Đối với môi trường đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 63)

Như đã phân tích ở trên ô nhiễm đất là do các nguồn chất thải, nước thải. Khi gặp nước mưa nó sẽ ngấm dần vào đất làm đất bị ô nhiễm. Chính vì thế để giảm thiểu ô nhiễm đất thì chúng ta phải quan tâm đến việc xử lý các chất thải, nước thải trước khi thải ra môi trường. Công ty phải thu gom, phân loại các chất thải trước khi xử lý, phải có hệ thống xử lý nước thải. Như thế sẽ làm giảm khả năng ô nhiễm đất.

Chương 4:

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát và tiến hành phân tích thực nghiệm tại DNTN Thái Bình 1 tôi rút ra được những kết luận sau:

- Bằng phân tích và tổng hợp các tài liệu luận văn đã đưa ra các cơ sở lý thuyết chung để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ảnh hưởng của các tác động môi trường tới con người cũng như môi trường xung quanh.

- Kết quả khảo sát môi trường không khí: Kế thừa tài liệu kết quả đo kiểm tra môi trường lao động của Trung tâm bảo vệ sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai thực hiện.

+ Đối với kết quả đo vi khí hậu thì 100% các mẫu đo đều đạt yêu cầu chỉ tiêu theo TCVN 5508 – 2009. Như vậy, điều kiện vi khí hậu ở công ty đảm bảo tốt cho công nhân lao động sản xuất.

+ Đối với kết quả đo nồng độ bụi: nồng độ bụi tại khu vực sản xuất tương đối cao. Đặc biệt là tại khu vực chà nhám nồng độ bụi vượt chỉ tiêu cho phép lên tới 2,74 mg/m3. Do vậy, cần phải có biện pháp làm giảm lượng bụi tại khu vực làm việc đặc biệt là khu vực chà nhám để tránh các bệnh về đường hô hấp.

+ Đối với kết quả đo tiếng ồn: tiếng ồn đo được tại khu sản xuất đều vựơt quá chỉ tiêu cho phép từ 3,5 – 8,1 dBA. Người lao động làm việc trong môi trường này lâu sẽ bị các bệnh như ù tai, điếc... Như vậy, công ty cần đưa ra các giải pháp nhằm giảm ồn để tránh các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Kết quả khảo sát môi trường nước thải: Với môi trường nước thải tôi tiến hành lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu pH, TSS, BOD5, COD. Tất cả các

chỉ tiêu phân tích đều đạt yêu cầu theo QCVN 24:2009/BTNMT. Như vậy, nguồn nước thải của công ty đã được xử lý trước khi thải ra môi trường.

- Kết quả khảo sát môi trường đất: Đối với môi trường đất tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu về độ pH và độ mùn của đất. Độ mùn của cả hai xưởng đều xếp vào loại trung bình. Theo thang đánh giá độ pH thì pH của xưởng tinh chế xếp vào loại chua nhẹ và pH của xưởng ván ghép xếp vào loại gần trung tính.

4.2. KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường tại DNTN Thái Bình 1 tôi có một số kiến nghị sau:

- Để góp phần bảo vệ môi trường tại công ty một cách hiệu quả nhất thì chúng ta cần có những nghiên cứu tiếp theo về các chỉ tiêu môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí một cách sâu rộng hơn.

- Quy hoạch cấu trúc hợp lý nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường trong công ty cũng như khu vực xung quanh.

- Cần phải kiểm tra, lắp đặt các hệ thống giảm âm, giảm độ rung cho các máy nhằm hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.

- Cần có nhiều nghiên cứu, báo cáo về môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ để nhằm giảm tiểu ô nhiễm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ TNMT (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp

QCVN 24: 2009/BTNMT.

2. Các đề tài khóa luận về đánh giá tác động môi trường tại thư viện trường Đại học Lâm nghiệp.

3. Lê Đức (chủ biên- 2004), Một số phương pháp phân tích môi trường”, Giáo trình, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động tại DNTN Thái Bình 1 tháng 7/2011 của Trung tâm bảo vệ sức khỏe Lao động và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

5. Một số trang web của bộ tài nguyên môi trường, google.com.vn, tailieu.vn, enidc.com.vn...

6. Một số tiêu chí đánh giá về chất lượng mùn trong đất, pH, pHKCl, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Bùi Văn Năng, Phân tích môi trường, Bài giảng, Khoa QLTNR & MT- Đại học Lâm Nghiệp.

8. Lê Văn Tản (2011), “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến đồ gỗ ở Việt Nam.

9. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

PHỤ LỤC

Hình ảnh thực tế tại phân xưởng sản xuất ván Finger Joint

Nguyên liệu đưa vào sản xuất Phân xưởng Finger Joint

Bào thô Lựa chất lượng

Ghép dọc Bào thanh ghép dọc

Ghép ngang Chà nhám

Hình ảnh thực tế tại phân xưởng ván ghép Lamination

Nguyên liệuđưa vào sản xuất Phân xưởng Lamination

Bào thô Lựa chất lượng

Hình ảnh thực tế tại phân xưởng ván ghép Lamination

Chà nhám Phân xưởng

KCS Nhập kho thành phẩm

Phụ biểu 01:

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP QCVN 24:2009/BTNMT

(National Technical Regulation on Industrial Wastewater)

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận.

Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.

Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch hoặc dung tích của các hồ, ao, đầm nước.

Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận nước thải.

Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải công nghiệp được xả vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau:

Cmax = C x Kq x Kf

- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l);

- Kqlà hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải. - Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải.

- Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq

và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β.

* C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại bảng 1:

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

- Thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ.

Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

TT Thông số Đơn vị Giá trị C

A B

1 Nhiệt độ 0C 40 40

2 pH - 6-9 5,5-9

3 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu

4 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - 20 70 5 BOD5 (200C) mg/l 30 50 6 COD mg/l 50 100 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 8 Asen mg/l 0,05 0,1 9 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 10 Chì mg/l 0,1 0,5 11 Cadimi mg/l 0,005 0,01 12 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 13 Crom (III) mg/l 0,2 1 14 Đồng mg/l 2 2 15 Kẽm mg/l 3 3 16 Niken mg/l 0,2 0,5 17 Mangan mg/l 0,5 1 18 Sắt mg/l 1 5 19 Thiếc mg/l 0,2 1 20 Xianua mg/l 0,07 0,1 21 Phenol mg/l 0,1 0,5 22 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 5 23 Dầu động thực vật mg/l 10 20

24 Clo dư mg/l 1 2

25 PCB mg/l 0,003 0,01

26 Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l 0,3 1

27 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0,1 0,1

28 Sunfua mg/l 0,2 0,5

29 Florua mg/l 5 10

30 Clorua mg/l 500 600

31 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5 10

32 Tổng Nitơ mg/l 15 30

33 Tổng Phôtpho mg/l 4 6

34 Coliform MPN/100ml 3000 5000

35 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1

36 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0

* Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số Kq của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)

Đơn vị tính: mét khối/giây (m3 /s) Hệ số Kq Q  50 0,9 50 < Q  200 1 200 < Q  1000 1,1 Q > 1000 1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nước thải vào 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp các

sông, suối, kênh, mương, khe, rạch không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định lưu lượng trung bình của 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq.

* Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số Kq của hồ, ao, đầm Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)

Đơn vị tính: mét khối (m3) Hệ số Kq

V ≤ 10 x 106 0,6

10 x 106 < V ≤ 100 x 106 0,8

V > 100 x 106 1,0

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở xác định hệ số Kq.

* Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ không

dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1,3.

* Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1.

Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf Lưu lượng nguồn thải (F)

Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) Hệ số Kf

F ≤ 50 1,2

50 < F ≤ 500 1,1

500 < F ≤ 5.000 1,0

F > 5.000 0,9

Trường hợp nước thải được gom chứa trong hồ nước thải thuộc khuôn viên của cơ sở phát sinh nước thải dùng cho mục đích tưới tiêu thì nước trong hồ phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6773:2000 về chất lượng nước – chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.

Phụ biểu 02:

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

(National technical regulation on hazardous substances in ambient air)

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng

- Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc

hại trong không khí xung quanh.

- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh

và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.

- Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.

1.2. Giải thích từ ngữ

- Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong

khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1.

- Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong

khoảng thời gian 8 giờ liên tục.

- Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong

khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).

- Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo

được trong khoảng thời gian một năm.

2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc

hại trong không khí xung quanh quy định tại bảng 5:

Bảng 5: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí

xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)

TT Thông số Công thức hóa học Thời gian trung bình Nồng độ cho phép Các chất vô cơ 1 Asen (hợp chất, tính theo As) As 1 giờ 0,03 Năm 0,005

2 Asen hydrua (Asin) AsH3 1 giờ 0,3

Năm 0,05

3 Axit clohydric HCl 24 giờ 60

4 Axit nitric HNO3 1 giờ 400

5 Axit sunfuric H2SO4 1 giờ 300

24 giờ 50

Năm 3

6 Bụi có chứa ôxít silic > 50% 1 giờ 150

24 giờ - 50

7 Bụi chứa amiăng Chrysotil Mg3Si2O3(OH) - 1 sợi/m3

8 Cadimi

(khói gồm ôxit và kim loại – theo Cd) Cd 1 giờ 0,4 8 giờ 0,2 Năm 0,005 9 Clo Cl2 1 giờ 100 24 giờ 30 10 Crom VI (hợp chất, tính theo Cr) Cr+6 1 giờ 0,007 24 giờ 0,003 Năm 0,002 11 Hydroflorua HF 1 giờ 20 24 giờ 5 Năm 1 12 Hydrocyanua HCN 1 giờ 10 13 Mangan và hợp chất (tính theo MnO2) Mn/MnO2 1 giờ 10 24 giờ 8 Năm 0,15

14 Niken (kim loại và hợp chất,

tính theo Ni)

Ni 24 giờ 1

15 Thủy ngân (kim loại và hợp

chất, tính theo Hg)

Hg 24 giờ 0,3

Các chất hữu cơ

16 Acrolein CH2=CHCHO 1 giờ 50

17 Acrylonitril CH2=CHCN 24 giờ 45

Năm 22,5

24 giờ 30

19 Axit acrylic C2H3COOH Năm 54

20 Benzen C6H6 1 giờ 22 Năm 10 21 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 1 giờ KPHT 22 Cloroform CHCl3 24 giờ 16 Năm 0,04 23 Hydrocabon CnHm 1 giờ 5000 24 giờ 1500

24 Fomaldehyt HCHO 1 giờ 20

25 Naphtalen C10H8 8 giờ 500

24 giờ 120

26 Phenol C6H5OH 1 giờ 10

27 Tetracloetylen C2Cl4 24 giờ 100

28 Vinyl clorua CICH=CH2 24 giờ 26

Các chất gây mùi khó chịu

29 Amoniac NH3 1 giờ 200

30 Acetaldehyt CH3CHO 1 giờ 45

Năm 30

31 Axit propionic CH3CH2COOH 8 giờ 300

32 Hydrosunfua H2S 1 giờ 42

33 Methyl mecarptan CH3SH 1 giờ 50

24 giờ 20

34 Styren C6H5CH=CH2 24 giờ 260

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 63)