bị phát hiện và kết quả nhưng phát ngôn trên chứa cả hành vi cảm thán thể hiện tâm trạng xấu hổ của Thiều.
Như vậy hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh còn được biểu hiện gián tiếp thông qua các kiểu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến. Điều này giúp cho các hành vi cảm thán của nhân vật được biểu hiện phong phú, đa dạng. Cùng một biểu hiện tâm trạng, cùng một cung bậc cảm xúc của nhân vật nhưng trong các cảnh huống khác nhau, với những cách biểu hiện khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp đã góp phần xây dựng nên những chân dung nhân vật sinh động, điển hình, tạo nên một thế giới tuổi thơ đầy màu sắc khiến bất cứ ai cũng đều mong muốn được trở về.
Tiểu kết chương 2
tiện được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng để thể hiện hành vi cảm thán trong tác phẩm
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Đó là các từ ngữ cảm thán, quán ngữ và các
phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành vi cảm thán trục tiếp và gián tiếp.
Từ ngữ cảm thán là phương tiện giữ vai trò quan trọng trong biểu đạt hành vi cảm thán và được sử dụng với số lượng lớn: 495 lượt từ. Trong đó các từ lắm,
quá, ờ được sử dụng nhiều nhất, chiếm 25,45% số lượt sử dụng từ cảm thán trong