Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 32 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập - kế thừa tài liệu

Kế thừa tài liệu là phương pháp sử dụng những tài liệu đã được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra của cơ quan có thẩm quyền... liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận văn. Kế thừa tài liệu nhằm giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng của bài luận văn. Phương pháp thu thập kế thừa tài liệu được sử dụng để thu thập các số liệu sau:

- Tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.

- Tư liệu nêu trong một số giáo trình và tài liệu liên quan đến xử lý nước thải, xử lý môi trường không khí bị ô nhiễm, xử lý ô nhiễm môi trường đất, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

- Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động của Trung tâm bảo vệ sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai thuộc sở y tế Đồng Nai thực hiện vào tháng 7/2011. Do kết quả phân tích gần sát với đợt thực tập nghiên cứu và do điều kiện thiết bị nên số liệu này được lấy làm kết quả đo môi trường không khí.

- Các tài liệu liên quan trên mạng internet, báo chí về công ty.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp

- Trực tiếp đi xuống khu vực nghiên cứu, tìm hiểu quy trình sản xuất, đặc biệt những công đoạn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Điều tra phương thức sản xuất, xả thải của các cơ sở sản xuất: sản xuất liên tục hay gián đoạn, có tính mùa vụ hay không, công nghệ vận hành hiện tại, xả thải trực tiếp ra môi trường hay qua xử lý, những nơi nào tiếp nhận nguồn thải.

- Điều tra nguyên liệu, hóa chất đầu vào, đầu ra.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu – phân tích

2.4.3.1. Mẫu không khí

Đo các chỉ số vi khí hậu, bụi, ánh sáng, hơi khí tại các vị trí sản xuất theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao Động và Vệ sinh môi trường.

Các thiết bị đo:

+ Đo vi khí hậu bằng máy: Testo 425, Âm kế Assman (Đức) + Đo ánh sáng bằng máy: Testo 545 (Đức)

+ Đo tiếng ồn bằng máy: Rion NL-21 (Made in Japan)

+ Đo bụi bằng máy: Máy SKC Quick take 3.0 (Japan), máy SL – 15P. + Đo hơi khí bằng bơm lấy mẫu khí Komyo (Japan) và ống phát hiện hơi khí độc (Japan).

Tiêu chuẩn: theo 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y Tế quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 và TCVN 5508- 2009.

2.4.3.2. Mẫu nước thải

Do nguồn tài liệu của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Lao Động & Môi trường Đồng Nai không thực hiện đo và phân tích mẫu nước thải, nên tôi đã tiến hành lấy mẫu nước và phân tích tại Trung tâm Môi trường & Ứng dụng thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là bảng các tiêu chuẩn phân tích mẫu nước:

Bảng 2.1: Phương pháp phân tích mẫu nước thải

STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492:1999

2 Chất rắn lơ lửng mg/l TCVN 6625:2000

3 BOD5 mg/l TCVN 6001:1995

4 COD mg/l TCVN 6491:1999

2.4.3.3. Mẫu đất

Đối với mẫu đất, tôi tiến hành lấy mẫu tại hai xưởng đó là mẫu M1 lấy tại xưởng tinh chế và mẫu M2 lấy tại xưởng ván ghép. Sau đó đưa mẫu về phân tích tại Trung tâm Môi trường & Ứng dụng thành phố Hồ Chí Minh.

2.4.4. Phương pháp so sánh, đánh giá

Dựa trên kết quả phân tích các thông số đã chọn để đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của phân xưởng ván ghép và phân xưởng tinh chế tới môi trường nước mặt, không khí và môi trường đất tại DNTN Thái Bình 1, luận văn sử dụng các QCVN tương ứng của bộ Tài nguyên và Môi trường để so sánh và đánh giá.

Đối với môi trường nước thải sử dụng QCVN 24: 2009/BTNMT và các tiêu chuẩn như: TCVN 6492:1999 – Xác định nồng độ pH. TCVN6625:2000-Xác định chất rắn lơ lửng. TCVN 6001:1995- Xác định nhu cầu sinh hóa sau 5 ngày. TCVN 6491:1999 – Xác định nhu cầu hóa học.

Đối với môi trường không khí sử dụng tiêu chuẩn vệ sinh lao động Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT và TCVN 5508 - 2009.

Đối với môi trường đất sử dụng các thang đánh giá về nồng độ pH, chỉ tiêu về lượng mùn trong đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 32 - 35)