3.2 Những giải pháp hoàn thiệnhệ thống thanh toán điện tửliên ngân hàng.
3.2.4 Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế. Là nguồn lực chủ yếu phục vụ cho các hoạt động, nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành sản phẩm.
Do đó, ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển để hoàn thiện hoạt động thanh toán tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mỗi cán bộ ngân hàng phải không ngừng được đào tạo và tự đào tạo. Sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng, không ngừng trau dồi kỹ năng, trao đổi nghiệp vụ, học thêm ngoại ngữ, nâng cao trình độ hiểu biết công nghệ thông tin.
Mục tiêu cuả giải pháp này là nhằm chuyên nghiệp hóa trình độ xử lý giao dịch, công việc của cán bộ nhân viên giúp tránh được sai sót, tiết giảm được chi phí và thời gian xử lý, nâng cao hiệu quả của dịch vụ thanh toán.
Hiện tại NHNN Tỉnh Đồng Nai chỉ có 1 cán bộ tin học, đa số các chuyên viên còn yếu về nghiệp vụ tin học dẫn đến khi gặp sự cố mà không có mặt của cán bộ tin học khâu xử lý gặp nhiều khó khăn, hệ thống không hoạt động, rủi ro là khá cao. Để nâng cao hiệu quả NHNN Tỉnh Đồng Nai nên bổ sung thêm cán bộ tin học hoặc đào tạo các chuyên viên thêm về lĩnh vực tin học, cũng như xử lý các tình huống khi gặp sự cố.
Để đảm bảo nguồn nhân lực phát triển đồng đều, ổn định,tránh đào tạo lại, tiết kiệm chi phí, ngay từ ban đầu cần tuyển dụng những cán bộ có trình độ. NHNN CN Đồng Nai cần cung cấp kịp thời các văn bản hướng dẫn quyết định, quy chế liên quan nhằm giúp cán bộ nắm bắt một cách rõ ràng, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc. Khuyến khích các cán bộ tự học bằng cách giúp đỡ về thời gian và kinh phí.
Bên cạnh đó, NHNN Tỉnh Đồng nai cần phát triển các hoạt động đoàn thế như văn nghệ, thể dục thể thao… với nội dung phong phú. Tổ chức các các cuộc thi về
nghiệp vụ, tạo phong trào cho toàn thể cơ quan, tạo khí thế sôi nổi, đoàn kết trong cơ quan.
Hoạt động thanh toán không phải là một hoạt động quá phức tạp, bởi việc thực hiện đều có hướng dẫn, quy trình thanh toán một cách rõ ràng, cụ thể, tất cả các cán bộ đều có khả năng thực hiện được công việc này. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hạn chế như thanh toán chậm, sai sót trong công tác thanh toán là do chưa quản lý nguồn nhân lực chưa chặt chẽ. Một số cán bộ thái độ làm việc chưa nghiêm túc, không nhiệt tình, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cần đưa ra một chế độ thưởng phạt nghiêm minh, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên. Thưởng đúng nguời nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ đóng góp công sức nâng cao hiệu quả trong công việc. Đưa ra các hình phạt thích xử phạt các trường hợp cán bộ quan liêu, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong công việc làm gương cho mọi người.Khâu quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, do đó cần sớm ban hành các quy chế về thi đua khen thưởng, chế độ phạt đối với từng trường hợp cụ thể
3.2.5 Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Ngân hàng phải không ngừng tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng quản lý và hướng tới khách hàng là chiến lược quan trọng có tính quyết định tới sự thành công hay thất bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiền tệ hiện có rất nhiều định chế tài chính trong và ngoài nước. Phát triển một số dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thanh toán.Mở cửa và hội nhập kinh tế có nghĩa là các ngân hàng Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh, là những ngân hàng được trang bị đầu tư kỹ thuật tiên tiến nhất với đầy đủ các điều kiện là một ngân hàng hiện đại. Như vậy, nếu không trang bị các thiết bị đầu tư kỹ thuật tiên tiến, áp dụng công nghệ hiện đại thì hệ thống thanh toán không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nói riêng và thế giới nói chung. Trong điều kiện vốn đầu tư có hạn thì thường xuyên rà soát các thiết bị
hiện có, tận dụng và nâng cấp các thiết bị có thể được. Ưu tiên những máy vi tính tốt, tốc độ xử lý nhanh cho chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Thường xuyên kiểm tra mức độ bảo mật và an ninh trong giao dịch điện tử; tuân thủ triệt để các quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán và có biên pháp kiểm tra, đôn đốc, theo dõi thường xuyên; kiểm tra thường xuyên hệ thống thanh toán, bảo đảm tuyệt đối quy định về phân quyền trên hệ thống; sàng lọc chặt chẽ nhân viên quản trị hệ thống; giám sát đúng mức những biểu hiện nghi vấn của nhân viên. Cần tổ chức công tác dự phòng như: nguồn điện, đường truyền, máy chủ dự phòng… đảm bảo liên lạc thông suốt, chính xác, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng của chuyển tiền.
Tuy nhiên, việc đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật cần có chiến lược, định hướng, trọng điểm thì mới mang lại hiệu quả. Sự đầu tư đòi hỏi cần có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với sự phát triển của đất nước và xu thế phát triển của thế giới. Hạn chế đầu tư dàn trải, không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Một ví dụ thực tế hiện nay ở nước ta cho thấy, các NH đều muốntiếp tục đầu tư trang bị mới nhiều máy ATM nhằm mở rộng mạng lưới, tăng cường cung cấp dịch vụ cho khách hàng, huy động được nguồn vốn giá rẻ. Tuy nhiên, việc đầu tư đôi khi không mang lại hiệu quả, chi phí đầu tư cho ATM của các NH rất lớn (chi phí mua máy, lắp đặt, bảo trì, chăm sóc, vận hành, lắp đặt camera…) trong khi các NH không có nguồn thu đối với khoản đầu tư vào hệ thống ATM. Số tiền duy trì trong tài khoản của khách hàng chỉ tương ứng với số tiền các NH phải nạp sẵn vào máy ATM cũng như để dự trữ cho việc tiếp quỹ ATM, do đó NH không được hưởng lợi từ khoản này. Hơn nữa, số tiền trong tài khoản của khách hàng cũng được NH trả lãi suất với mức thấp. Trong khi đó, các NH thu phí giao dịch ATM để bù đắp một phần chi phí đầu tư cho hệ thống ATMchỉ với số tiền 1.100Đ/1 lần giao dịch rút tiền, và 3.000 Đ đối với chuyển khoản, số tiền phí này là quá rẻ so với việc khách hàng phải tốn thời gian và chi phí trực tiếp tới NH để thực hiện giao dịch, nguồn thu này cho NH không đáng kể với tổng chi phí bỏ ra. Hiện nay, việc đầu tư, lắp đặt vận hành máy ATM có nhiều biến chứng xấu như: trong dịp gần tết Nguyên
Đán 2015, trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai có 2 máy ATM của NHNo&PTNT Biên Hòa, và NH TMCP Quân Đội CN Đồng Nai bị phá hoại trắng trợn, liều lĩnh nhằm ăn cắp tiền tại các máy ATM, tổng số tiền thiệt hại lên tới 3 tỷ đồng. Chưa thể thống kê hết hay so sánh được hết những lợi ích hay thiệt hại của việc đầu tư mạng lưới máy ATM, tuy nhiên việc đầu tư cần phải cân nhắc sao cho có hiệu quả, mang tính lâu dài, sáng suốt, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Trên thế giới tại các nước phát triển có tỉ lệ TTKDTM cao đang tiến tới không sử dụng máy ATM, những chiếc máy ATM đang dần trở nên lỗi thời, đẩy thế giới tới viễn cảnh không dùng tiền mặt.
Theo ý kiến tác giả, để tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ, hạn chế thanh toán dùng tiền mặt các NH nên đầu tư mở rộng, quan tâm chú trọng phát triển mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ, phát triển các lại máy thanh toán không dùng tiền mặt như lắp đặt máy POS, việc sử dụng máy POS rất có lợi trong thanh toán đối với khách hàng lẫn ngân hàng. Đứng trên góc độ người tiêu dùng cái lợi lớn nhất trong việc sử dụng thẻ Visa thanh toán là có thể chiếm dụng vốn tới 45 ngày. Tuy nhiên, để phát triển được loại hình dịch vụ này ngân hàng cần nâng cao chất lượng phục vụ, quan tâm tính bảo mật khi sử dụng, khắc phục những hạn chếđể khách hàng sử dụng thẻ có thể yên tâm thanh toán hàng hoá, dịch vụ một cách thuận tiện mà không phải rút tiền và thanh toán bằng tiền mặt nữa.
NHNN Tỉnh Đồng Nai với trách nhiệm quản lý trên địa bàn cần có chỉ đạo phù hợp, theo dõi sát sao hoạt động NH trên địa bàn nhằm phát triển hoạt động TTKDTM, ổn định kinh tế trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.
3.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, hầu hết các mảng hoạt động của khu vực ngân hàng đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Thực tế đã chứng minh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý các bài toán nghiệp vụ ngân hàng, mở rộng các dịch vụ điện tử đã góp phần nâng cao
năng lực quản lý, điều hành của NHNN, nâng cao chất lượng tiện ích ngân hàng; quản trị điều hành và quản trị rủi ro của các TCTD, qua đó mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc kể từ khi đổi mới đến nay.
Ứng dụng công nghệ hiện đại là phương tiện giúp các ngân hàng có thể tạo ra những cơ hội giảm thiểu giấy tờ hành chính, thay đổi sự phân bố nguồn nhân lực theo hướng giảm thiểu bộ phận nghiệp vụ và tăng cường nhân lực cho các bộ phận, làm thay đổi cách thức kinh doanh và tăng chất lượng dịch vụ, giúp hoạt động lưu thông tiền tệ thông suốt, dịch vụ thanh toán phát triển, mở ra các kênh dịch vụ thanh toán hiện đại, chuyển tiền được nhanh chóng chính xác.
Rõ ràng, công nghệ chính là một nhân tố tạo dựng một nền móng vững chắc giúp các ngân hàng Việt Nam trụ vững trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt thông qua việc cải thiện năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng từ đó tăng khả năng chiếm thị phần của các ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, một hành trang công nghệ tiến tiến sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển bền vững hơn nhờ việc đa dạng hóa các dịch vụ, tối đa hóa lợi ích, xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt, tiếp tục đi lên cùng các nước bạn trong khu vực.
Tại NHNN Tỉnh Đồng Nai, rất cần ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào công tác thanh toán. Để hạn chế sai sót trong thanh toán, hệ thống TTĐTLNH cần được cải tiến phần mềm hệ thống, cảnh báo đối với những lệnh thanh toán có số tiền giống nhau và có số tiền lớn, như vậy, sẽ giúp các cá nhân có liên quan chú ý tập trung vào món tiền chuyển hạn chế được sai sót chuyển nhiều lần một lệnh, sai số tiền trong thanh toán…
Nghiên cứu tự động hoá các khâu thanh toán, loại bỏ các công đoạn thủ công, hạn chế thấp nhất sự can thiệp của con người, đồng thời xây dựng tính liên thông giữa các hệ thống thanh toán nhằm thanh toán nhanh chóng, chính xác cho khách hàng góp phần thúc đẩy thanh toán ĐTLNH phát triển.
Xây dựng phần mềm thanh toán nhằm hạn chế sai sót, khắc phục những tồn tại như: lệnh thanh toán chứng từ điện tử khi in sang chứng từ giấy cần thể hiện được
ngày, giờ nhận lệnh, ngày giờ in, tên người thực hiện lệnh, xử lý tự động hóa các lệnh thanh toán.
Ngoài ra, NHNN Tỉnh Đồng Nai cũng cần giới hạn thời gian xử lý một lệnh thanh toán. Quy định rõ một chứng từ thời gian xử lý tối đa là bao lâu, quy trách nhiệm rõ ràng đối với các cá nhân có liên quan nhằm hạn chế việc thanh toán chậm trễ cho khách hàng.
3.3 Những kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Là “ngân hàng của các ngân hàng”, NHNN phải hướng mục tiêu điều chỉnh có hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư, thanh toán cho nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống TTĐTLNH, hoàn thiện một số quy chế về thể thức thanh toán, nền tảng pháp lý. Đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết giữa các ngân hàng trong nước, phát triển các liên minh thẻ và kết nối hệ thống với nhau.
NHNN cần mở rộng hơn nữa các ngân hàng tham gia vào hệ thống TTĐTLNHvà quy định về thời gian thanh toán, hiện nay theo quy định mới chỉ 9 giờ một ngày không đáp ứng được nhu cầu thanh toán cao của nền kinh tế .
NHNNVN cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt để khuyến khích công chúng giảm bớt giao dịch thanh toán bằng tiền mặt (sớm hoàn thiện để triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt 2006-2010 và tầm nhìn 2020). Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học nhằm đẩy mạnh việc cải tiến quy trình kỹ thuật thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán mới trong hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, NHNN đã ban hành thông tư 26 về việc thu phí rút tiền mặt mức phí 0.005% trên tổng số tiền rút, khi mới ra đời chính sách đã gặp không ít sự phản đối của các bộ phận trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một chính sách cần thiết nhằm hạn chế tiền mặt trong lưu thông, để có hiệu quả cần làm một cách cứng rắn, thời gian lâu dài sẽ có tác dụng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các kênh thông tin đại
chúng, báo chí nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về các chính sách pháp luật, mục tiêu lâu dài của Nhà nước.
Hiện nay phần lớn các chi nhánh NHTM ở các địa phương đều duy trì tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố mà chi nhánh ngân hàng đó có trụ sở. Cơ cấu quản lý tài khoản là phi tập trung nên các ngân hàng khó có khả năng quản lý có hiệu quả vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng mình trên cơ sở toàn quốc. Do đó, NHTW cần phối hợp với các NHTM nghiên cứu có hệ thống việc mở và sử dụng tài khoản sao cho quản lý có lợi và hiệu quả nhất. NHNNVN cần tích cực nghiên cứu, xây dựng theo hướng cả nước chỉ có một trung tâm chuyển mạch quốc gia để kết nối các giao dịch thanh toán thẻ giữa các ngân hàng với nhau, góp phần tăng thêm tính linh hoạt và tiện lợi trong hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng.
Nghiên cứu xây dựng lại biểu phí dịch vụ thanh toán cho phù hợp hơn, một mặt nhằm kích thích nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, đồng thời tránh hiện tượng chia nhỏ món tiền để giảm phí đã tạo ra số món thanh toán ảo và còn làm tăng áp lực thanh toán trên hệ thống như đã diễn ra trong thời gian vừa qua.
Tiếp tục triển khai thêm các tính năng, dịch vụ trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 để khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống.
Vấn đề bảo đảm an toàn trong qua trình truyền, nhận xử lý thông tin dữ liệu