Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Tổ chức thực nghiệm
3.4.1. Chọn bài thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan, việc lựa chọn bài dạy là khâu quan trọng vì trong mỗi bài học nội dung đơn vị kiến thức khác nhau đòi hỏi phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Vì vậy tôi đã chọn bài dạy tiêu biểu của chương trình Địa lí 12 để thực nghiệm cho các quan điểm lí thuyết đã phân tích.
Để tiến hành, tôi đã chọn nghiên cứu bài:
- Bài thực nghiệm số 1: Bài 17: Lao động và việc làm (Hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp trong giờ nội khóa)
Hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, chủ đề: PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI DI SẢN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp trong giờ ngoại khóa)
3.4.2. Chọn trường
Nhằm đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan, trung thực tác giả đã chọn thực nghiệm ở 04 trường THPT khác nhau trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ - Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh
- Trường THPT Huyện Điện Biên
Các trường được lựu chọn thực nghiệm đảm bảo về điều kiện thực nghiệm. Cơ sở vật chất của các trường thực nghiệm được trang bị đáp ứng được yêu cầu khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm. HS tích cực và sãn sàng hợp tác. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh là 2 trường chất lượng cao với các HS đầu vào được tuyển chọn.
3.4.3. Chọn lớp
Ở mỗi trường thực nghiệm tác giả chọn 2 lớp
- Để triển khai các giải pháp đã nêu ra trong đề tài, chúng tôi chọn 4 trường THPT mỗi trường chọn 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng: Tại trường THPT thành phố Điện Biên Phủ chọn lớp thực nghiệm (12B7) và chọn lớp đối chứng (12B8); trường THPT Nội Trú tỉnh chọn lớp thực nghiệm (12C8) và chọn lớp đối chứng (12C7); trường THPT chuyên Lê Quý Đôn chọn lớp thực nghiệm (12C5) và chọn lớp đối chứng (12C7); trường THPT Huyện Điện Biên chọn lớp thực nghiệm (12C1) và chọn lớp đối chứng (12C3); Tổng số 267 HS tham gia TN, trong đó khối lớp TN là 135 HS và khối lớp ĐC là 132 HS. Các cặp TN và ĐC có trình độ nhận thức, điều kiện học tập và các mặt khác tương đương nhau, do cùng một GV Địa lí giảng dạy. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ TN giữa 2 lớp tương đương nhau.
3.4.4. Chọn giáo viên
Để đảm bảo cho quá trình thực nghiệm mang tính khách quan tác giả chọn mỗi trường một giáo viên dạy ở lớp thực nghiệm và đối đối chứng. GV thực nghiệm là những người nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng. Tác giả lựa chọn các GV có số năm giảng dạy khác nhau nhưng đều có ý tức trong việc giáo dục hướng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học. Cụ thể:
- Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn: cô Nguyễn Thị Dung - Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ: cô Đỗ Thị Thảo - Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh: cô Hà Thị Huyền - Trường THPT Huyện Điện Biên: cô Hoàng Ngọc Anh
3.4.5. Thời gian thực nghiệm
Căn cứ vào mục đích, nội dung thực nghiệm các bài thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2019- 2020.
3.5. Nội dung thực nghiệm
Để việc thực nghiệm sư phạm đạt kết quả cao, khẳng định được tính chính xác, khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành TN Bài 17 (Lao động và việc làm); tiết 50-52 (Địa lí địa phương- thông qua hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, chủ đề: Phát triển du lịch gắn với di sản của tỉnh Điện Biên)
Công việc TN được tiến hành theo các bước sau: - Chuẩn bị giáo án:
+ Kiểu 1: Giáo án TN soạn theo dự kiến của luận văn, tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS trong dạy học Địa lí Việt Nam ở các trường THPT thành phố Điện Biên Phủ.
+ Kiểu 2: Giáo án ĐC do GV của trường TN chuẩn bị, được soạn giảng theo phương pháp bình thường, không tổ chức tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Địa lí 12.
- Kiểm tra chất lượng dạy học bằng cách cho HS cả lớp ĐC và lớp TN làm bài thu hoach trong thời gian sau các tiết học đó.
Dạy 02 tiết tại các lớp 12 tại trường. Nội dung thiết kế các hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp trong dạy học Địa lí.
TNSP gồm 2 đợt:
* Đợt 1:
a) Tác giả tổ chức cho GV Địa lí (GV của trường đề tài sẽ tiến hành thực nghiệm) tìm hiểu các kiến thức về Hướng nghiệp được trình bày ở chương 1 và chương 2; Trao đổi với GV Địa lí về mục đích, nội dung, phương pháp thực nghiệm; Cung cấp cho GV các tài liệu tham khảo cần thiết để GV trau dồi kiến thức về giáo dục hướng nghiệp; Cung cấp và hướng dẫn cho GV Địa lí cách soạn giáo án có nội dung GDHN theo đúng quy trình GDHN đã đề ra; GV dạy thực nghiệm tham khảo các giáo án đã soạn sẵn ở chương 2; Hướng dẫn GV tích hợp các câu hỏi, yêu cầu, nội dung về giáo dục hướng nghiệp theo các mức độ liên hệ, bộ phận hay toàn phần.
b) Dựa trên các kiến thức vừa trao đổi, tác giả luận văn xin ý kiến đóng góp của GV về quy trình và biện pháp GDHN trong môn Địa lí 12 THPT; góp ý chỉnh sửa hoàn thiện cho giáo án dạy thực nghiệm; Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Địa lí 12 (được trình bày ở chương 2 của luận văn).
* Đợt 2 (gồm 2 lần tiến hành TNSP):
+ Lần 1: Tác giả trực tiếp dạy 2 bài thực nghiệm tại lớp 12C7, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Điện Biên: Bài 17 (Lao động và việc làm; Tiết 50-52 (Địa lí địa phương) theo 2 giáo án đã soạn và đã chỉnh sửa qua tập huấn đợt 1. Các tiết dạy này có các giáo viên Địa lí dạy thực nghiệm lần 2 cùng dự giờ.
Thực nghiệm lần 1, mục đích xin ý kiến của GV và HS đánh giá về tính phù hợp, khả thi của việc GDHN trong dạy học Địa lí 12 THPT; góp ý hoàn thiện quy trình và biện pháp giáo dục hướng nghiệp ở chương 2 của luận văn; góp ý, bổ sung và hoàn thiện giáo án thực nghiệm.
+ Lần 2: GV Địa lí đã tham dự tập huấn đợt 1, dự giờ thực nghiệm lần 1 đợt
2, tiến hành dạy TNSP theo 2 giáo án đã chỉnh sửa; lớp đối chứng: GV dạy 2 bài trên bằng giáo án soạn dạy theo cách bình thường.
c) Quá trình dạy thực nghiệm bao gồm cả việc quan sát, phỏng vấn, tham khảo ý kiến; kiểm tra kết quả học tập của HS, phân tích, so sánh kết quả với lớp
đối chứng. Khảo sát, thăm dò sự hứng thú của HS khi các em tham gia học, đánh giá định lượng và định tính sau thực nghiệm và so sánh với lớp đối chứng và khảo sát trước thực nghiệm để rút ra những kết luận sau thực nghiệm cho vấn đề tác giả đề xuất.
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả định lượng
Chúng tôi sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu kết quả chấm bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả dạy học và phương pháp mà luận văn đề xuất đảm bảo tính khách quan và chính xác. Với mỗi đợt kiểm tra, chúng tôi tiến hành các công việc cụ thể sau:
- Lập bảng thống kê cho cả 2 nhóm lớp TN và ĐC theo mẫu:
Lớp N Số HS (hoặc sối bài kiểm tra) đạt điểm i
x (ni)
TN ĐC
Trong đó: n: Số HS (hoặc số bài kiểm tra) của lớp TN hoặc ĐC
i
x : Điểm số theo thang điểm 10.
i
n : Số HS (hay bài kiểm tra) có điểm số x.
- Tính các tham số đặc trưng:
+ Điểm trung bình (X ): Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức sau:
1 1 n i i i X x n n + Phương sai ( 2
S ): Phương sai đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả nghiên cứu. Phương sai càng lớn, sai biệt càng lớn. Ngược lại, phương sai càng nhỏ, sai biệt càng nhỏ. Phương sai còn biểu diễn độ phân tán của tập số liệu kết quả nghiên cứu đối với giá trị trung bình. Phương sai càng lớn, độ phân tán xung quanh giá trị trung bình càng lớn và ngược lại.
2 2 1 1 ( ) . n i i i S x X n n
+ Độ lệch chuẩn (S): Khi có hai giá trị trung bình như nhau chưa kết luận
hai kết quả giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh giá trị trung bình cộng. Sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn (S), được tính theo công thức:
2 ( ) i i n x X S n hoặc 2 S S
Độ lệch chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán, kết quả càng đáng tin cậy.
+ Sai số trung bình cộng (m): Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu, được tính theo công thức:
S
m n
+ Hệ số biến thiên S12(%)): Khi có 2 trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên, được tính theo công thức:
% S .100
Cv X
Hệ số biến thiên càng nhỏ thì kết quả có độ tin cậy càng cao. Cụ thể: Cv từ 010%: Dao động nhỏ, độ tin cậy cao.
Cv từ 10%30%: Dao động trung bình.
Cv từ 30%100%: Dao động lớn, độ tin cậy thấp.
+ Hiệu trung bình (dTNÐC ): So sánh điểm trung bình cộng của các lớp TN và ĐC trong các lần kiểm tra.
Ð
Ð TN C
TN- C
d X X
+ Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định t theo công thức:
2 2 DC TN d DC TN X X t S S n n
Giá trị tới hạn của td trong bảng phân phối Student với 0,05 và bậc tự do n n1 n2 2. Nếu td ta thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC
là có ý nghĩa.
Kết quả định lượng thể hiện bằng kết quả điểm số bài kiểm tra, thể hiện qua bảng 3.1 và được tính toán định lượng qua bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.1: Bảng phân phối điểm các bài kiểm tra các lớp TN và ĐC của 4 trường thực nghiệm
Lần KT Đối tượng lớp Tổng bài KT Số bài đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 135 0 0 0 0 10 28 38 26 18 15 ĐC 132 0 4 13 12 27 32 26 14 4 0 2 TN 135 0 0 0 0 8 28 33 25 22 19 ĐC 132 0 2 15 14 25 32 25 15 4 0 Tổng hợp TN 270 0 0 0 0 18 56 71 51 40 34 ĐC 264 0 6 28 26 52 64 51 29 8 0
Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất tổng điểm các bài kiểm tra ở các lớp TN và ĐC Lần KT số Lớp Tổng bài KT Điểm dưới TB (< 5 điểm) Điểm TB (5 -6 điểm) Điểm khá (7 - 8 điểm) Điểm giỏi ( 9- 10 điểm) SL % SL % SL % SL % 1 TN 135 0 0 38 28.1 64 47.5 33 24.4 ĐC 132 29 22 59 44.7 40 30.3 4 3.0 2 TN 135 0 0 36 26.7 58 43,0 41 30.3 ĐC 132 31 23.5 57 43.2 40 30.3 4 3.0 Tổng hợp TN 270 0 0 74 27.4 122 45.3 74 27.3 ĐC 264 60 22.7 116 43.9 80 30.4 8 3.0
Biểu đồ 3.1. Phân phối tần suất tổng điểm các bài kiểm tra ở các lớp TN (%)
Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất tổng điểm các bài kiểm tra ở các lớp ĐC (%)
Nhận xét về kết quả định lượng
Qua thực nghiệm, kết quả cho thấy việc dạy học theo hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua môn địa lí 12 THPT đem lại kết quả khả quan, có tác dụng tíc cực trong việc dạy học địa lí và giao dục và GDHN. Nhóm thực nghiệm không có bài đạt điểm trung bình trở xuống, nhóm đối chứng có 60 bài điểm trung bình trở xuống ( 22.7%).
Về điểm TB các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm đều cao hơn đều cao hơn điểm trung bình của các lớp đối chứng
Như vậy, các lớp tham gia thực nhiệm có kết quả tốt hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ việc dạy học thực nghiệm bước đầu đã đạt được kết quả nhất định trong việc dạy học giáo dục hướng nghiệp cho HS qua môn địa lí 12 THPT.
3.6.2. Kết quả định tính
Qua quá trình tiến hành thực nghiệm, quan sát thực tế cho thấy:
Dạy học giáo dục hướng nghiệp cho HS qua môn địa lí lớp 12 THPT có tác dụng tạo ra cho HS hứng thú học tập mới, hăng hái rèn luyện ý thức, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức một cách tối ưu, rèn luyện được nhiều kĩ năng địa lí cần thiết, mặt khác còn giúp HS hiểu về bản thân, thế giới nghề nghiệp và quan trọng hơn nữa là có được những kiến thức bổ ích để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân
Đối với các giờ học hay nội dung yêu cầu HS sử dụng kiến thức liên môn, thực tiễn để liên hệ GDHN các em không còn cảm giác lúng túng, e ngại mà ngược lại còn rất chủ động, tự tin có tinh thần học tập sôi nổi vì vậy sẽ hiểu bài nhanh hơn, không khí lớp học thải mái, tích cực hơn.
Kết quả của các mặt hoạt động của mỗi tiết thực nghiệm đã chứng minh trong hoạt động dạy học các em HS có thể tự mình nhận thức, học sinh lớp thực nghiệm tăng kiến thức về giáo dục hướng nghiệp giúp các các em hiểu về bản thân mình và thế giới nghề nghiệp hơn từ đó sẽ tự tin lập kế hoạch sẵn sàng chọn nghề.
Các GV THPT mặc dù không thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong dạy học địa lí vì nhiều lí do song đều khẳng định các tiết học có tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ngoài thực tế thì HS rất hào hứng, tích cực học tập từ khâu chuẩn bị đến khâu thể hiện. Qua các HĐTN hướng nghiệp các em đã phát triển các năng lực tìm kiếm,tìm hiểu các thông tin địa lí trên mạng xã hội; đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, trình bày các sản phẩm học tập.
Thầy cô nhận thấy hình thức tổ chức HĐTNHN góp phần quan trọng cho sự thành công của tiết học. Hình thức tổ chức cần đa dạng, đổi mới nhưng phải phù hợp với năng lực của lớp học và cá nhân người học. các hình thức tổ chức HĐTNHN trên thực tế đã được đánh giá là hiệu quả.
Tất cả các thầy cô đều khẳng định dạy học Địa lí có tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nhiệp cho HS đã giúp khắc phục hạn chế của dạy học truyền thống. qua đó giúp HS tích cực, chủ động làm chủ kiến thức. Khi đó sản phẩm của quá trình dạy học không chỉ là hành trang kiến thức mà hơn thế là các phẩm chất và năng lực cần thiết cho một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Các thầy cô đều đánh giá thiết kế các hoạt động trải nghiệm là tốn công, tốn sức nhất. vì ở khâu này đòi hỏi người GV cần nghiên cứu kĩ cấu trúc bài, trọng tậm bài, các năng lực học tập sẵn có của mỗi lớp, nguồn tư liệu có thể tham khảo mà HS có thể tiếp cận được để từ đó định hình các HĐTNHN phù hợp cả về số lượng, nội dung và hình thức. các HĐTNHN được thầy cô đánh giá là khả thi là các hoạt động gắn với các tình huống thực tiễn. Các HĐTNHN mà HS thấy là các hoạt động phát huy được khả năng quan sát, thực hiện, thực hành, diễn xuất và hợp tác của HS.
Tất cả các thầy cô đều khẳng định dạy học địa lí có tổ chức các HĐTNHN cho HS đã giúp khắc phục hạn chế của dạy học truyền thống đó là HS học ghi nhớ máy móc, thụ động, thay thế vào đó là sự tích cực, chủ động làm chủ kiến thức của các em. Khi đó sản phẩm của quá trình dạy học không chỉ là hành trang kiến thức