Môi trường nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 48)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.2.Môi trường nước thải

3.3. Ảnh hưởng của quá trình sản xuất của DNTN Thái Bình1 đến chất lượng

3.3.2.Môi trường nước thải

Sau khi thiến hành lấy mẫu và phân tích tại Trung tâm Môi trường & Ứng dụng thành phố Hồ Chí Minh tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.5: Kết quả phân tích nước thải STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT Cột B (Kf = 1,2; Kq =0,9) 1 pH - 6,97 5,5 - 9 2 Chất rắn lơ lửng mg/l 80 108 3 BOD5 mg/l 46,4 54 4 COD mg/l 76,1 108

* Nhận xét: Qua bảng số liệu kết quả phân tích môi trường nước ta thấy100% các chất đều đạt yêu cầu theo QCVN 24:2009/BTNMT. Như vậy, nguồn nước thải của công ty đã được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Các thông số của nước thải được biểu thị ở biểu đồ dưới đây:

Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện các thông số nước thải 3.3.3. Môi trường đất

Đối với các mẫu đất được lấy tại hai xưởng. Mẫu M1 được lấy tại xưởng tinh chế, mẫu M2 lấy tại xưởng ván ghép. Sau khi lấy và bảo quản mẫu được đưa về Trung tâm Môi trường & Ứng dụng thành phố Hồ Chí Minh phân tích. Sau khi phân tích tôi thu được kết quả như bảng 3.6:

Bảng 3.6: Kết quả phân tích môi trường đất

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả

M1 M2

1 pH - 5,1 5,6

2 Mùn % 3,5 3,0

* Nhận xét: Qua bảng kết quả đo được của môi trường đất chúng ta thấy độ pH của xưởng tinh chế là 5,1. Theo thang đánh giá độ chua của đất thì pH của xưởng tinh chế nằm trong khoảng từ 5,0- 5,5 được xếp vào loại chua nhẹ. Còn xưởng ván ghép độ pH nằm trong khoảng 5,5- 6,0 xếp vào loại gần trung tính. Còn về độ mùn trong đất của cả hai xưởng thì nằm trong giới hạn 2- 4% nên được xếp vào loại trung bình.

3.4. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DNTN THÁI BÌNH 1 DNTN THÁI BÌNH 1

3.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

3.4.1.1. Nguyên nhân, nguồn gốc tạo ra bụi ô nhiễm

Trong công nghiệp chế biến gỗ, máy móc dùng để gia công có chủng loại phong phú, quy cách không đồng nhất, những loại máy móc này trong quá trình gia công chế biến sẽ tạo ra một lượng lớn bụi gỗ, lượng bụi này thông thường là mùn cưa, dăm vụn, sợi gỗ, bột gỗ... Tại công ty sản phẩm sản xuất chủ yếu là ván ghép nên lượng bụi tạo ra chủ yếu từ các loại máy bào (bào 4 mặt, bào 2 mặt ), máy tạo mộng, máy chà nhám... Nếu như chúng không được xử lý một cách hợp lý, sẽ tạo thành sự ô nhiễm đối với môi trường không khí ở mức độ tương ứng.

- Trong các công đoạn: Bào, phay, tạo ngón ghép, đánh nhẵn trong quá trình hoạt động đều sinh ra bụi. Các loại máy bào, máy phay, máy đành nhẵn trong quá trình gia công không những tạo ra một lượng lớn bụi gỗ mà số lượng và tính chất của bụi gỗ tạo ra còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Chủng loại gỗ, cấu tạo và tính chất của gỗ, nhiệt độ và độ ẩm khi gia công, chủng loại máy... khác nhau mà chúng cũng khác nhau.

Ví dụ: một máy bào bốn mặt loại trung bình trong quá trình gia công sẽ thải ra một lượng vỏ và vụn bào khoảng 300kg/1h, một máy đánh nhẵn bốn

mặt hai băng nhám trong quá trình hoạt động liên tục có thể thải ra khoảng 1000kg bụi mỗi giờ. Hoặc cùng với một điều kiện khi tiến hành đánh nhẵn lượng bụi tạo ra khi đánh nhẵn gỗ lá rộng cao hơn so với khi đánh nhẵn gỗ lá kim. Ngoài ra, bụi tạo ra do đánh nhẵn là khác so với bụi tạo ra do cưa, bụi tạo ra do đánh nhẵn có tính thân nước rất cao, mà lại dễ bị lắng.

- Các phương tiện vận chuyển (xe, máy nâng hạ hoặc các động lực kéo...) trong nhà xưởng cũng thải ra môi trường một lượng lớn khói ô nhiễm. - Sự thay đổi về các điều kiện vật lý và hóa học của không khí cũng có thể tạo ra một lượng nhỏ bụi ô nhiễm.

3.4.1.2. Nguyên nhân, nguồn gốc tạo ra tiếng ồn

Trong các xưởng chế biến gỗ tiếng ồn tạo ra chủ yếu từ các loại máy móc, thiết bị chế biến, gia công gỗ. Tại DNTN Thái Bình 1 tiếng ồn tạo ra chủ yếu từ các loại máy bào (máy bào 4 mặt, máy bào 2 mặt), các máy đánh nhẵn, máy phay mộng... Các loại máy này thường có tốc độ quay nhanh, tốc độ cắt cao nên khi làm việc tiếng ồn tạo ra là rất lớn. Đặc biệt, một số máy móc đã được sử dụng lâu đời, nhiều bộ phận giảm âm, chống ồn đã bị mất hoặc gỡ ra trong quá trình sửa chữa nhưng không được lắp lại nên cũng tạo ra tiếng ồn rất lớn. Ngoài ra, khi máy hoạt động có sự tác động, va chạm giữa các vật thể rắn với nhau nên gây ra ồn...

3.4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải

Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, ô nhiễm nước thải chủ yếu là do các quá trình sản xuất keo dán, bảo quản gỗ, hệ thống phun sơn, các quá trình vệ sinh máy móc, nước thải sinh hoạt của công nhân... Bởi vì, trong các quá trình này đều cần đến một lượng nước lớn công nghiệp dùng để làm dung dịch, làm nước rửa...

Tại doanh nghiệp tư nhân Thái Bình 1, lượng nước thải chủ yếu từ quá trình vệ sinh máy móc, dầu mỡ của máy, quá trình rửa các thùng keo, rửa các thiết bị sau khi sử dụng hết, nước thải từ sinh hoạt của công nhân trong công ty...

3.4.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất

Ô nhiễm đất chủ yếu là từ các nguồn chất thải công nghiệp, nguồn nước thải, khí thải của nhà máy thải ra môi trường.

Do một số loại chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất như cành nhánh, đầu mẩu, phoi bào...

3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG

Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không chỉ đơn thuần là kết quả của việc xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý mà là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại công ty:

3.5.1. Giải pháp quy hoạch

Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm khống chế và giảm thiểu tác hại của ô nhiễm trong khu vực.

- Công ty cần phải quy hoạch. bố trí khoảng cách giữa các máy phải phù hợp nhằm đảm bảo sự thông thoáng cho nhà máy. Mặt khác, khoảng cách hợp lý sẽ loại trừ hay hạn chế lan truyền ô nhiễm của nhà máy, tạo điều kiện cách ly, chống lây lan hỏa hoạn.

- Bố trí bộ phận sản xuất hợp lý như bố trí riêng biệt khu vực sản xuất, khu vực phụ trợ, kho nguyên liệu... để tạo điều kiện trong sản xuất và thuận lợi cho việc giám sát và xử lý chất thải.

- Ngoài ra, công ty cần phải nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất để làm giảm nồng độ ô nhiễm môi trường của khu vực sản xuất của công ty.

3.5.2. Giải pháp quản lý

- Tổ chức các lớp học về công nghệ sản xuất đúng cách để không ảnh hưởng tới môi trường

-Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý. Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Làm vệ sinh mặt bằng sản xuất thường xuyên.

-Tổ chức các lớp về vệ sinh an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, khuyến cáo các tác hại do bụi gây ra và các biện pháp bảo vệ.

-Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động. Đo nồng độ bụi, đặc biệt là nồng độ bụi hô hấp. Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi.

3.5.3. Giải pháp ý thức

- Đưa ra các hình thức xử lý khắt khe nhằm để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của công ty.

- Tuyên truyền về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường

-Đeo khẩu trang ngăn bụi (loại có hiệu suất lọc bụi hô hấp cao). Nơi làm việc có nồng độ bụi và hàm lượng silíc tự do trong bụi cao thì phải sử dụng bán mặt nạ hoặc mặt nạ lọc bụi.

Ở nước ta hiện nay, biện pháp cá nhân sử dụng khẩu trang chống bụi được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên hiệu quả ngăn bụi của khẩu trang cần phải xem xét bởi người lao động chủ yếu sử dụng khẩu trang bằng vải thông thường hoặc màn xô. Ưu điểm của các loại khẩu trang này là giá thành rẻ, trở lực hô hấp thấp, có thể sử dụng được nhiều lần nhưng hiệu suất lọc bụi không cao. Một số loại khẩu trang nhập ngoại hoặc

sản xuất trong nước có hiệu suất lọc bụi cao thì giá thành lại đắt (15- 20.000đồng/chiếc), chỉ sử dụng được một lần hoặc trở lực hô hấp cao gây khó thở cho người lao động khi làm việc thể lực nặng nhọc. Để sử dụng khẩu trang có hiệu quả, cần nghiên cứu để lựa chọn loại khẩu trang thích hợp.

3.5.4. Giải pháp công nghệ

Đây là biện pháp được coi là cơ bản vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ các chất ô nhiễm có hiệu quả tốt nhất. Biện pháp công nghệ bao gồm sử dụng những công nghệ sản xuất không có hoặc có ít chất thải, nó cũng bao gồm việc thay thế nguyên nhiên liệu để nhằm giảm bớt chất độc hại thải ra môi trường. Có thể sử dụng các thiết bị xử lý chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường. Để nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm thì công ty áp dụng một số giải pháp công nghệ sau:

3.5.4.1. Đối với môi trường không khí

Khống chế ô nhiễm bụi

Quá trình xử lý các loại bụi tạo ra trong công nghiệp chế biến gỗ rất phức tạp, cần căn cứ vào sự khác nhau của các nhân tố như: quá trình tạo ra bụi, tính chất của bụi, số lượng bụi, mức độ nguy hại của bụi... để lựa chọn những biện pháp thích hợp và tiến hành xử lý bụi. Tại xưởng sản xuất của công ty đã lắp các hệ thống thu hồi bụi tại các máy như: Máy bào 4 mặt, máy bào 2 mặt, máy phay, máy cắt... Công ty đã áp dụng quy trình xử lý bụi như hình 3.10.

- Quy trình xử lý bụi gỗ:

Hình 3.10: Quy trình xử lý bụi gỗ

- Thuyết minh quy trình công nghệ:

Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên các máy công cụ. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm bụi theo hệ thống đường ống dẫn vào Xiclon.

Xiclo Hệ thống đường ống Chụp hút Bụi gỗ Khí sạch Quạt hút Thiết bị lọc túi vải

Hạt bụi trong dòng không khí chuyển động chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy. Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài xiclon. Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài của Xiclon, va chạm với nó, sẽ mất năng và rơi xuống phễu, lượng bụi tinh còn lại sẽ theo dòng khí qua thiết bị lọc túi vải.

Không khí lẫn bụi đi qua tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được tất cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ.

Sau một khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm tăng sức cản của màng lọc, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc. Khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải được dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài không khí.

* Qua khảo sát thực tế tại công ty tác giả đề xuất giải pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm bụi

- Biện pháp thay thế: thay thế những nguyên liệu độc hại bằng những nguyên liệu ít hoặc không độc hại. Thay động cơ hút bụi có công suất lớn đồng thời nâng cấp cải tạo đường ống hút bụi đến từng phân xưởng phù hợp với công suất làm việc của công ty.

- Thay đổi quy trình sản xuất để hạn chế phát sinh bụi. Cơ giới hoá, tự động hoá để tránh tiếp xúc với bụi.

- Biện pháp thông khí: bao gồm thông khí chung (đưa không khí sạch vào để hoà loãng không khí bị ô nhiễm rồi sau đó hút không khí bị pha loãng

đó ra bằng quạt hút) và thông khí hút cục bộ (hút bụi bằng một chụp hút rồi đẩy không khí có chứa bụi ra ngoài qua các ống dẫn bằng quạt đẩy).

- Biện pháp cách ly: những nguồn phát sinh nhiều bụi được che chắn, cách ly để hạn chế bụi phát tán ra các công đoạn, bộ phận khác.

- Biện pháp làm ẩm: những nơi bụi nhiều (bộ phận cưa, bào, khoan, ...) nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể phun nước, tưới ẩm dùng quạt phun sương làm ẩm không khí nhằm làm giảm nồng độ bụi môi trường.

Ngoài ra công ty còn trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân như: Khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ...

Giảm thiểu tiếng ồn

Tất cả các máy móc thiết bị trong xưởng sản xuất của công ty đã qua sử dụng, một số bộ phận giảm âm bị mất, tạo ra tiếng ồn rất lớn. Để giảm thiểu tiếng ồn từ máy móc, thiết bị tác giả đề xuất công ty áp dụng các biện pháp sau:

- Hiện đại hóa thiết bị và hoàn thiện quá trình công nghệ.

- Thường xuyên kiểm tra máy móc, độ mài mòn các chi tiết máy luôn tra dầu mỡ bôi trơn các máy và thay thế các chi tiết mài mòn.

- Kiểm tra mức ồn của máy móc thiết bị, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép thì phải lắp các thiết bị giảm âm. Không sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao.

- Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng biện pháp trồng các dải cây xanh có lá um tùm vừa đảm bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan truyền tiếng ồn đến môi trường xung quanh.

Ngoài ra, để hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình sản xuất đến hoạt động của khu vực xung quanh, các máy móc gây tiếng ồn lớn như máy cưa, máy khoan,... sẽ không nên vận hành vào giờ nghỉ trưa để tránh tác động đến sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.

3.5.4.2. Đối với môi trường nước thải

Xử lý nước thải sinh hoạt

Công ty đã xử lý nước thải sinh hoạt theo quy trình hình 3.11: - Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt:

Hình 3.11: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt

Nguồn tiếp nhận Bể lắng Máy thổi khí Bể Aerotank

Bể điều hòa Bể ngăn tách

Hầm tự hoại

Bể phân hủy bùn kỵ khí

- Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải sinh hoạt của công nhân từ các hầm tự hoại qua bể ngăn tách nhằm loại bỏ các tạp chất nhẹ có trong nước thải. Sau đó được bơm vào bể điều hòa. Từ bể điều hòa, nước thải được đưa vào bể sinh học hiếu khí (Bể Aerotank) để được hòa trộn với bùn vi sinh hoạt tính để tạo thành hỗn hợp vi sinh và nước thải. Vi sinh vật hiếu khí trong hỗn hợp bùn hoạt tính sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải dưới dạng thức ăn thành các hợp chất đơn giản hơn và vô hại với môi trường. Hỗn hợp vi sinh và nước thải được chảy vào Bể lắng, nơi bùn hoạt tính được lắng lại và nén ở đáy bể. Bùn lắng được tuần hoàn (khoảng 25-80 % tổng lưu lượng) vào bể sinh học hiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh ổn định trong bể. Nước sau lắng được đưa vào nguồn tiếp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 48)