Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 85 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán

Đặc điểm của hành vi cảm thán trong giao tiếp là bộc lộ tình cảm một cách tự phát, không có tính chất đối thoại nhưng người sử dụng hành vi cảm thán trong nhiều trường hợp vẫn mong nhận được sự hồi đáp từ phía người nghe, còn người nghe trong những hoàn cảnh nhất định cũng cần phải hồi đáp. Trong những trường hợp này, hành vi cảm thán được sử dụng với chức năng dẫn nhập cuộc thoại. Theo khảo sát của luận văn, hành vi cảm thán được dùng để dẫn nhập cuộc thoại được sử dụng với tần xuất: 102 lượt chiếm 14,85 %. Điều này được cụ thể qua bảng thống kê sau:

của hành vi cảm thán STT Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại Số lần xuất hiện Tỉ lệ phần trăm % 1 Cầu khiến 41 40,20%

2 Chào, hô gọi 25 24,51%

3 Tuyên bố, thông báo 21 20,58%

4 Nhận xét, đánh giá 13 12,74%

5 Đe dọa 3 2,94%

Tổng số lần sử dụng 102 100%

3.3.1. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi cầu khiến

Theo khảo sát của luận văn, hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi cầu khiến được sử dụng nhiều nhất: 41 lượt, chiếm 40,20%.

Hành vi này có thể hướng tới cầu khiến (khuyên, đề nghị, ra lệnh…) với đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cuộc thoại.

Ví dụ:

[110] “- Mày đừng có chơi dại - Tôi nạt Tường

-Chú Đàn bảo thế mà.” [1; 108]

Đoạn thoại trên mở đầu bằng hành vi cảm thán của nhân vật Thiều với mục đích nhắc nhở nhân vật Tường đừng chơi dại nếu không muốn bị đau.

Ví dụ:

[111] “Đang nói thằng Tường bỗng la “oái” một tiếng.

- Khe khẽ thôi mày! - Tôi giật mình - Gì vậy? Tao có đụng vô đầu mày đâu.

- Nhưng anh đụng vô người em.” [1; 48]

Trong lượt lời của nhân vật Thiều, ở tham thoại thứ nhất thể hiện hành vi cảm thán nhằm mục đích yêu cầu nhân vật Tường nói khẽ vì nói to quá ba nghe thấy sẽ đánh cả hai anh em. Ngay sau đó Tường đã giải thích lí do cho việc nó la lên là vì Thiều đụng vào cơ thể đang bầm dập đau đớn của nó sau khi một mình chịu trận đòn của ba.

3.3.2. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi chào, hô gọi

So với hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để cầu khiến thì hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi chào, hô gọi được sử dụng trong tập truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ít hơn, cụ thể: 25 lượt, chiếm 24,51%. Hành vi này có vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ xã hội của các nhân vật.

Ví dụ:

[112] “- Tường nè. - Giọng tôi chùng xuống

- Gì hở anh?

- Sắp đến mùa hè rồi đó - Dạ” [1; 206]

Cách gọi “Tường nè” rất tự nhiên, việc sử dụng tên nhân vật để hô gọi thể hiện mối quan hệ thân mật, gần gũi và đầy tình cảm giữa hai anh em Thiều và Tường.

Ví dụ:

[113] “- Chú ơi, con Mận có tới mười cái hoa tay đó, chú.

- Thế à! - Chú Đàn ồ lên - Thế thì bạn đó viết và vẽ phải đẹp lắm!” [1; 190]

Trong ví dụ trên, hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại là của nhân vật Thiều. Cách hô gọi “chú ơi” mở đầu cuộc thoại thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi giữa các nhân vật trong cuộc thoại.

3.3.3. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để tuyên bố, thông báo

Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để tuyên bố, thông báo được sử dụng với tần xuất: 21 lượt, chiếm 20,58%

Ví dụ:

Tôi nói sau khi trở ề từ xóm Miễu, cố chọn cách mở đầu sao cho câu chuyện ít đột ngột nhất nhưng sau một hồi loay hoay trong vô vọng tôi đành tặc lưỡi nói thẳng.

Tường không lộ vẻ gì ngạc nhiên. Nó cười bẽn lẽn:

-Em cũng vừa gặp công chúa sáng nay.” [1; 346]

Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại của nhân vật Thiều nhằm mục đích thông báo cho nhân vật Tường biết một thông tin mà Thiều nghĩ sẽ khiến Tường bất ngờ, đó là việc Thiều đã gặp công chúa. Nhưng trái với suy nghĩ của Thiều, Tường không ngạc nhiên với thông tin vừa được Thiều thông báo mà tỏ ra rất bình thản.

Ví dụ:

[115] “ - Mẹ con sắp được thả rồi.

Giống như mẹ tôi vừa liệng qua một quả bom. Tôi, con Mận và thằng tường đều nhả dựng lên

- Ôi, thiệt không cô? - Con Mận gần như rên lên, nó phải vịn tay vào cạnh bàn cho khỏi ngã” [1; 206].

Mẹ của Thiều thông báo đến Mận một tin bất ngờ, đầy vui mừng và hạnh phúc rằng mẹ của Mận sắp được thả về sau bao ngày bị bắt vì bị tình nghi tội giam giữ ba của Mận trái phép. Hành vi cảm thán thông báo đã mở đầu cuộc thoại giữa hai nhân vật.

3.3.4. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để nhận xét, đánh giá

Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để nhận xét, đánh giá có số lần sử dụng là 13 lượt chiếm 12,74%

Ví dụ:

[116] “Tôi cười khì khì trên đường từ suối về nhà:

- Thấy chưa! Tao đã bảo đây là trò ngu ngốc mà.

Tường chống chế:

- Hay tại chuồn chuồn ớt không linh. Hôm nào em sẽ bắt một con chuồn chuồn ngô” [1; 107].

Đoạn thoại trên là của hai nhân vật Thiều và Tường, trong đó lượt lời của nhân vật Thiều có chức năng dẫn nhập cuộc thoại bộc lộ hành vi cảm thán đánh

giá, nhận xét hành động của Tường cho chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi là trò ngu ngốc.

Ví dụ:

[117] “- Chắc con Nhi bị bệnh nặng rồi, anh Hai.

- Không có đâu ! - Tôi phác một cử chỉ như muốn nói là mày yên tâm đi, chẳng có chuyện gì xảy ra với con Nhi hết á” [1; 353].

Lượt lời của nhân vật Tường đã mở đầu cuộc thoại giữa hai nhân vật Tường và Thiều bằng việc đưa ra nhận xét về bệnh tình của con Nhi chắc nặng rồi nhưng ngay sau đó Tường đã được Thiều chấn an rằng con Nhi không bị làm sao hết, hãy yên tâm đi.

3.3.5. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để đe dọa

Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để đe dọa có tần xuất sử dụng ít nhất trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh mà chúng tôi khảo sát được là 3 lượt, chiếm 2,94%

Ví dụ:

[118] “Sơn đã sợ lắm nhưng vẫn còn gân cổ đe:

-Tao không bỏ qua cho hai anh em mày đâu.

Thằng tường rút từ trong túi quần ra một cái cắt móng tay. Nó nắm chặt thứ đồ vô hại đó trong lòng bàn tay, để thò một tí kim loại ra ngoài, rồi vén áo thằng Sơn lên và gí vào bụng thằng này.

-Anh biết cái gì đây không, anh Sơn?

Nghe lành lạnh, thằng sơn vãi mồ hôi, vẻ mặt cứng cỏi lập tức tuột khỏi gương mặt nó. Có vẻ nó cố đừng để hai hàm răng va vào nhau nhưng tôi vẫn nghe những tiếng "lộp cộp" lẫn trong câu nói lắp bắp của nó:

- Ê, ê… Đừng chơi dại nha, Tường!” [1; 161].

Lời thoại dẫn nhập của nhân vật người Sơn nhằm mục đích đe dọa sẽ không bỏ qua cho hai anh em Thiều và Tường, sau khi bị hai anh em lập mưu trả thù đánh cho Sơn một trận đau đớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi cảm thán trong tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh (Trang 85 - 89)