Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của DNTN Thái Bình1

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 50 - 52)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4.Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của DNTN Thái Bình1

3.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

3.4.1.1. Nguyên nhân, nguồn gốc tạo ra bụi ô nhiễm

Trong công nghiệp chế biến gỗ, máy móc dùng để gia công có chủng loại phong phú, quy cách không đồng nhất, những loại máy móc này trong quá trình gia công chế biến sẽ tạo ra một lượng lớn bụi gỗ, lượng bụi này thông thường là mùn cưa, dăm vụn, sợi gỗ, bột gỗ... Tại công ty sản phẩm sản xuất chủ yếu là ván ghép nên lượng bụi tạo ra chủ yếu từ các loại máy bào (bào 4 mặt, bào 2 mặt ), máy tạo mộng, máy chà nhám... Nếu như chúng không được xử lý một cách hợp lý, sẽ tạo thành sự ô nhiễm đối với môi trường không khí ở mức độ tương ứng.

- Trong các công đoạn: Bào, phay, tạo ngón ghép, đánh nhẵn trong quá trình hoạt động đều sinh ra bụi. Các loại máy bào, máy phay, máy đành nhẵn trong quá trình gia công không những tạo ra một lượng lớn bụi gỗ mà số lượng và tính chất của bụi gỗ tạo ra còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Chủng loại gỗ, cấu tạo và tính chất của gỗ, nhiệt độ và độ ẩm khi gia công, chủng loại máy... khác nhau mà chúng cũng khác nhau.

Ví dụ: một máy bào bốn mặt loại trung bình trong quá trình gia công sẽ thải ra một lượng vỏ và vụn bào khoảng 300kg/1h, một máy đánh nhẵn bốn

mặt hai băng nhám trong quá trình hoạt động liên tục có thể thải ra khoảng 1000kg bụi mỗi giờ. Hoặc cùng với một điều kiện khi tiến hành đánh nhẵn lượng bụi tạo ra khi đánh nhẵn gỗ lá rộng cao hơn so với khi đánh nhẵn gỗ lá kim. Ngoài ra, bụi tạo ra do đánh nhẵn là khác so với bụi tạo ra do cưa, bụi tạo ra do đánh nhẵn có tính thân nước rất cao, mà lại dễ bị lắng.

- Các phương tiện vận chuyển (xe, máy nâng hạ hoặc các động lực kéo...) trong nhà xưởng cũng thải ra môi trường một lượng lớn khói ô nhiễm. - Sự thay đổi về các điều kiện vật lý và hóa học của không khí cũng có thể tạo ra một lượng nhỏ bụi ô nhiễm.

3.4.1.2. Nguyên nhân, nguồn gốc tạo ra tiếng ồn

Trong các xưởng chế biến gỗ tiếng ồn tạo ra chủ yếu từ các loại máy móc, thiết bị chế biến, gia công gỗ. Tại DNTN Thái Bình 1 tiếng ồn tạo ra chủ yếu từ các loại máy bào (máy bào 4 mặt, máy bào 2 mặt), các máy đánh nhẵn, máy phay mộng... Các loại máy này thường có tốc độ quay nhanh, tốc độ cắt cao nên khi làm việc tiếng ồn tạo ra là rất lớn. Đặc biệt, một số máy móc đã được sử dụng lâu đời, nhiều bộ phận giảm âm, chống ồn đã bị mất hoặc gỡ ra trong quá trình sửa chữa nhưng không được lắp lại nên cũng tạo ra tiếng ồn rất lớn. Ngoài ra, khi máy hoạt động có sự tác động, va chạm giữa các vật thể rắn với nhau nên gây ra ồn...

3.4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải

Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, ô nhiễm nước thải chủ yếu là do các quá trình sản xuất keo dán, bảo quản gỗ, hệ thống phun sơn, các quá trình vệ sinh máy móc, nước thải sinh hoạt của công nhân... Bởi vì, trong các quá trình này đều cần đến một lượng nước lớn công nghiệp dùng để làm dung dịch, làm nước rửa...

Tại doanh nghiệp tư nhân Thái Bình 1, lượng nước thải chủ yếu từ quá trình vệ sinh máy móc, dầu mỡ của máy, quá trình rửa các thùng keo, rửa các thiết bị sau khi sử dụng hết, nước thải từ sinh hoạt của công nhân trong công ty...

3.4.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất

Ô nhiễm đất chủ yếu là từ các nguồn chất thải công nghiệp, nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 50 - 52)