Nhiệm vụ và ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học địa lí 12 ở tỉnh điện biên (Trang 27 - 28)

6. Những đóng góp của đề tài

1.1.4. Nhiệm vụ và ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp

* Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp

Theo sách “Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Đặng Danh Ánh [1] thì giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông có 5 nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức cho học sinh làm quen với các ngành nghề của nền kinh tế, đặc biệt với các nghề phổ biến.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục nghề cho học sinh nhằm giúp các em có ý thức chọn nghề.

- Tiến hành tư vấn chọn nghề cho học sinh.

- Giúp học sinh tìm hiểu nhân cách của mình để giúp các em chọn nghề phù hợp - Giáo dục học sinh có thái độ lao động đúng với mọi ngành nghề.

* Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp

Theo sách “Một số vấn đề về hướng nghiệp cho học sinh phổ thông” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân thì giáo dục hướng nghiệp có 4 ý nghĩa sau [27].

Ý nghĩa giáo dục: nhờ giáo dục hướng nghiệp, nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có nội dung giáo dục cho học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong

sáng, có thái độ đúng đắn đối với lao động. Do đó, hướng nghiệp chính là một bộ phận cấu thành giáo dục. Chính sự làm quen và tiếp xúc với nghề, quá trình tiếp cận kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự “thử sức” với lao động nghề nghiệp… do giáo dục hướng nghiệp mang đến còn giúp học sinh rèn luyện sự sáng tạo, khéo tay, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế.

Ý nghĩa kinh tế: giáo dục hướng nghiệp giúp đẩy mạnh phân luồng học sinh, phân luồng nhân lực của xã hội, giúp đất nước sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi. Đây chính là ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động trong xã hội. Mỗi năm, có không ít học sinh sau trung học phổ thông không thể học lên bậc cao hơn và tham gia trực tiếp vào thị trường lao động, nếu lực lượng này được tổ chức, hướng dẫn đi vào thị trường lao động một cách khoa học và đáp ứng được yêu cầu của phân công lao động xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao.

Ý nghĩa chính trị: giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng khi thực hiện chiến lược giáo dục, chiến lược con người và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nếu công tác này được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh tốt nghiệp các cấp, phân hóa học sinh có năng lực, phát hiện học sinh có năng khiếu…, từ đó góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài một cách thiết thực, theo đúng định hướng của chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, chiến lược phát triển nhân lực từng giai đoạn chính trị cụ thể.

Ý nghĩa xã hội: Nếu làm tốt giáo dục hướng nghiệp, thế hệ trẻ sẽ được định hướng vào cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của thanh thiếu niên sẽ ổn định, từ đó xã hội cũng ổn định hơn. Nói cách khác, thanh thiếu niên cần được giúp đỡ để tìm được nghề phù hợp với mình và nhu cầu của xã hội, từ đó, hăng say làm việc và cống hiến, tránh để xảy ra tình trạng “vô công rỗi nghề”, “nhàn cư vi bất thiện”, gây bất ổn trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học địa lí 12 ở tỉnh điện biên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)