6. Những đóng góp của đề tài
2.5.2. Thiết kế kế hoạch dạyhọc
BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM (I). Mục tiêu bài học
(1). Phẩm chất
- Có ý thức học tập tốt để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ; khả năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
(2). Năng lực
+ Trình bày được đặc điểm nguồn lao động;
+ Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.
+ Phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.
- Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.
- Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm. - Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.
- Phát triển năng lực tự học, tính toán, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác sử dụng công nghệ thông tin; Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh.
(II). Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Các bảng số liệu. - SGK Địa lí 12.
- Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học. - Máy chiếu.
- Đoạn phim GV tự xây dựng sưu tầm
- Yêu cầu Hs đọc bài báo: https://baomoi.com/tong-quan-mot-so-van-de-xa- hoi-nam-2018/c/29512199.epi
(III). Tổ chức các hoạt động dạy học
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút) - vở kịch tình huống
1. Mục tiêu: Tìm hiểu về nguồn lao động của nước ta.
- Đưa ra tình huống có vấn đề gần gũi với học sinh để học sinh phát hiện ra vấn đề cần giải quyết liên quan đến nội dung bài học.
- Nêu được vấn đề cơ bản liên quan đến lao động và việc làm - Liên hệ tình hình bản thân HS đang gặp phải
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Đóng vai. - Diễn tiểu phẩm.
3. Phương tiện dạy học 4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Vở kịch diễn ra tự nhiên. HS dẫn chuyện
- Bố: Tuần này các con làm hồ sơ thi ĐH phải không? Con đã có phương án
cuối cùng chưa?
- Con trai: Con muốn thi vào trường sân khấu điện ảnh bố ạ
- Mẹ (thảng thốt): Trời ơi con ơi, con có bị bệnh gì không? Con nhìn lại con
đi, dung nhan thì có hạn, làm sao mà thành diễn viên được.
- Bố: Theo bố thấy, con nhanh nhẹn, lại có khả năng ngoại ngữ tốt, con cứ học ngân hàng, sau này về làm cùng chỗ bố.
- Con: Nhưng con không thích học ngân hàng đâu bố. Con nghe nói ngành này giờ khó tìm việc làm lắm bố ơi. Rồi học xong, có khi không xin việc được ấy chứ. Có hơn 200 000 cử nhân thất nghiệp kia kìa.
- Mẹ: Thế mày tưởng học làm diễn viên mà không thất nghiệp à?
- Con: Mẹ ơi đừng lo, con tự xoay sở được
- Mẹ (tru tréo): Trời ơi, trứng lại còn đòi khôn hơn vịt. Không được, không
diễn viên, đạo diễn gì hết.
- Bố (phụ họa): Phải đấy, bố thầy nghề đó bạc bẽo lắm
- Con: (giãy nảy): Sao bố mẹ không hiểu con gì hết, con không ăn cơm nữa
(đứng dậy bỏ vào phòng).
- Mẹ: Giời đất ơi, con ơi là con!
Dẫn chương trình: Các bạn thấy đấy, thi Đại học, chọn trường, chọn ngành không bao giờ là đơngiản. Giải quyết vấn đề việc làm cho 1 quốc gia đông dân như VN không bao giờ là dễ dàng.
Bước 2: GV tiếp lời vào bài mới: Vậy nên, học Địa lí cùng cô sẽ giúp các em
giải quyết nhiều điều. Nào, chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài học hôm nay để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (34 phút)
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm nguồn lao động (thời gian 7 phút).
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm nguồn lao động nước ta.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”
3. Phương tiện dạy học
- Giấy note, máy chiếu
4. Cách thức tiến hành:
- Bước 1: GV giới thiệu trò chơi:
+ Gọi 2 HS ngẫu nhiên + GV giới thiệu thể lệ chơi • Có nhiều từ khóa
• Các HS dưới lớp sẽ gợi ý cho 2 thành viên bên trên thi nhau đoán • Người gợi ý không được lặp từ, tách từ có trong từ khóa
• Ghi nhận điểm cộng cho người gợi ý tốt và đoán đúng - Bước 2: Tiến hành trò chơi
- Bước 3: Yêu cầu HS nối kết các từ khóa để giới thiệu nhanh về các ưu điểm và hạn chế của lao động nước ta
- Bước 4: GV tổng kết, chốt một số điểm quan trọng về đặc điểm nguồn lao động I. Nguồn lao động
a. Thế mạnh + Số lượng:
- Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số năm 2005 - Dân số mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động
+ Chất lượng:
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú
- Chất lượng lao động ngày được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
b. Hạn chế
- Người lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta (10 phút)
Hình thức: Cá nhân 1. Mục tiêu:
+ Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. + Nhận xét được các bảng số liệu về lao động
+ Rèn luyện kĩ năng đọc bảng số liệu, phân tích thông tin địa lí qua video + Phát triển năng lực tự học, năng lực phân tích
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Thảo luận, làm việc theo cặp - Sử dụng các phương tiện trực quan
3. Phương tiện dạy học
- Bảng số liệu về lao động, máy chiếu
4.Cách thức tiến hành:
- Bước 1: GV giới thiệu yêu cầu
HS dựa trên những thông tin từ SGK và giáo viên cung cấp. HS rút ra những thay đổi trong cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo khu vực thành thị và nông thôn trong vòng 2 phút.
Bước 2: HS trình bày kết quả. Mỗi HS trình bày về một loại cơ cấu, các HS
khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
HS có thể trao đổi nhanh với nhau và rút ra những nguyên nhân khiến cơ cấu lao động nước ta có sự thay đổi theo ngành; theo thành phần kinh tế và theo khu vực thành thị, nông thôn.
Bước 3: GV cho HS quan sát đoạn phim và trả lời câu hỏi: chủ đề của đoạn phim là gì?
Từ đoạn phim, GV nhấn mạnh đến một số hạn chế, vấn đề lớn trong việc sử dụng nguồn lao động.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
HS dựa vào các biểu đồ và bảng số liệu sau, các bảng số liệu, biểu đồ và nội dung SGK mục II
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, năm 2005 và 2014 (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Tổng số lao động và cơ cấu lao động phân theo các thành phần kinh tế của nước ta qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn người)
Năm 2010 2012 2014 2016 2018
TỔNG SỐ 49048,5 51422,4 52744,5 53302,8 54249,4
Kinh tế Nhà nước 10,2 9,7 9,2 8,8 8,3
Kinh tế ngoài Nhà nước 86,3 85,9 85,4 84,5 83,3 Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài 3,5 4,4 5,4 6,7 8,4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2019: https://www.gso.gov.vn)
Cơ cấu lao động Việt Nam theo khu vực kinh tế
Năm Lao động (nghìn người) Tổng (nghìn người) Tỉ trọng lao động (%) Tổng (%) Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 2010 14.106,6 36.286,3 50.392,9 27,99 72,01 100 2011 15.251,9 36.146,5 51.398,4 29,67 70,33 100 2012 15.885,7 36.462,3 52.348,0 30,35 69,65 100 2013 16.042,5 37.203,1 53.245,6 30,13 69,87 100 2014 16.525,5 37.225,5 53.748,0 30,75 69,25 100 2015 16.910,9 37.073,3 53.984,2 31,33 68,67 100 2016 17.449,9 36.995,4 54.445,3 32,10 67,90 100 2017 18.303,2 36.496,8 54.800,0 33,4 66,60 100 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hoàn thành phiếu học tập số 1
Cơ cấu lao động Theo
ngành Theo thành phần kinh tế Theo khu vực thành thị và nông thôn Xu hướng Khu vực giảm tỉ trọng Khu vực tăng tỉ trọng Khu vực chiếm ưu thế
Nguyên nhân
Hạn chế trong việc sử dụng lao động
Cơ cấu lao động Theo ngành Theo thành phần kinh tế Theo khu vực thành thị và nông thôn Xu hướng Khu vực giảm tỉ trọng
Nông- lâm- thủy sản Nhà nước và ngoài Nhà nước
Nông thôn
Khu vực tăng tỉ trọng
Công nghiêp- xây dựng và dịch vụ
Khu vục có vốn đầu tư nước ngoài
Thành thị
Khu vực chiếm ưu thế Nông- lâm- thủy sản Ngoài Nhà nước Nông thôn
Nguyên nhân
- Đổi mới
- Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
- Đổi mới
- Nền kinh tế thị trường
- Phân bố dân cư - Đô thị hóa và nhu cầu phát triển kinh tế
* Hạn chế:
- Năng suất lao động thấp.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến. - Chưa sử dụng hết thời gian lao động.
HOẠT ĐỘNG 4: Vấn đề việc làm và hướng giải quyết vấn đề việc làm
Hình thức: Thảo luận nhóm /kĩ thuật Khăn trải bàn
1. Mục tiêu: Tìm hiểu về vấn đề việc làm của nước ta.
+ Giải thích được tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao + Đề xuất một số giải pháp.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Thảo luận/ kĩ thuật khăn trải bàn - Sử dụng các phương tiện trực quan
3. Phương tiện dạy học
- Bài báo - Phiếu học tập
4. Cách thức tiến hành (thời gian 10 phút) GV giới thiệu yêu cầu
Nghiên cứu đoạn trích và bài báo mà GV đã chuẩn bị Thảo luận 2 câu hỏi theo kĩ thuật Khăn trải bàn
1
2 Ý kiến chung 4 3
? Chứng minh rằng việc làm ở nước ta là vấn đề KTXH gay gắt.
? Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao? Nêu các hướng giải quyết việc làm.
Bước 2: HS làm việc, GV hỗ trợ
- HS làm việc cá nhân 2 phút - HS thống nhất ý kiến trong 2 phút
Bước 3: HS báo cáo theo vòng tròn, mỗi HS được gọi ngẫu nhiên chỉ trình bày 1 ý kiến
HS chuyền sản phẩm "chấm chéo" báo cáo điểm
Bước 4: GV khen ngợi phần làm việc của nhóm, công bố kết quả và chốt ý.
III. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm 1. Vấn đề việc làm
Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt.
a. Biểu hiện:
- Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trên 2%/năm, ở thành thị cao hơn nông thôn - Tỉ lệ thiếu việc làm cao
- Mỗi năm tăng khoảng 1 triệu lao động
b.Nguyên nhân:
- Nước ta có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn chậm phát triển nên khả năng tạo việc làm còn hạn chế.
- Chất lượng lao động chưa cao.
2. Hướng giải quyết việc làm
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. - Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. Hoạt động luyện tập (4 phút) 1. Mục tiêu:
- HS trình bày nguyện vọng và ước mơ của mình.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Thuyết trình/hùng biện
3. Phương tiện dạy học: Không 4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV nêu yêu cầu trên máy chiếu, chọn 3 giám khảo Bước 2: Tiến hành cuộc thi - Ước mơ tôi, tương lai tôi
Thể lệ: HS thuyết trình trong 1 phút
Tiêu chí đánh giá: Thuyết trình tự tin; ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc; Nêu được mục tiêu và giải pháp cho bản thân mình ngắn gọn và cụ thể
GV gọi ngẫu nhiên hoặc cho xung phong, HS trình bày. (GV lưu ý là chỉ được trong 1 phút)
Bước 3: BGK nhận xét và công bố điểm
Bước 4: GV kết luận và liên hệ với vở kịch đầu tiên. D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (4 phút) 1. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng liên hệ kiến thức đã học vào một số vấn đề của thực tiễn về đặc điểm nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta.
2. Phương pháp/ kĩ thuật: động não 3. Phương tiện: Giấy A4, sách giáo khoa. 4. Tiến trình hoạt động
HS thiết kế mục tiêu 5 năm của mình trên giấy A4, trang trí, hoàn thiện HS nộp sản phẩm vào tiết sau.
Tiêu chí: Bố cục rõ ràng, cân đối; Mục tiêu cụ thể, khả thi; Có hình vẽ, biểu tượng khoa học, trực quan.
2.6. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở tỉnh điện biên trong giờ ngoại khóa
2.6.1. Các hoạt động trải nghiệm trong giờ ngoại khóa
Trong dạy học Địa lí cũng như nhiều môn học khác ở trường phổ thông, ngoài việc tiến hành bài học nội khóa, thì hoạt động ngoại khóa cũng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, dù là ngoại khóa nhưng hoạt động này đều hướng tới các mục tiêu bồi dưỡng cho HS về kiến thức, giáo dục tư tưởng, thái độ, tinh thần ý thức cộng đồng và trách nhiệm đối với xã hội, qua đó phát triển toàn diện năng lực học tập và giúp các em có định hướng nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, yêu cầu của xã hội. GV có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa bằng nhiều hình thức hoạt động khác nhau tùy theo điều kiện nhà trường cũng như đối tượng HS.
VD. Tổ chức cho học sinh tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Tham quan tại bảo tàng là hình thức ngoại khóa được nhiều GV sử dụng hiện nay ở các trường THPT. Tham quan bảo tàng sẽ hỗ trợ cho bài nội khoá, cũng xuất phát từ mục tiêu đào tạo nó thể hiện việc học đi đôi với hành. Đối với HS, tham quan học tập tại bảo tàng là dịp để trực tiếp quan sát hiện vật, tài liệu, giúp các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tạo được biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác, góp phần cụ thể hoá kiến thức lịch sử,“để lại ấn tượng mạnh mẽ, nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của HS”.
Địa lí địa phương là một bộ phận không thể tách rời của địa lí Việt Nam.. Nghiên cứu học tập Địa lí địa phương cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội. Qua dạy học địa lí địa phương giáo viên tích hợp GDHN nhằm giúp HS có những hiểu biết thông thường về hướng nghiệp để có thể định hướng phát triển, lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội. Trên cơ sở đó, các em tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể phát triển trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. GDHN cho HS nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện; góp phần vào việc phân luồng HS cấp THPT, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực xã hội.
Ví dụ: Xây dựng giáo án dạy Địa lí địa phương theo hình thức dạy dự án
2.6.2. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm để hướng nghiệp
2.6.2.1.Hoạt động trải nghiệm 1
NHÀ NÔNG VÀ KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP (1). Mục tiêu