Quy trình sản xuất ván ghép Lamination

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 39 - 42)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.Quy trình sản xuất ván ghép Lamination

3.2. Thực trạng sản xuất tại DNTN Thái Bình1

3.2.2.Quy trình sản xuất ván ghép Lamination

Hình 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép Lamination

Lamination - ván ghép ngang là loại ván được ghép theo chiều rộng của thanh gỗ, từ những thanh gỗ có chiều rộng hạn chế qua quá trình ghép ngang sẽ tạo ra những tấm ván có chiều rộng lớn theo yêu cầu và mục đích

Tráng keo Lựa màu Lựa chất

lươ ̣ng Bào thô

Nguyên liê ̣u

Ghép ngang Chà nhám

KCS

Nhập kho thành phẩm

sử dụng. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm của công ty rất đa dạng về kích thước. Chủ yếu các sản phẩm ván ghép ngang sử dụng làm mặt bàn, mặt ghế, tấm ngăn cách, ván sàn...

Thuyết minh quy trình công nghệ và quy trình phát sinh chất thải: - Nguyên liệu: Cũng giống như sản xuất ván Finger joint nguyên liệu để sản xuất ván ghép Lamination là các thanh gỗ xe được nhập từ các công ty khác về, đã được qua xử lý.

- Bào thô: Gỗ nguyên liệu sau khi được nhập về công ty có chất lượng bề mặt kém trước khi đưa vào sản xuất tinh người ta phải trải qua công đoạn bào thô. Quá trình bào thô được thực hiện trên máy bào bốn mặt tạo ra các phoi bào gây bụi tạo ra ô nhiễm không khí.

- Lựa chất lượng: nguyên liệu sau khi qua quá trình bào thô sẽ được chuyển qua công đoạn lựa chất lượng. Tại đây các thanh gỗ không đạt tiêu chuẩn như nứt, mắt...sẽ được loại bỏ hoặc được mang tới khu vực sửa lỗi để sửa góp phần tận dụng được nguồn nguyên liệu.

- Lựa màu: Những thanh gỗ sau khi đã đảm bảo về chất lượng nhưng chưa đồng đều màu sắc nên người ta phải tiến hành lựa màu để đảm bảo được sự đồng đều về màu sắc.

- Tráng keo: Keo sử dụng ở đây là keo EPI-Bond (Emulsion Polymeric Isocyanate) dòng sản phẩm keo hai thành phần, dạng nhũ, không chứa độc tố formaldehyde, phenol, amin.

- Ghép ngang: Sau khi quét keo xong, các thanh gỗ được chuyển sang máy ghép ngang để tiến hành ghép. Ghép thành những tấm ván to hay nhỏ là tùy thuộc vào yêu cầu sản phẩm.

- Chà nhám: để tấm ván sản phẩm đạt được chất lượng bề mặt yêu cầu và làm xóa mờ đi các vết keo ghép nối thì tấm ván sẽ được đưa qua máy chà nhám. Thực hiện chà nhám từng mặt khi đạt độ nhẵn ở mặt này thì mới chuyển qua chà nhám mặt sau.

- KCS: Các tấm ván trước khi nhập vào kho thì phải qua kiểm tra chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm nào không đạt có thể bị loại bỏ hoặc trở lại khu vực sửa lỗi.

- Sản phẩm sau khi kiểm tra xong đạt yêu cầu về chất lượng sẽ được nhập kho và xuất hàng.

Tại phân xưởng tinh chế của công ty đang sản xuất các chi tiết cánh cửa, mặt bàn theo đơn đặt hàng của Nhật Bản. Dưới đây là quy trình sản xuất chi tiết:

Hình 3.3: Quy trình công nghệ sản xuất chi tiết cánh cửa

Thuyết minh quy trình công nghệ và quy trình phát sinh chất thải:

- Nguyên liệu: nguyên liệu để sản xuất các chi tiết cánh cửa, mặt bàn được công ty sử dụng từ các tấm ván ghép. Các tấm ván đã đạt yêu cầu về độ ẩm, khả năng chống chịu với môi trường và đạt yêu cầu về độ nhẵn bề mặt.

- Cắt hai đầu: Các tấm ván ghép đem vào sản xuất được ghép từ các

Cắt hai đầu

Nguyên liệu Bo cạnh

KCS Chà nhám

hai đầu để đảm bảo yêu cầu kích thước của sản phẩm. Khi cắt sẽ tạo ra một lượng phoi bào gây ô nhiễm không khí.

- Bo cạnh: Sau khi cắt hai đầu phù hợp với kích thước sản phẩm thì người ta chuyển sang máy bo cạnh một đầu. Bo cạnh nhằm làm tăng tính thẩm mĩ cho sản phẩm.

- Làm rãnh: Sau khi bo cạnh xong, chuyển sang máy tubi tạo các rãnh cho chi tiết. Để nhằm có thể ghép các chi tiết với nhau một cách dễ dàng.

- Chà nhám: Để đảm bảo độ nhẵn bề mặt thì người ta chuyển tiếp sang công đoạn đánh nhẵn. Máy đánh nhẵn cũng tạo ra lượng bụi rất lớn gây ô nhiễm không khí.

- KCS: Sau khi hoàn tất các công đoạn, sản phẩm sẽ được chuyển đến bộ phận kiểm tra chất lượng. Những sản phẩm nào đạt yêu cầu sẽ chuyển sang kho thành phẩm, còn lại những sản phẩm nào chưa đạt yêu cầu có thể đem quay trở lại các khâu trên để sửa lỗi.

- Kiểm tra chất lượng xong, sản phẩm đạt yêu cầu sẽ nhập kho và xuất khẩu.

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DNTN THÁI BÌNH 1 ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Tác Động Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Tại DNTN Thái Bình 1 (Trang 39 - 42)