7. Cấu trúc luận văn
3.2. Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán
3.2.3. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán
Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán có tần xuất sử dụng tương đối nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mà luận văn khảo
sát, thống kê được: 80 lượt (chiếm 15,09 %). Theo đó, hành vi cảm thán là hành vi bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ một cách tự phát của nhân vật. Hành vi cảm thán thông thường được sử dụng trong lượt lời của SP1(người nói) nhưng trong nhiều trường hợp còn được sử dụng trong lượt lời của SP2 (người nghe). Trong trường hợp này hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho chính hành vi cảm thán. Theo tác giả Hà Thị Hải Yến, trong luận án tiến sĩ ngôn ngữ học “Hành vi
cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt” hành vi cảm thán được
phân thành hai loại: hành vi cảm thán tích cực và hành vi cảm thán tiêu cực. Trong luận văn này, chúng tôi cũng tiến hành phân tích hành vi cảm thán được dùng để hổi đáp cho hành vi cảm thán trên hai phương diện: hành vi cảm thán tích cực và hành vi cảm thán tiêu cực.
3.2.2.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tích cực
“Hành vi cảm thán tích cực biểu hiện những trạng thái tình cảm tích cực
như: trân trọng, ca ngợi, thông cảm, yêu thương, nỗi vui mừng, ngạc nhiên, phấn khởi, ước mơ, hi vọng…Đó là những hành vi cảm thán đem lại cho người nói những sắc thái tình cảm tích cực, bộc lộ niềm phấn chấn, thái độ vui vẻ, lạc quan, tâm lí ham sống, ham hoạt động, biểu thị lòng tự hào, ngợi ca, hi vọng.”
[48; 85]. Trong truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, hành vi cảm thán
được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tích cực chủ yếu biểu hiện tâm trạng vui mừng phấn khởi, hạnh phúc.
Ví dụ:
[93] “Sp1: - Mưu mẹo của anh hay thật. Em chả nghi ngờ gì cả. Lớn lên
nếu đi đánh giặc thế nào anh cũng làm tới đại tướng. Sp2: - Chắc chắn rồi!” [1; 47]
Trong đoạn thoại trên, bằng hành vi cảm thán Sp2 (nhân vật Thiều) đã bày tỏ thái độ đồng tình xen lẫn vui sướng, tự hào khi nhận được lời khen ngợi, thán phục từ Sp1 (nhân vật Tường - em trai Thiều).
Ví dụ:
[94] “Sp1: - Sắp đến mùa hè rồi đó.
Sp1: - Khi nào mùa hè tới, lũ ve sầu trở lại, tao sẽ dẫn mày đi rình bắt ve ve.
Sp2: - Ôi, thích quá! Bắt bằng mủ mít hở anh?” [1; 99]
Hành vi cảm thán trong tham thoại của Sp2 (nhân vật Tường): “Ôi, thích
quá?” thể hiện thái độ mừng vui, háo hức và phấn khích của Tường khi được
Sp1 (nhân vật Thiều - anh trai Tường) hứa khi mùa hè tới sẽ dẫn Tường đi bắt ve ve vì Tường rất thích sâu bọ và côn trùng.
3.2.2.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tiêu cực “Hành vi cảm thán tiêu cực là những hành vi cảm thán đem lại cho người nói những sắc thái tình cảm, tâm trạng buồn chán, bi quan, tâm lí buông xuôi, cam chịu, thất vọng, tức giận, phẫn uất, hoảng hốt, lo sợ…’’ [48; 87]. Trong tác
phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh sử dụng những hành vi cảm thán hồi đáp cho những hành vi cảm thán tiêu cực thể hiện tâm trạng tức giận, lo lắng, sợ hãi…
Ví dụ:
[95] “Tôi lại gần, cúi xuống nhìn, thấy con sâu cuốn chiếu đang nằm co
ro trong lòng bàn tay Tường.
Sp1: - Ghê quá! - Tôi nhăn mặt - Mày chơi sâu à?
Sp2: Sâu cuốn chiếu mà, anh Hai. Nó hiền khô à.” [1;102]
Trong tham thoại của Sp1 (nhân vật Thiều) thể hiện hành vi cảm thán sợ hãi khi nhìn thấy con sâu trên tay nhân vật Tường - Sp2, đáp lại hành vi ghê sợ của Thiều là hành vi cảm thán khen của Tường thể hiện ở tham thoại thứ 2: “nó
hiền khô à.”