Phương pháp và phương pháp đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học địa lí 12 ở tỉnh điện biên (Trang 88 - 89)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phương pháp và phương pháp đánh giá thực nghiệm

3.3.1. Phương pháp thực nghiệm

- Tiến hành theo phương pháp khác nhau tại các lớp được chọn dạy thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận về tính hiệu quả của việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Các lớp chọn thực nghiệm chia làm 2 nhóm.

+ Nhóm lớp thực nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, các tiết học thực nghiệm theo định hướng phát triển năng lực hướng nghiệp.

+ Nhóm lớp đối chứng: dạy học theo cấu trúc bình thường như SGK theo cách tổ chức dạy học truyền thống

- Yêu cầu: HS được chọn làm lớp TN, lớp ĐC có số lượng và trình độ nhận thức ngang nhau, điều kiện học tập tương đồng. GV dạy TN là những người có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm.

+ Trước khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi phát phiếu khảo sát cho GV và HS (phiếu khảo sát phụ lục 1 và phụ lục 2) để tìm hiểu về việc GDHN trong nhà trường, việc tích hợp GDHN trong môn Địa lí và việc nắm kiến thức hướng nghiệp của mỗi HS (kết quả của phiếu khảo sát này đã được trình bày ở chương I).

+ Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành 2 đợt thực nghiệm:

a)Đợt thực nghiệm thứ 1 tiến hành với GV dạy Địa lí để cung cấp kiến thức, xin ý kiến thực tế, hoàn thiện nội dung và giáo án thực nghiệm;

b) Đợt thực nghiệm thứ 2: chúng tôi tiến thực nghiệm 2 lần:

Thực nghiệm lần 1 Đợt 2, tác giả trực tiếp dạy thực nghiệm, với sự dự giờ của 4 GV dạy Địa lí, nhằm mục đích xin ý kiến đóng góp về mục tiêu thực nghiệm, kiểm chứng sự hứng thú của HS, xin kiến đóng góp của GV và HS, qua đó hoàn thiện giáo án thực nghiệm để tiến hành thực nghiệm lần 2;

Thực nghiệm lần 2 Đợt 2: Lần TNSP này là thực nghiệm sư phạm có đối chứng. Trong đó tương ứng với các nội dung thực nghiệm, có một lớp đối chứng. Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều do cùng một GV giảng dạy, chỉ khác nhau ở chỗ:

. Lớp thực nghiệm, GV thực hiện bài lên lớp, hướng dẫn HS tự học và tiến hành bài học tích hợp theo quy trình các bước chúng tôi đã xác lập và giáo án đã chỉnh sửa qua thực nghiệm lần 1 đợt 2 (được trình bày ở chương II);

. Lớp đối chứng, GV và HS tiến hành bài học theo giáo án và phương pháp vẫn dùng.

+ Sau mỗi đợt thực nghiệm và sau mỗi lần thực nghiệm, chúng tôi đều tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm cả về mặt định tính và định lượng (nhận xét, đánh giá qua quan sát, phỏng vấn sâu, tổng hợp phiếu hỏi, tổng hợp bài kiểm tra,...).

3.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

Để tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm cả về mặt định tính và định lượng, tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau

Bài thu hoạch được HS làm sau khi học xong các bài thực nghiệm giúp tác giả đánh giá việc lĩnh hội kiến thức địa lí và GDHN qua các tiết học thực nghiệm.

Đánh giá thông qua các phiếu xin ý kiến của GV, những ý kiến của GV góp phần hoàn thiện kế hoạch dạy học, là cơ sở đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài học chủ đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn địa lí 12.

Đánh giá thông qua các phiếu xin ý kiến của HS, những ý kiến của HS sau khi học xong mỗi bài thực nghiệm, từ đó tác giả đánh giá được mức độ nhận thức trong mỗi tiết học

Phỏng vấn: phương pháp này kết hợp với quan sát và phiếu hỏi sẽ bổ sung những vấn đề mà tác giả muốn kiểm trứng, làm rõ thêm.

Phương pháp thống kê toán: Áp dụng phương pháp này để xử lí về mặt định lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học địa lí 12 ở tỉnh điện biên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)