Dùng quán ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 48 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa

2.1.2. Dùng quán ngữ

Quán ngữ là một vấn đề ngôn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu nhiều năm qua. Có nhiều cách hiểu khác nhau về quán ngữ. Trong luận văn này, chúng tôi chấp nhận quan niệm về quán ngữ trong “Từ

điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê làm cơ sở nghiên cứu quán ngữ như một

phương tiện thể hiện hành vi cảm thán. Quán ngữ là: “Tổ hợp từ cố định dùng lâu

thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. “Lên lớp” “lên mặt” “ lên tiếng” đều là những quán ngữ trong tiếng Việt” [37, 801].

Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp

đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó” [16, 101].

Như vậy quán ngữ là những tổ hợp từ không cố định được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản nhằm mục đích đưa đẩy, rào đón, liên kết hay nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

xanh, Nguyễn Nhật Ánh nhiều lần sử dụng quán ngữ, đặc biệt là các quán ngữ

đưa đẩy để biểu đạt hành vi cảm thán, thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của các nhân vật.

Bảng 2.2. Thống kê phân loại quán ngữ đưa dẩy

STT Quán ngữ đưa đẩy Tần sô xuất hiện Tỉ lệ (%)

1. Dĩ nhiên (là) 43 11,91% 2. Tức là 38 10,53% 3. Có thể 35 9,70% 4. Có lẽ 21 5,82% 5. Mà xem 20 5,54% 6. Thật là 18 4,99% 7. Thế mà 18 4,99% 8. Đến thế 17 4,71% 9. Đó thôi 15 4,16% 10. Như vậy 14 3,88% 11. Vẫn còn 14 3,88%

STT Quán ngữ đưa đẩy Tần sô xuất hiện Tỉ lệ (%) 12. Thế là 12 3,32% 13. Cũng vậy 11 3,05% 14. Thế nhưng 9 2,49% 15. Đã thế 9 2,49% 16. Hèn gì 8 2,22% 17. Cũng chẳng 6 1,66% 18. Cơ mà 5 1,39% 19. Nhưng rồi 5 1,39% 20. Còn gì 4 1,11% 21. Chỉ có điều 4 1,11% 22. Cứ như thể 4 0,83% 23. Ngay tức khắc 3 0,83% 24. Thì chắc 3 0,83% 25. Thế thì 3 0,83% 26. Chẳng qua 3 0,55% 27. Cả thảy 2 0,55% 28. Biết đâu 2 0,55% 29. Chẳng khác nào 2 0,55% 30. Đáng lẽ 2 0,55% 31. Hẳn thế 2 0,55% 32. Y như rằng 1 0,27% 33. Thực sự 1 0,27% 34. Quá chừng 1 0,27% 35. Ngay cả khi 1 0,27% 36. Tưởng như 1 0,27% 37. Lẽ ra 1 0,27% 38. Thú thực là 1 0,27% Tổng số lần sử dụng 360 100%

Nhìn vào bảng thống kê, phân loại quán ngữ được sử dụng để biểu hiện hành vi cảm thán trong tập truyện tôi nhận thấy:

Nguyễn Nhật Ánh sử dụng các quán ngữ với tác dụng biểu hiện tình cảm thái độ của nhân vật là quán ngữ đưa đẩy với tổng số lần sử dụng là 360 lượt, có tác dụng biểu hiện rõ hơn sắc thái tâm lý tình cảm, thái độ, cảm xúc của các nhân vật hay chính người kể chuyện.

Theo đó, các quán ngữ được sử dụng với tần số nhiều nhất đó là: quán ngữ

dĩ nhiên với 43 lượt sử dụng (chiếm 11,91%), quán ngữ tức là với 38 lượt sử dụng (chiếm 10,53%), quán ngữ có thể với 35 lượt sử dụng (chiếm 9,70%)

2.1.2.1. Quán ngữ dĩ nhiên

Quán ngữ “dĩ nhiên” được sử dụng thể hiện thái độ khẳng định, chắc chắn về sự việc, thái độ, tâm trạng nào đó trong phát ngôn mà theo lẽ thường nó luôn xảy ra như thế.

Ví dụ:

[44] “Dĩ nhiên tôi thằng Tường và con Mận không hề than vãn nhưng nhìn vẻ mặt kém tươi của tụi tôi, có lẽ mẹ tôi nghe được những thở dài chạy quang mâm cơm và cảm giác đó khiến bà vô cùng xót ruột.” [1; 260]

Trong phát ngôn trên của Thiều quán ngữ dĩ nhiên thể hiện thái độ khẳng định việc Thiều, Tường và Mận than vãn với mẹ về mâm cơm chỉ toàn rau trong ngày đói sẽ không bao giờ xảy ra vì nó thương mẹ và không muốn mẹ phải bận lòng.

Ví dụ:

[45] “Dĩ nhiên, tôi rất sung sướng khi mẹ tôi sai tôi qua ngủ nhà con

Mận.” [1;186]

Quán ngữ dĩ nhiên đứng đầu câu để khẳng định niềm vui sướng của Thiều là lẽ thường tình vì nó mong muốn được làm một điều gì đấy để sẻ chia, giúp đỡ con Mận trong thời khắc khó khăn này.

2.1.2.2. Quán ngữ tức là

Quán ngữ “tức là” thường được dùng để giải thích, làm rõ hơn một vấn đề, sự việc, thái độ được nêu ra trong phát ngôn để người đọc (nghe) dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn.

Ví dụ:

[46] “- Cọp thành tinh với ma cọp là một. Tinh là yêu tinh, tức là thuộc dạng ma quỷ rồi.” [1; 119]

Phát ngôn trên là lời của nhân vật Sơn nói với nhân vật Thiều, trong đó quán ngữ tức là được sử dụng khi Sơn giải thích cho Thiều cọp thành tinh là con cọp như thế nào.

Ví dụ:

[47] “…sau đó là ca hát, tức là thi nhau cố rống cho thật to và vỗ tay cho

thật lớn.” [1; 175]

Quán ngữ tức là có tác dụng giúp nhân vật Thiều làm rõ việc ca hát ở lớp nó là như thế nào, đó là cứ rống thật to và vỗ tay thật lớn.

2.1.2.3.Quán ngữ có thể

Quán ngữ “có thể” được sử dụng nhằm thể hiện tâm trạng phân vân, do dự trước một sự việc, hành động, trạng thái nào đó xảy đến với người phát ngôn.

Ví dụ:

[48] “Khi chọn cách kì dị đó để che chở cho con gái, chắc ông Tám Tàng

đau lòng lắm, tôi bùi ngùi nghĩ, và có thể đó là lý do câu chuyện cọp thành tinh ở xóm Miễu ra đời.” [1; 344]

Trong phát ngôn trên của Thiều, quán ngữ có thể đã góp phần thể hiện sự

phỏng đoán của Thiều về lý do xuất hiện tin đồn con ma cọp ở xóm Miễu sau khi biết con ông Tám Tàng con sống và có đầu óc không bình thường.

Ví dụ:

[49] “Trong khi tôi đang nghĩ vẩn vơ đến sức mạnh kì diệu của tình yêu,

Nhi là tình yêu (có bao giờ công chúa tuyển phò mã không nhỉ?), thì tiếng con Nhi bất thần vọng tới” [1; 376]

Quán ngữ có thể được sử dụng trong phát ngôn của nhân vật Thiều thể

hiện sự phân vân, do dự trước việc có thể gọi tên thứ tình cảm lạ lùng giữa thằng Tường và con Nhi là tình yêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 48 - 52)