Môi trường không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 43 - 48)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.1.Môi trường không khí

3.3. Ảnh hưởng của quá trình sản xuất của DNTN Thái Bình1 đến chất lượng

3.3.1.Môi trường không khí

Bảng 3.3: Kết quả đo vi khí hậu tại khu vực sản xuất

STT Vị trí đo Thông số Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) 1 Xưởng tinh chế Máy cắt 30,7 77 0,29

2 Máy bào Lipsaw 31,2 75 0,39

3 Khu vực giữa xưởng 31,4 73 0,52

4 Máy chà nhám 31,3 75 0,38 5 Xưởng ván ghép Đầu xưởng 31,8 75 0,48 6 Máy ghép ngang 31,7 74 0,62

7 Khu vực lựa màu 31,9 73 0,41

8 Máy cào quay 32 72 0,46

9 Máy ghép dọc 31,9 73 0,45

10 Máy bào 31,8 71 0,47

11 Máy phay 31,9 69 0,40

12 Giữa xưởng 31,8 71 0,38

TCVN 5508 - 2009 18 - 32 40 - 80 0,2 – 1,5

( Nguồn: Trung tâm bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai)

Để đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình sản xuất tại DNTN Thái Bình 1 đến môi trường không khí thì chúng ta phải đi tìm hiểu đánh giá các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, nồng độ bụi và tiếng ồn... của doanh nghiệp đến môi trường xung quanh. Qua tìm hiểu khảo sát tại công ty cùng

với việc thu thập được số liệu của Trung tâm bảo vệ sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai tôi thống kê kết quả ở bảng 3.3.

* Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy 100% các mẫu đo nhiệt

độ, độ ẩm và tốc độ gió đều đạt yêu cầu TCVN 5508 – 2009. Như vậy, các yếu tố vi khí hậu đảm bảo tốt cho công nhân sản xuất.

- Nhiệt độ tại khu vực sản xuất

Hình 3.4: Biểu đồ nhiệt độ tại khu vực sản xuất

Nhiệt độ là một yếu tố rất quan trọng đối với cơ thể con người. Nhiệt độ cao quá sẽ làm người công nhân có cảm giác khó chịu, có thể phát sinh một số bệnh tật, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nhìn vào biểu đồ hình 3.4 ta thấy được các yếu tố nhiệt độ của công ty đều đạt yêu cầu TCVN 5508 – 2009. Như vậy, nhiệt độ môi trường của công ty không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân.

- Độ ẩm tại khu vực sản xuất

Hình 3.5: Biểu đồ độ ẩm tại khu vực sản xuất

Nhìn vào biểu đồ hình 3.5 ta nhận thấy rằng độ ẩm tại khu vực sản xuất tương đối ổn định và đạt yêu cầu theo TCVN 5508 – 2009.

- Tốc độ gió tại khu vực sản xuất

Hình 3.6: Biểu đồ tốc độ gió

Gió là yếu tố quan trọng nhất trong việc lan truyền chất ô nhiễm trong không khí và sáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng cao thì

chất ô nhiễm trong không khí được vận chuyển càng xa vùng ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Khi tốc độ gió nhỏ quá thì chất ô nhiễm chụp xuống mặt đất gây nên tình trạng ô nhiễm khu vực. Nhìn vào biểu đồ hình 3.6 ta thấy tốc độ gió tại khu vực sản xuất nằm trong khoảng từ 0,29 – 0,62 (m/s) nằm trong tiêu chuẩn cho phép từ 0,2 – 1,5 (m/s). Tuy nằm trong tiêu chuẩn cho phép nhưng tốc độ gió cũng thấp. Như vậy, rất dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí cho khu vực.

3.3.1.2. Sự ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn

Để đánh giá sự ảnh hưởng của nồng độ bụi và tiếng ồn tại khu vực sản xuất thì ta chỉ cần khảo sát lấy mẫu ở một số khu vực tạo ra nhiều bụi và tiếng ồn lớn, chủ yếu ở các khu vực như: khu vực máy cắt, khu vực máy bào, khu vực máy phay và khu vực chà nhám. Đây là những khu vực tạo ra nồng độ bụi nhiều và tiếng ồn lớn. Kết quả đo nồng độ bụi và tiếng ồn được thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Kết quả đo nồng độ bụi và tiếng ồn

STT Khu vực đo Thông số

Bụi (mg/m3) Tiếng ồn(dBA)

1 Xưởng tinh chế Khu vực máy cắt 4,26 88,5 2 Khu vực chà nhám 8,74 89,0 3 Xưởng ván ghép

Khu vực máy bào 5,89 92,0

4 Khu vực máy phay 3,97 93,1

Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động

Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT

≤ 6 ≤ 85

* Nhận xét: Qua bảng kết quả đo nồng độ bụi và tiếng ồn tại khu vực

ta nhận thấy nồng độ bụi tại khu vực tương đối cao. Đặc biệt tại khu vực chà nhám nồng độ bụi là 8,74 (mg/m3) vượt tiêu chuẩn cho phép tới 2,74 (mg/m3). Như vậy, công ty cần phải có những biện pháp làm giảm khả năng ô nhiễm bụi, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động và làm giảm năng suất lao động. Còn về tiếng ồn đo được tại khu vực thì tại khu vực sản xuất tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Công ty cần phải có các biện pháp hạn chế tiếng ồn giảm rung và phải trang bị cho công nhân trang phục để làm hạn chế bệnh nghề nghiệp xảy ra.

- Nồng độ bụi tại khu vực sản xuất

Hình 3.7: Biểu đồ nồng độ bụi của khu vực sản xuất

Hình 3.7 là biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tại khu vực sản xuất của công ty. Nồng độ bụi rất lớn, nó là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Chính vì thế công ty cần có biện pháp làm giảm nồng độ bụi để hạn chế ô nhiễm không khí cho khu vực và xung quanh.

- Tiếng ồn tại khu vực sản xuất

Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện tiếng ồn của khu vực sản xuất

Nhìn vào biểu đồ hình 3.8 ta thấy tiếng ồn của khu vực là rất lớn, so sánh với Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động – Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT thì tiếng ồn tại khu vực vượt chỉ tiêu cho phép. Do các máy móc thiết bị của công ty qua sử dụng đã lâu, một số bộ phận che chắn giảm âm bị mất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 43 - 48)