Lịch sử phát triển thanh toán vốn giữa các Ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 35 - 38)

2.2.1 Giai đoạn hệ thống ngân hàng một cấp

*Thời kỳ trƣớc năm 1989:

*Thanh toán liên hàng thủ công:

Thời kỳ này hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức thành ngân hàng 1 cấp (không tách biệt giữa NHNN và các TCTD), nên hệ thống thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ có một hệ thống. Trong thời kỳ bao cấp này hoạt động thanh toán còn khá đơn giản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Thanh toán lúc bấy giờ là thanh toán liên hàng thủ công. Hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng khác địa bàn với một phương thức truyền thống duy nhất là thanh toán bằng thư, bằng điện qua đường bưu điện. Thời gian cho một món thanh toán thông thường từ 3-5 ngày và thậm chí là hàng tuần cho những món đi xa.

Do việc thanh toán chậm, lượng vốn trong thanh toán chiếm khá lớn không đáp ứng công việc kinh doanh của khách hành nên tạo tâm lý không muốn thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy tạo ra áp lực rất lớn về tiền mặt, tạo sự khan hiếm giả tạo, đã xuất hiện % giữa tỷ lệ % thanh toán bằng chuyển khoản và tiền mặt. Đây là nguyên nhân làm tăng tốc độ lạm phát vào những năm 1988, 1989 có thời kỳ lên đến 3 con số.

2.2.2 Giai đoạn ngân hàng 2 cấp:

* Thời kỳ từ 1989 đến nay: Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, theo đó hệ thống NH 1 cấp cũng được chuyển thành NH 2 cấp với nhiều hệ thống khách nhau như hệ thống NH Nhà

nước, các hệ thống Ngân hàng thương mại… Việc cân đối vốn, điều hoà vốn được tổ chức theo từng hệ thống, do vậy mỗi hệ thống NH đã tổ chức 1 hệ thống thanh toán để giải quyết quan hệ thanh toán trong nội bộ hệ thống.

* Thanh toán liên hàng qua mạng

Việt Nam bắt tay tiến hành các cuộc cải cách ngành ngân hàng từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, hệ thống Ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ, đi đầu là hệ thống NHNN, đặc biệt từ năm 1993 đã ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thanh toán. Thời kỳ này, các ngân hàng đã từng bước thích nghi với cơ chế mới, chủ động trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thanh toán của mình để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, chuyển từ hình thức thanh toán liên hàng bằng thư qua bưu điện sang thanh toán liên hàng qua mạng vi tính. Áp dụng hình thức này tốc độ thanh toán tăng rõ rệt, thời gian của một món thanh toán chỉ còn từ một đến 2 ngày, giảm được lượng vốn năm trong thanh toán, được khách hàng đánh giá cao, từng bước xóa bỏ khoảng cách của các doanh nghiệp và xã hội đối với NH.

* Thanh toán chuyển tiền điện tử

Trong thời kỳ kinh tế mở, mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, miền, khu vực không ngừng tăng lên. Thanh toán chuyển tiền điện tử ra đời là tất yếu của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Thanh toán chuyển tiền điện tử ở Việt Nam xuất hiện vào năm 1997, tuy còn mới mẻ nhưng nó đã khẳng định những tính năng ưu việt nhất định, đồng thời đánh dấu một bước vươn mình mạnh mẽ trong công tác thanh toán của ngành Ngân hàng.

Khoa học tính toán, kỹ thuật điện tử không ngừng phát triển nên xu hướng chung là phải mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâm thanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng trong phạm vi khu vực và toàn quốc đạt hiệu quả cao.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là bước tiến về việc áp dụng và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Sự ra đời

và phát triển của hệ thống này đã phần nào khắc phục những hạn chế của hệ thống thanh toán đã có (về thời gian, phương thức thanh toán…).

Năm 2002, các cuộc cải cách được thực hiện theo hướng 1 phương thức giống các ngành ngân hàng của các nền kinh tế mới được công nghiệp hóa khác thực hiện. Một hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện đại đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa vào triển khai.Ngoài thanh toán nội bộ của từng hệ thống NH, có hệ thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Thực tế khối lượng giao dịch qua hệ thống TTĐTLNH là rất lớn. Do đó, hệ thống TTĐTLNH giai đoạn 2 đang được triển khai, được thiết kế với công suất 2 triệu giao dich/ngày, mở rộng phạm vi hoạt động, kết nối với tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cả nước. Các trung tâm bù trừ thẻ, bù trừ chứng khoán và các trung tâm thanh toán vệ tinh khác cũng được kết nối thanh toán với hệ thống này. Với hệ thống thanh toán hiện đại này, NHNN Việt Nam sẽ quản lý tập trung được cả hai hệ thống thanh toán giá trị thấp và thanh toán giá trị cao, đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán và luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán điện tử liên ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt, khả năng chỉ đạo, điều hành và quản lý một hệ thống lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội; đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý thực thi và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chức năng chính của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là:

- Chuyển các khoản thanh toán liên ngân hàng (giá trị cao và giá trị thấp) giữa các chi nhánh hoặc hội sở chính của các tổ chức tín dụng.

- Bù trừ các khoản thanh toán giá trị thấp.

- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán trực tuyến (online) giá trị cao và kết quả bù trừ giữa các thành viên tham gia thông qua các tài khoản quyết toán được mở tại NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)