7. Cấu trúc luận văn
3.2. Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán
3.2.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi
Hành vi hỏi là một hành vi được sử dụng nhiều trong các cuộc thoại, có vai trò quan trọng liên kết và duy trì sự tương tác giữa người nói Sp1 và người nghe Sp2. Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh mà luận văn khảo
sát, hành vi cảm thán được sử dụng nhiều nhất để hồi đáp cho hành vi hỏi: 178 lượt (chiếm 33,58 %).
3.2.1.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi nhằm mục đích để trả lời
[80] “Tôi nín thở, hỏi:
Sp1: - Con có mấy cái hoa tay hở chú? Chú Đàn lắc đầu thất vọng
Sp2: - Chẳng có cái nào hết” [1;10]
Trong lượt lời của Sp1 (nhân vật Thiều) với lượt lời của Sp2 (nhân vật nhân vật chú Đàn) là hai tham thoại với mục đích tìm câu trả lời cho số lượng hoa tay của Thiều. Câu trả lời của chú Đàn chứa hành vi cảm thán thể hiện sự thất vọng sau khi xem các ngón tay của Thiều nhưng không tìm thấy cái nào hết.
Ví dụ:
[81] “Sp1: - Con nói không đúng hả chú? - Tôi lo lắng
Sp 2: - Không! Con nói rất hay! Điều đớn giản thế mà lâu nay
chú không nghĩ ra! Ha Ha, hay quá! Thế là tôi vẫn có năm cái hoa tay, bà con ơi!” [1; 24]
Hành vi cảm thán của Sp2 (nhân vật chú Đàn) với thái độ ngạc nhiên xen lẫn vui mừng, hạnh phúc khi nhận ra điều mà bấy lâu nay chú Đàn không hề hay biết rằng: dù bàn tay phải không còn nhưng chú vẫn là người có năm cái hoa tay. Một sự thật mà nếu Thiều không nói ra thì có lẽ chú Đàn sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới.
3.2.1.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi nhằm mục đích khẳng định
Ví dụ:
[82] “Tường chưa chịu thôi. Lần nào nó cũng hỏi câu cũ rích:
Sp1: - Sao con ma không lẻn ra ngoài bằng cửa trước hả chú? Để được nghe chú Đàn trả lời cũng bằng câu cũ rích khác:
Sp2: - Ma không bao giờ ra vào bằng cửa trước. Ma chỉ đi cửa sau
hoặc cửa hông.” [1; 29]
Lượt thoại của Sp1 (nhân vật Tường) đã sử dụng hành vi hỏi nhưng với mục đích để nghe Sp2 (nhân vật chú Đàn) trả lời lại thắc mắc của mình một lần nữa để khẳng định việc con ma không bao giờ lẻn ra ngoài bằng cửa trước mà chỉ ra bằng cửa sau và cửa hông dù Tường đã biết câu trả lời.
Ví dụ:
[83] “Tôi sực nhớ ra:
Sp1: - Hồi trưa chắc mày te tua với ba hả? Sp2: - Anh cũng biết rồi mà” [1; 49]
Trong đối thoại ở ví dụ trên, ở lượt lời của Sp1 (nhân vật Thiều) đã biết chắc chắn kết cục của Tường về nhà thế nào cũng bị ba đánh cho te tua và hành vi hỏi của Thiều là để khẳng định rõ hơn việc Tường bị đánh cũng như thể hiện sự áy náy, hối lỗi và thương xót cho em trai vì đã ném đá khiến Tường bị cháy máu.
Ví dụ:
[84] “Sp1: Thế chuyện cô Thoan đi hái củi bị ma giấu cũng phịa à?
Sp2: - Cũng phịa. - Sơn gật đầu, nó nói bằng cái giọng như thể trừ đứa ngu là tôi ra cả làng này ai cũng biết sự thực cả rồi - Cả chuyện thằng Ghế
đi làm rẫy gặp ma trêu cũng thế.” [1; 118]
Lượt lời của Sp1 (nhân vật Thiều) là câu hỏi nhưng với mục đích khẳng định chắc chắn việc cô Thoan đi hái củi bị ma giấu là câu chuyện thêu dệt không có thực, vì Thiều cũng đã có được câu trả lời trước khi hỏi Sp2 là nhân vật Sơn.
3.2.1.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi nhằm mục đích trách móc, giận giữ, mỉa mai
Ví dụ:
[85] “Lúc tôi vác bộ mặt đẫm nước mắt quay về chỗ ngồi sau khi bị thầy
Nhãn trừng phạt, con Xin đã lo lắng quay sang tôi, giọng ngập tràn hối hận: Sp1: - Mình xin lỗi bạn nhé. Mình không ngờ thầy Nhãn lại phạt bạn. Sp2: - Xin lỗi cái đầu mày! - Tôi điên tiết - Mày nghĩ sao mà đem lá thư của tao nộp cho thầy vậy hả?
Sp1: - Mình có nghĩ gì đâu. Mình tưởng bạn chọc phá mình nên mình
méc với thầy thôi.
Sp2: - Mày đui hả? - Tôi càng cáu - Tao chọc phá mày hồi nào?” [1 ;88]
Trong ví dụ này, Sp2 (nhân vật Thiều) đã sử dụng hành vi hỏi nhằm mục đích trách móc, thể hiện thái độ giận giữ với Sp1 (nhân vật Xin) vì con Xin đã
đem bức thư Thiều nhờ Sơn gửi cho lên mách với thầy khiến Thiều bị phạt. Vốn chỉ định bắt chước chú Đàn viết thư cho chị Vinh vậy mà lại bị con Xin mách thầy nên Thiều cảm thấy rất tức giận.
Ví dụ:
[86] “Đấm chán, thằng Sơn dừng tay, hằm hè:
Sp1: - Thế nào? Thứ như tao có rớ được con Mận không?
Nhớ tới vẻ mặt buồn thảm và những giọt nước mắt của con Mận hôm nào, tôi quên cả đau.
Sp2: - Rớ cái củ cải tao đây nè! Đồ chó!” [1;149]
Lượt lời của Sp1 (nhân vật Sơn) gồm hai tham thoại và cả hai tham thoại đều là tham thoại hỏi nhưng nhằm mục đích mỉa mai đến Sp2 (nhân vật Thiều). Vì bị Thiều nói không xứng với con Mận nên Sơn đã ra tay đập cho Thiều một trận rất đau rồi nhơn nhơn bộ mặt mỉa mai khi nhìn Thiều bầm dập dưới đất. Nhưng vẫn bị Thiều đáp lại với thái độ giận dữ, coi thường.