Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 26 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.4.5.2. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường của Việt Nam

Nam

Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà ta áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn môi trường để đánh giá. Hiện nay ở nước ta cùng tồn tại nhiều bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường như Quy chuẩn chất lượng môi trường do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành năm 2008 và 2009; tiêu chuẩn chất lượng môi trường trong các cơ sở sản xuất do Bộ Y tế ban hành. Đối tượng của QCVN về môi trường quy định cho các thành phần của môi trường tự nhiên không thuộc trong phạm vi khu vực lao động trong các nhà máy xí nghiệp hay nói một cách khác là các thành phần môi trường nằm bên ngoài tường bao của nhà máy. Nó bao gồm các thông số đánh giá chất lượng không khí xung quanh, chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, nước thải đặc trưng cho từng ngành sản xuất đặc trưng, nước mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt,…Môi trường trong phân xưởng sản xuất (môi trường lao động) áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động của Bộ Y tế ban hành. Do đó khi đánh giá chất lượng môi trường cần phải áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp.

Đánh giá tác động môi trường nước mặt

Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là thành phần chủ yếu, quan trọng nhất và được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, quốc gia.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho đất nước Việt Nam đó là hiện trạng nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng nề và ngày càng thu hẹp về diện tích do việc khai thác quá mức của con người và biến đổi khí hậu.

Khi đánh giá chất lượng nước mặt người ta thường phải căn cứ vào nồng độ của các chất có trong nước. Trong phạm vi của đề tài khi đánh giá về chất lượng nước mặt ta sẽ đánh giá về một số chỉ tiêu sau:

- Xác định pH

- Xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD)

- Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) - Xác định hàm lượng nitơ tổng số

- Xác định hàm lượng photpho tổng số - Xác định hàm lượng amoni

- Xác định tổng lượng dầu mỡ - Xác định hàm lượng coliform

Đánh giá tác động môi trường không khí

Môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất, có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên trái đất, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự sinh tồn.

Ô nhiễm không khí chính là sự thay đổi các tính chất vật lý và hóa học của môi trường không khí, có khả năng gây tác động xấu tới đời sống động, thực vật và con người, đến các quá trình công nghệ trong sản xuất và các trạng thái tài nguyên thiên nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tức thời hay lâu dài.

Ô nhiễm không khí là một vấn đề có quy mô toàn cầu vì các chất ô nhiễm không khí dù từ nguồn nào và ở đâu cuối cùng cũng được phân tán khắp mọi nơi trong toàn bộ khí quyển trên trái đất.

Cũng giống như đánh giá chất lượng nước khi đánh giá chất lượng không khí chúng ta cũng cần phải dựa vào các tiêu chí để đánh giá. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá như sau:

- Nhiệt độ - Độ ẩm - Tốc độ gió - Ánh sáng - Xác định nồng độ bụi - Xác định nồng độ khí NO2 - Xác định nồng độ khí CO - Xác định nồng độ SO2 - Tiếng ồn.

Đánh giá tác động môi trường đất

Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định, thực vật, động vật, vi sinh vật sống trong lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao gồm nước, không khí, khí hậu...

Trong phạm vi đề tài khi đánh giá chất lượng đất ta cần quan tâm tới một số chỉ tiêu sau:

- Xác định pH

Đánh giá tác động môi trường nước thải

Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ nguồn nước thải chủ yếu là các công đoạn phun sơn, xử lý nhuộm màu, vệ sinh máy, nguồn nước thải của công nhân vệ sinh... Nếu nguồn nước này không được xử lý thích hợp mà thải trực tiếp ra môi trường thì nó không những sẽ làm ô nhiễm tới nguồn nước ở các sông suối, ao hồ... còn có thể gây hại đến sự sống và sự sinh sản của sinh vật dưới nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá tác động môi trường nước thải qua các tiêu chí sau: - Xác định pH của nước

- Xác định lượng chất rắn lơ lửng (TSS) - Xác định nhu cầu oxi hoá học (COD)

Chương 2:

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 26 - 30)