7. Cấu trúc luận văn
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
2.2.1. Hành vi cảm thán trực tiếp
Để phân biệt hành vi cảm thán trực tiếp và hành vi cảm thán gián tiếp thể hiện ở đơn vị câu trong tác phẩm chúng tôi dựa vào lí thuyết về hành vi ngôn ngữ. Những câu được luận văn xác định là câu thể hiện hành vi cảm thán trực tiếp phải thoả mãn 4 điều kiện sử dụng hành vi ở lời mà Searle nêu lên:
- Điều kiện nội dung mệnh đề: chỉ ra bản chất của hành vi cảm thán - Điều kiện chuẩn bị: bản thân người nói là người trong cuộc hoặc là người chứng kiến sự tác động của sự vật, sự việc gây cảm thán.
- Điều kiện chân thành: người nói thực sự mong muốn được bày tỏ, bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình trước sự vật, sự việc gây cảm thán.
- Điều kiện căn bản: người nói tin tưởng vào mức độ của sự vật, sự việc khiến mình cảm thán và mong nhận được thái độ hưởng ứng hoặc đồng cảm của người tiếp nhận thông tin.
Để có cơ sở nhận diện được những hành vi cảm thán trực tiếp, bên cạnh việc dựa vào 4 điều kiện nêu trên, chúng tôi còn dựa vào dấu hiệu hình thức của câu cảm thán, đó là từ cảm thán và dấu chấm than "!".
2.2.1.1. Hành vi cảm thán có các từ cảm thán đi kèm
Trong tiếng Việt, từ cảm thán được xác định là một từ loại thuộc lớp tình thái từ, không có quan hệ ngữ pháp với những từ khác, có khả năng tạo nên một
phát ngôn độc lập không tỉnh lược, được sử dụng để biểu thị trực tiếp những cảm xúc, trạng thái và sự phản ứng tình cảm của người nói hoặc để làm tiếng gọi đáp.
a. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán đích thực
Từ cảm thán đích thực là loại từ dùng để biểu thị trực tiếp những cảm xúc, trạng thái tình cảm khác nhau của người nói trước hiện thực khách quan, từ cảm thán đích thực trong tác phẩm biểu thị những lời oán thán, tiếng kêu than, lòng thương cảm, sự ngờ vực ... của các nhân vật và của người kể chuyện. Đó là các từ: ôi, a, trời ơi …
Ví dụ:
[50] “Để nhấn chìm bọn tôi hơn nữa vào cơn sợ, lần nào kể xong chú Đàn
cũng láo liên mắt nhìn ra cửa, rú khẽ:
-Ối! Ma! Ma! Nó kìa!” [1; 31]
Phát ngôn trên có những cơ sở nhận diện hành vi cảm thán trực tiếp sau: - Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của nhân vật chứa tình thái từ ối - là từ cảm thán chuyên dụng thể hiện thái độ thảng thốt, bất ngờ.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện mệnh đề: Đây là hành vi cảm thán của nhân vật chú Đàn + Điều kiện chuẩn bị: Cứ lần nào kết thúc câu chuyện ma dành cho hai anh em Thiều và Tường chú Đàn lại rú lên dọa như vậy khiến hai đứa sợ ma hoảng sợ chạy tán loạn.
+ Điều kiện chân thành: Chú Đàn muốn dọa ma Thiều và Tường làm cho câu chuyện ma thêm phần rùng rợn và sợ hãi.
+ Điều kiện căn bản: Chú Đàn tin rằng khi rú lên hoảng hốt như vậy khiến Thiều và Tường hoảng sợ tin là đằng sau có ma thật.
- Hiệu quả ở lời của hành vi cảm thán: Từ cảm thán trong phát ngôn của nhân vật khiến anh em Thiều và Tường tin tưởng tuyệt đối vào lời nói và thái độ của chú Đàn. Với phát ngôn này chú Đàn đã đạt được mục đích đó là dọa được Thiều và Tường.
Ví dụ:
[51] “Chú Đàn không gạt tôi. Hôm sau đến lớp, tôi vờ hỏi con Mận:
- Mận này! Ngày mai mày đi xuống xóm Miễu chơi với tao không?
- Eo ôi, mình không dám đâu. Xuống đó cho cọp ăn thịt à? - Con Mận vừa nói vừa rụt cổ.” [1; 123]
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của nhân vật sử dụng tiểu từ eo ôi là từ cảm thán chuyên dụng biểu thị hành vi cảm thán sợ hãi.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện mệnh đề: Đây là hành vi cảm thán của nhân vật Mận.
+ Điều kiện chuẩn bị: Con Mận cảm thấy sợ hãi sau khi nghe Thiều rủ ngày mai xuống xóm Miễu chơi. Sở dĩ Mận lo sợ là vì người ta đồn ở đó có con cọp thành tinh nên không ai dám bén mảng.
+ Điều kiện chân thành: Mận thực sự không giấu nổi sợ hãi trước lời rủ rê của Thiều vì sợ cọp ăn thịt và sợ ba nó đánh cho bét đít.
+ Điều kiện căn bản: Mận tin rằng ở xóm Miễu có cọp thành tinh thật và sự sợ hãi tột độ của nó cũng khiến cho Thiều tin rằng ở đó có cọp thật.
- Hiệu quả ở lời của hành vi cảm thán: Trước thái độ hoảng sợ của Mận, Thiều đã từ bỏ ý định rủ nó sang xóm Miễu chơi vì tin vào câu chuyện cọp thành tinh biết trả thù người.
Các ví dụ nêu trên mang dấu hiệu hình thức là: có sự góp mặt của từ cảm thán chuyên dụng, có các điều kiện phù hợp với đích ở lời của phát ngôn cảm thán, do đó chúng là những hành vi cảm thán trực tiếp.
b. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán lâm thời
Các từ cảm thán lâm thời trong tác phẩm là những phụ từ, kết từ, trợ từ, tính từ, đại từ, động từ,... được sử dụng như một phương tiện tạo lập câu cảm thán, bởi vì trong những văn cảnh cụ thể, chúng có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc, tạo nên sắc thái cảm thán cho câu.
(1) Từ cảm thán lâm thời là phụ từ
Trong những ngữ cảnh đặc biệt, một số phụ từ được tác giả sử dụng mang ý nghĩa cảm thán như đã, lắm, quá, cũng,... vì chúng có khả năng chuyển tải tình cảm, thái độ của người nói.
Trong các phụ từ lâm thời giữ chức năng cảm thán, từ lắm có tần số cao
nhất vì được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần nhất trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: 48 lượt (chiếm 8,21 %). Phụ từ lắm được sử dụng như một từ
cảm thán có tác dụng nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc, thái độ của nhân vật trước sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
[52] “Chuyện gì quan trọng vậy, anh Hai? - Tường giương mắt nhìn tôi khi hai anh em đã ngồi xuống chiếc đòn kê cạnh chuồng gà.
- Ờ, chuyện này quan trọng lắm.” [1; 135]
Phụ từ lắm trong phát ngôn trên giúp nhân vật Thiều nhấn mạnh được tầm quan trọng của câu chuyện mà Thiều sắp kể với Tường.
Ví dụ:
[53] “Không hiểu sao lúc đó tôi lại nhớ đến những cái hoa tay của con
Mận:
- Chú ơi, con Mận có tới mười cái hoa tay đó, chú.
- Thế à! - Chú Đàn ồ lên - Thế thì bạn đó phải viết và vẽ đẹp lắm!” [1; 190]
Cũng giống như ví dụ trên, phụ từ lắm được sử dụng trong phát ngôn cũng có tác dụng nhấn mạnh thái độ ngạc nhiên và khen ngợi của chú Đàn khi biết con Mận có tới mười cái hoa tay.
Trong cả hai ví dụ có sử dụng phụ từ lắm đi kèm với các tính từ: quan trọng, đẹp có tác dụng nhấn mạnh thêm mức độ của tính từ, gián tiếp bộc lộ
những tâm trạng, tình cảm khác nhau của các nhân vật: ngạc nhiên, ngưỡng mộ, hệ trọng.
Ngoài từ lắm, phụ từ quá cũng được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng với tần
xuất nhiều thứ hai trong tác phẩm chiếm 40 lượt và 6,84% đem lại hiệu quả cảm thán và biểu hiện đa dạng sắc thái tâm lý nhân vật.
Ví dụ:
[54] “Chú lại xoa đầu thằng Tường:
- Tội con quá!” [1; 110]
Phát ngôn trên là của nhân vật chú Đàn với thằng Tường. Phụ từ quá được sử dụng để nhấn mạnh thái độ thương cảm, xót xa của chú khi biết thằng Tường bị thầy Nhãn quật cho một roi đau thấu xương chỉ vì tội “làm chim xanh” đưa thư giúp chú Đàn.
Ví dụ:
[55] “Đột nhiên tiếng kèn acmonica cất lên.
- Hay quá! - Tường reo khẽ - Chú thổi kèn cho tụi con nghe đi. Tôi hớn hở:
- Lâu quá không thấy chú thổi acmonica.” [1; 111]
Từ quá trong phát ngôn trên nhấn mạnh thêm lời khen của Tường dành cho chú Đàn và nhấn mạnh thái độ ngạc nhiên xen lẫn mừng vui, háo hức của Thiều khi đã lâu lại được chú Đàn thổi acmonica cho nghe, vì chú Đàn thổi rất hay.
(2) Từ cảm thán lâm thời là trợ từ
Theo Diệp Quang Ban, “trợ từ dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái,
bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ... có nội dung phản ánh liên quan với thực tại mà người nói, người viết muốn lưu ý người nghe” [3;166]
Trong tập truyện của Nguyễn Nhật Ánh, một số trợ từ được lặp đi lặp lại nhiều lần gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán như: đâu, mà, càng...
Trong đó trợ từ đâu với vai trò từ cảm thán lâm thời được sử dụng với tần xuất nhiều nhất: 25 lượt, chiếm 4,27%
Ví dụ:
[56] “Sơn đã sợ lắm nhưng vẫn còn gân cổ đe:
Phát ngôn trên là lời của nhân vật Sơn nói với hai anh em Thiều mang sắc thái đe dọa sau khi bị anh em Thiều lập mưu trả thù. Trợ từ đâu đứng ở cuối câu mang ý nghĩa phủ định để nhấn mạnh sắc thái đe dọa trong câu nói của Sơn.
Ví dụ:
[57] “ Đến con Vện cũng bỏ con Mận mà đi!” [1;199]
[58] “Con Vện chết vào lúc con Mận nhà tan cửa nát càng khiến tôi thêm
xót xa” [1; 199]
Cả hai phát ngôn trên đều là lời của Thiều bộc lộ cảm xúc xót thương, buồn rầu cho hoàn cảnh của con Mận khi nhà thì cháy, mẹ nó bị bắt vì nghi giam giữ người trái phép, cha thì chết trong đám cháy và thậm chí đến cả con Vện - chú chó già, người bạn còn xót lại duy nhất cũng bỏ nó mà đi. Trợ từ mà và càng được thêm vào có tác dụng nhấn mạnh tình cảm thương xót của Thiều dành cho nỗi mất mát của Mận.
(3) Từ cảm thán lâm thời là kết từ
Kết từ là từ loại “biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối
tượng được phản ánh…kết từ được dùng nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp” [3; 132]. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp
kết từ được sử dụng với chức năng từ cảm thán thể hiện thái độ, tâm trạng, tình cảm của con người. Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chúng tôi khảo sát thấy kết từ mà được sử dụng nhiều lần (22 lần, chiếm 7,23%) với chức năng của một từ cảm thán, thể hiện những hành động khác nhau của nhân vật.
Ví dụ:
[59] “Một chuyện li kì như vậy mà không thể thổ lộ với ai càng khiến tôi
khổ tâm ghê gớm” [1; 134]
Trong ví dụ trên sự xuất hiện của từ mà không chỉ có tác dụng nhấn mạnh việc Thiều không thể chia sẻ câu chuyện được cho là li kì với ai mà còn có tác dụng liên kết các vế trong câu. Vì thường ngày bất cứ chuyện gì Thiều cũng kể hết với Tường nên việc phải giấu kín câu chuyện mà Thiều rất muốn chia sẻ khiến nó cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Kế từ mà góp phần nhấn mạnh cảm xúc đó của nhân vật Thiều.
Ví dụ:
[60] “Chú Đàn lườm tôi:
- Đi trông nhà giúp bạn mà ngủ say như thế, có ngày trộm vào khiêng con đi mất.” [1; 191]
Kết từ mà trong phát ngôn trên có tác dụng liên kết hai vế của câu thể hiện thái độ trách móc của chú Đàn với Thiều khi sang ngủ với con Mận để giúp nó trông nhà mà lại ngủ say như thế nhỡ đâu có trộm vào cũng không hay biết.
(4) Từ cảm thán lâm thời là tính từ
Tính từ là “lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc
trưng của quá trình). Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ)” [3; 101]. Tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã nhiều lần sử dụng các tính từ để biểu hiện tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ
của các nhân vật. Ví dụ:
[61] “Tôi kể lại cho thằng Tường và con Mận nghe chuyện thằng Sơn, Tường rụt cổ:
- Ghê quá anh há!” [1; 204]
Phát ngôn trên của Tường sử dụng tính từ ghê đặt ở đầu câu có tác dụng thể hiện thái độ ghê sợ của Tường trước sự việc thằng Sơn bị ông Tư Cang cưỡi trâu rượt chạy quanh đồng, tưởng chết đến nơi.
Ví dụ:
[62] “- Ờ, chuyện này quan trọng lắm.
Tôi liếc Tường, nhấn mạnh:
- Quan trọng nhất trong những chuyện quan trọng tao từng nói với mày.”
[1; 135]
Tính từ quan trọng được sử dụng trong phát ngôn của nhân vật Thiều thể hiện thái độ đánh giá sự việc mà Thiều sắp kể với Tường có ý nghĩa rất hệ trọng với cả hai anh em.
Ví dụ:
Tính từ thông minh sử dụng ở câu trên thể hiện thái độ khen ngợi của
Thiều dành cho Tường khi được Tường giải thích rất hợp lý lý do vì sao ba con Mận bị nhốt trong phòng mà không phá cửa xông ra.
(5) Từ cảm thán lâm thời là đại từ
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Chúng không trực tiếp biểu thị thực thể, quá trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ, tính từ, mà chỉ biểu thị các ý nghĩa đó một cách gián tiếp.
Nhóm đại từ được sủ dụng nhiều lần với chức năng này trong tác phẩm
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh gồm các từ: thế, đâu…
Theo Diệp Quang Ban: “Đại từ thế, vậy biểu thị ý nghĩa sự vật, sự việc
tương ứng với ý nghĩa của động từ, tính từ tương đương với chức vụ vị ngữ. Do đó ý nghĩa của thế, vậy có nội dung khá phong phú, súc tích gồm nhiều sự kiên được dồn nén và biểu hiện trong một từ. Đại từ thế, vậy còn biểu hiện sắc thái biểu cảm của người nói, bao hàm thái độ chủ quan trong nhận thức và đánh giá hiện thực.” [2; 119]. Trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, đại từ thế được sử
dụng với số lượng nhiều để thể hiện hành vi cảm thán của các nhân vật và người kể chuyện.
Ví dụ:
[64] “- Tối qua con ngủ nhà con Mận. Mẹ con bảo con qua ngủ trông nhà
giùm nó.
- Ờ, con giúp bạn thế là tốt! - Chú Đàn xoa đầu tôi bằng bàn tay duy
nhất.” [1; 190]
Phát ngôn trên của nhân vật chú Đàn có sử dụng đại từ thế vừa có tác dụng thay thế, tránh nói lại điều nhân vật Thiều vừa nói lại vừa có tác dụng khẳng định và khen ngợi việc Thiều qua nhà con Mận ngủ trông nhà giúp bạn là một việc làm tốt.
Như vậy, qua việc phân tích các hành vi cảm thán trực tiếp được sử dụng trong tác phẩm tôi thấy bên cạnh lớp từ cảm thán đích thực, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng một số lượng lớn những từ cảm thán lâm thời thuộc các lớp từ: phụ từ, kết từ, trợ từ, tính từ, đại từ... Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thể
sự việc, những biến cố xảy đến với tuổi thơ đầy dữ dội của các cô bé cậu bé mới lớn để rồi sau đó giúp họ trưởng thành hơn. Việc lựa chọn từ ngữ vô cùng tinh tế trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh đã chứng tỏ ông xứng đáng là một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn xuôi hiện đại Việt Nam.
2.2.1.2. Hành vi cảm thán nhận diện qua dấu chấm than ("!" )
Trong văn bản viết, dấu chấm than là dấu hiệu đặc trưng về mặt hình thức của câu cảm thán và thường được đặt ở cuối câu để biểu thị ý cảm thán.
Qua khảo sát các câu văn trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh chúng tôi thống kê được 179 dấu chấm than trong đó có 102 dấu chấm than được dùng với mục đích cảm thán. Đây là một trong những dấu hiệu giúp chúng tôi xác định được hành vi cảm thán (nhất là hành vi cảm