6. Những đóng góp của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp và phân luồng họcsinh trung họ cở
một số nước trên thế giới
Trong những thập niên gần đây do sự gia tăng dân số và nhu cầu giáo dục khiến giáo dục kỹ thuật nghề ở các quốc gia đã có nhiều thay đổi nhằm định hướng cho mọi người nghề nghiệp tương lai. Công nghệ và đào tạo hướng nghiệp trở thành nền tảng trong hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng người học, giáo dục của phần lớn các nước đều có xu hướng phân thành 2 luồng chính: luồng hàn lâm phát triển theo hướng học lên đại học khoa học công nghệ và luồng nghề nghiệp phát triển theo hướng đào tạo kỹ thuật - nghề nghiệp ở các trình độ trung học, cao đẳng, đại học. [43]
1.2.1.1. Kinh nghiệm ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế gần như bằng không và số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện
đại. Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản có chính sách phát triển trường trung học kỹ thuật bậc cao và thành lập loại hình trường cao đẳng công nghệ đào tạo 5 năm với đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Trong một số chương trình, học sinh có thể tham gia vào các khóa đào tạo nghề thông qua liên kết giữa nhà trường và các nhà tuyển dụng địa phương. Sau trung học cơ sở, khoảng 70% học sinh học tiếp lên trung học phổ thông để vào đại học, cao đẳng; khoảng 30% học sinh còn lại đi theo hướng đào tạo nghề.
1.2.1.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Trung Quốc đang ngày càng nỗ lực phát triển nền giáo dục để trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới. Hệ thống giáo dục của Trung Quốc bao gồm 3 cấp bậc: bậc tiểu học, bậc trung học và bậc cao (Cao đẳng, đại học và sau đại học). Bậc tiểu học: kéo dài 6 năm và là chế độ giáo dục bắt buộc được nhà nước bảo trợ. Bậc trung học: gồm trung học phổ thông và trung học dạy nghề. Trung học phổ thông kéo dài 6 năm gồm giai đoạn sơ trung và cao trung. Trung học dạy nghề kéo dài 3 năm do 3 loại trường đảm nhiệm là: Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Giáo dục bậc cao: thường là 4 năm bao gồm nhiều nghành nghề khác nhau do các trường của nhà nước và trường tư thục thực hiện.
Giáo dục Trung Quốc hiện đang thay đổi theo xu hướng của các nước phát triển. Các trường đại học của nhà nước cũng phải tự hạch toán và không còn được nhà nước bao cấp hoàn toàn. Chất lượng giáo dục và phương pháp cũng được thay đổi theo kịp sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc đã hình thành thể chế phân luồng giáo dục theo 3 tầng bậc là: phân luồng sau tốt nghiệp tiểu học, phân luồng sau tốt nghiệp sơ trung (trung học cơ sở) và phân luồng sau tốt nghiệp cao trung (trung học phổ thông), trong đó phân luồng sau sơ trung là chủ yếu. Mục tiêu phân luồng sau giáo dục bắt buộc ở Trung Quốc là hai luồng giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp đạt tỷ lệ 1:1 và phát triển theo hướng quy mô giáo dục nghề nghiệp trung cấp lớn hơn giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông liên thông với nhau và phát triển hài hòa.
1.2.1.3. Kinh nghiệm ở Singapore
Singapore được mệnh danh là con rồng của Châu Á vì sự vươn lên mạnh mẽ của mình trong kinh tế. Tuy là một đảo quốc nhỏ bé, nhưng Singapore luôn đặt giáo dục làm trọng tâm trong các chính sách của mình. Nền giáo dục của Singapore được xây dựng trên nền tảng lâu đời của Anh quốc, chính vì thế đã đạt được thành tựu khổng lồ, là quốc gia trong mơ của những ai đang có giấc mơ du học.
Hệ thống giáo dục tại Singapore được phát triển trên nền tảng: mỗi sinh viên đều có những năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt. Hệ thống giáo dục được áp dụng một cách linh hoạt để giúp học sinh thể hiện hết tài năng của bản thân một cách toàn diện nhất. Giáo dục phổ thông và đại học Singapore có rút ngắn thời gian, cụ thể là trung học phổ thông ở đây chỉ có 2 năm, đại học chỉ có 3 năm.
Công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông ở Singapore được lồng ghép và tích hợp trong các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi từ bậc trung học đến cả bậc học sau phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp gồm 3 giai đoạn: Nhận thức nghề nghiệp; khám phá nghề nghiệp; kế hoạch thực thi nghề nghiệp. Quá trình này giúp cho mỗi người nhận ra bản sắc riêng của chính mình, khám phá ra khả năng ưu thế của bản thân, nhận thức những quyền lợi giá trị nghề nghiệp cần theo đuổi, từ đó có những kế hoạch khả thi để phát triển nghề nghiệp nhằm hướng tới xây dựng năng lực tình cảm xã hội giúp học sinh trở thành chủ động, linh hoạt và dễ thích nghi với môi trường sống.
1.2.1.4.Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ
Tích hợp giáo dục văn hóa và giáo dục nghề đang là xu hướng chính hiện nay ở bậc học trung học phổ thông Hoa Kỳ. Nhằm giúp học sinh xác định đúng nghề, đội ngũ giáo viên cố vấn (3-5 người) sẽ đồng hành cùng học sinh ngay từ đầu năm lớp 11 đến cuối năm lớp 12. Giáo viên cố vấn không giảng dạy bất cứ môn học nào khác. Hầu hết các trường, trung bình một tuần sẽ có một tiết học với giáo viên cố vấn. Ngoài ra, các giáo viên này còn liên hệ với các trường đại học, công ty,… để thông báo và tạo điều kiện cho học sinh đến tham dự các sự kiện giống như một thành viên chính thức của đơn vị đó. Những định hướng này đã giúp học sinh xác định được hướng đi và có sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
1.2.2. Thực trạng về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng về giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Trong những năm qua các trường THPT đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình phân phối của Bộ GD-ĐT đối với cấp THPT là 81 tiết, cụ thể 27 tiết/năm học, bình quân mỗi tháng học sinh được học giáo dục hướng nghiệp 3 tiết. Ở trường THPT, tư vấn hướng nghiệp thường tập trung vào những nội dung sau:
- Giúp học sinh định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tương lai bằng cách cung cấp những thông tin về hệ thống ngành nghề và hệ thống các trường đào tạo nghề trong xã hội; giới thiệu những ngành, nghề mà xã hội, địa phương đang có nhu cầu.
- Tư vấn cho học sinh chọn nghề phù hợp, có căn cứ khoa học bằng cách:
+ Sử dụng các trắc nghiệm hướng nghiệp làm cơ sở khoa học khách quan để đánh giá năng lực trí tuệ, xu hướng nghề nghiệp, tính cách... của học sinh, qua đó giúp các em hiểu bản thân mình hơn
+ Chỉ ra những đặc điểm, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, đieu kiện sức khoẻ. của nghề, trên cơ sở đó học sinh đối chiếu với những đặc điểm của bản thân để có thể tự mình đưa ra sự lựa chọn phù hợp
+ Giúp học sinh nói lên những khó khăn của mình trong việc chọn nghề, giải đáp những vướng mắc của các em và cho lời khuyên chọn nghề phù hợp.
Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói chung, tư vấn hướng nghiệp nói riêng chưa hiệu quả (53.8% học sinh đánh giá chưa hiệu quả và 10.3% cho rằng không hiệu quả). Trong những hoạt động hướng nghiệp được các trường thực hiện, “Dạy nghề phổ thông” là hoạt động được tiến hành thường xuyên nhất. Nhưng có lẽ việc dạy nghề ở trường phổ thông chỉ mới giúp học sinh hình thành những tri thức, kỹ năng cơ bản, sơ đẳng về nghề chứ chưa ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn nghề của học sinh (vì có đến 82.5% học sinh chọn học ở bậc đại học và chỉ có 1.8% chọn học ở các trường nghề). Bên cạnh đó, nhiều học sinh học nghề chỉ nhằm mục đích được cộng điểm vào kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra, một số biện pháp hướng nghiệp khác cũng rất quan trọng nhưng chưa được các trường quan tâm đúng mức, như: mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, kết hợp với doanh nghiệp để tư vấn nghề cho học sinh, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ về nghề nghiệp tương lai.
Các trường THPT chưa có đội ngũ cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp được đào tạo bài bản, đặc biệt là ở khâu tư vấn hướng nghiệp. Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp của các trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm chứ chưa có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách. Các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp.
Điều kiện cơ sở vật chất lẫn kinh phí đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp (trong đó có tư vấn hướng nghiệp) ở phần lớn các trường THPT còn hạn chế. Nhiều trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp, chưa có nguồn tài liệu phong phú về thế giới nghề nghiệp để giới thiệu đến học sinh
Chính vì công tác hướng nghiệp ở các trường thực hiện chưa hiệu quả nên học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Trong đó, khó khăn lớn nhất là học sinh không có hiểu biết về nghề nghiệp, không biết rõ yêu cầu của nghề, nên không biết bản thân phù hợp với nghề nào hoặc phù hợp với nghề nào hơn. Ngoài ra, còn một số khó khăn khác khiến học sinh khó có thể chọn được nghề phù hợp.
1.2.1.5. Thực trạng về giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông ở tỉnh Điện Biên
* Về phía nhà trường và giáo viên
Để đánh giá chính xác và khách quan hiện trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở các trường THPT tác giả đã tiến hành khảo sát giáo viên tại mười trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Để đáp ứng những yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, giáo viên môn Địa lí lớp 12 tại các trường phổ thông tại TP Điện Biên Phủ đã được trang bị những hiểu biết nhất định về những phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. 100% giáo viên tham gia khảo sát nắm được bản chất của phương pháp là giáo viên tổ chức cho học sinh một hoặc một chuỗi các hoạt động cũng như nhiệm vụ học tập có tính thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Sản phẩm sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm chính là kết quả của quá trình học sinh tìm tòi tri thức và hợp tác với nhau để tạo ra. Giáo viên đánh giá sự sáng tạo của học sinh qua sản phẩm sau khi trải nghiệm.
Để tìm hiểu rõ hơn nhận thức của các giáo viên về phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, tác giả đã đưa ra các hình thái của nhiều phương pháp dạy học khác nhau và yêu cầu giáo viên lựa chọn các hình thái của phương pháp trải nghiệm hướng nghiệp. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1. Kết quả nhận thức của giáo viên về các hình thức của phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
STT Các phương pháp giáo dục hướng nghiêp
Mức độ sử dụng
1 2 3 4
1 Thông qua các môn học cơ bản 0% 20% 70% 10%
2 Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp 0% 60% 40% 0%
3 Thông qua các hoạt động ngoại khóa (tham
quan thực tế) 0% 20% 60% 20%
4 Thông qua tổ chức cho học sinh được tham gia
các hoạt động kinh tế của địa phương 0% 22% 73% 5%
5 Thông qua đọc sách Địa lý địa phương và
viết báo cáo 0% 0% 0%
100 %
6 Thông qua tổ chức các câu lạc bộ tìm
hiểu nghề. 0% 60% 30% 10%
7 Thông qua mời chuyên gia tư vấn nghề và
việc làm cho học sinh. 5% 75% 15% 5%
8 Kết hợp các trường ĐH, CĐ tổ chức hướng
nghiệp cho HS 0% 70% 25% 5%
9 Tích hợp dạy học hướng nghiệp qua tiết học
bộ môn Địa lí. 0% 0% 20% 80%
10 Liên kết với các doanh nghiệp trong việc hướng
nghiệp và dạy nghề cho học sinh 0% 90% 10% 0%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Từ kết quả trên, có thể thấy các giáo viên tham gia khảo sát đều có những hiểu biết nhất định về các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp và hình thức phổ biến nhất được thầy cô biết đến là: học tập ngoại khóa, tham quan, thực tế; tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua tiết học Địa lí với 100% giáo viên lựa chọn hình thức (1), (3) (4) (5) (9) ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên. Một số hình thức tổ chức hoạt động động hướng nghiệp như mời chuyên gia tư vấn nghề, câu lạc bộ tìm hiểu nghề, liên kết với các doanh nghiệp…còn chưa phổ biến
với tỉ lệ lựa chọn của giáo viên dao động trong khoảng từ 10 đến 40% ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên.
Bảng 1.2. Kết quả đánh giá của giáo viên về mức độ ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
STT Các phương pháp giáo dục hướng nghiêp
Mức độ sử dụng
1 2 3 4
1 Môi trường giáo dục gia đình và nguyện
vọng của bố mẹ 0% 0% 80% 10%
2 Môi trường giáo dục nhà trường và thầy
cô giáo 0% 88% 12% 0%
3 Năng lực cá nhân 0% 33% 55% 12%
4 Định hướng giá trị nghề nghiệp của cá nhân 0% 27% 73% 0% 5 Cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp 0% 45% 55% 0%
6 Giá trị xã hội của nghề nghiệp 0% 0% 0% 100%
7 Nhu cầu nghề nghiệp của xã hội 0% 15% 55% 30%
8 Bạn bè 0% 45% 40% 15%
9 Truyền thông đại chúng 15% 65% 15% 5%
10 Ngày hội hướng nghiệp 0% 70% 25% 5%
11 Tài liệu những điều cần biết về tuyển sinh
ĐH- CĐ 0% 0% 20% 80%
12 Các môn hoc 0% 80% 20% 0%
13 Học nghề phổ thông 0% 90% 10% 0%
14 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 0% 90% 10% 0%
15 Các yếu tố khác 0% 90% 10% 0%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
* Về phía học sinh
Tổ chức khảo sát: Trong nghiên cứu đề tài luận văn, để tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã tiến hành khảo sát HS lớp 12 tại 4 trường THPT trong năm học 2019 - 2020 là: trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, trường THPT dân tộc nội trú tỉnh, trường THPT Huyện Điện Biên.Tham gia khảo sát có tổng số 267 HS. Theo khảo sát, 93% học sinh trả lời được giáo dục hướng nghiệp qua môn Địa lí; 55.5% học sinh hứng thú với tiết học Địa lí có hoạt động giáo dục hướng nghiệp; 64.2% khẳng định tham gia vào các hoạt động GDHN giúp tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn; 85.1% học sinh yêu thích hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp do giờ học được tổ chức nhẹ nhàng, gần gũi, học sinh được vui chơi, hoạt động
trong khi học tập; 88.7% học sinh tham gia giáo dục hướng nghiệp giúp các em định hướng, chọn nghề phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, năng lực và hoàn cảnh của bản