Các con đường hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học địa lí 12 ở tỉnh điện biên (Trang 28 - 30)

6. Những đóng góp của đề tài

1.1.5. Các con đường hướng nghiệp

1.1.5.1. Hướng nghiệp qua các hoạt động trải nghiệm

Hoạt động hướng nghiệp là một trong bốn mạch nội dung hoạt động chính và được thực hiện trong cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng

nghề nghiệp, giúp học sinh hiểu biết về nghề nghiệp và những phẩm chất liên quan tới nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sự tư vấn của thầy cô và gia đình, biết lập và thực hiện kế hoạch học tập đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.

Nội dung hoạt động hướng nghiệp gồm:

- Tìm hiểu nghề nghiệp (ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề. Tìm hiểu yêu cầu về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Tìm hiểu thị trường lao động);

- Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp (Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp. Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp);

- Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp (tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác của địa phương, Trung ương. Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp. Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp).

1.1.5.2. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa

Tất cả các môn học đều có khả năng hướng nghiệp cho học sinh. Điều quan trọng là người thầy phải biết kết nối những nội dung giảng dạy với một số nghề cụ thể nào đó nhằm giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về nghề, ươm mầm đam mê nghề nghiệp cho học sinh. Quá trình giảng dạy các môn văn hóa cũng là quá trình phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, dẫn dắt sự phát triển năng khiếu của họcsinh, từ đó, người thầy có thể định hướng cho học sinh có năng khiếu, cho các em những lời khuyên chọn nghề.

1.1.5.3. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và dạy môn công nghệ

Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và dạy môn công nghệ. Có thể nói môn công nghệ và dạy nghề phổ thông có khả năng hướng nghiệp rất lớn. Mặc dù học sinh chưa đi sâu vào kỹ thuật nghề nghiệp nhưng qua việc tìm hiểu một số ngành nghề chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), học sinh

có điều kiện hiểu về những ngành nghề trong xã hội. Đặc biệt, với hoạt động dạy nghề phổ thông (tin học, điện dân dụng, chụp ảnh, nấu ăn,…), học sinh có điều kiện được thực hành một cách nghiêm túc, đầy đủ, được thử sức mình với hoạt động kỹ thuật cụ thể, nhờ đó, các em phát hiện và đánh giá đúng hơn năng lực kỹ thuật của bản thân.

1.1.5.4. Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

Có nhiều cách tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp như giao lưu với người thành đạt trong nghề; tìm hiểu các ngành nghề đang cần nhân lực, nhất là những ngành nghề nằm trong dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương; tìm hiểu hệ thống các cơ sở đào tạo; tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn về nghề nghiệp tương lai… tất cả đều nhằm mục đích giáo dục thái độ yêu lao động cũng như cung cấp cho học sinh một cái nhìn toàn cảnh về các ngành nghề trong xã hội, các “luồng” mà học sinh có thể đi tiếp sau khi tốt nghiệp cũng như nhu cầu về nhân lực của quốc gia và địa phương.

1.1.5.5. Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan ngoại khóa

Các hoạt động này có khả năng hướng nghiệp to lớn bởi chúng thúc đẩy sự phân hóa năng lực, sự phát triển năng khiếu diễn ra càng mạnh mẽ, nói cách khác, sự nảy sinh hứng thú, thiên hướng, năng lực của học sinh thường xuất hiện trong các hoạt động ngoại khóa.

Với một cách diễn đạt cụ thể hơn, 5 con đường giáo dục hướng nghiệp nêu trên được chia nhỏ ra thành 10 con đường giáo dục hướng nghiệp chi tiết sau đây:

 Hướng nghiệp qua dạy chương trình hướng nghiệp chính khóa;  Hướng nghiệp qua dạy các môn khoa học cơ bản;

 Hướng nghiệp qua dạy môn công nghệ;  Hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông;  Hướng nghiệp qua tham quan cơ sở sản xuất;

 Hướng nghiệp qua việc mời các chuyên gia nói chuyện;  Hướng nghiệp qua hội thảo, tranh luận theo chủ đề;  Hướng nghiệp qua tham quan các cơ sở đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học địa lí 12 ở tỉnh điện biên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)