Phân tích kết quả hoạt động hệ thống thanh toán điện tửliên ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 44 - 55)

2.3 Thực trạng thanh toán điện tửliên ngân hàng tại Tỉnh Đồng Nai

2.3.2.2 Phân tích kết quả hoạt động hệ thống thanh toán điện tửliên ngân

hàng tại Ngân hàng nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai qua các năm (2011-2013)

Từ tháng 03/2009, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã chính thức đi vào hoạt động .Với vai trò là trung tâm thanh toán trên địa bàn, trong những năm qua, Chi nhánh luôn quan tâm, phối hợp với Trung ương và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn tổ chức tốt các hệ thống thanh toán, trong đó thành công nhất là triển khai giai đoạn 2 hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) đã chính thức phủ sóng khắp cả nước. Chi nhánh thường xuyên đôn đốc các thành viên chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, quy định về thanh toán qua Hệ thống TTĐTLNH, hỗ trợ các thành viên mới tham gia cài đặt chương trình, đào tạo con người vận hành chương trình, phối hợp giải quyết các sự cố khi xảy ra.

Như được trình bày trong Bảng 2.2, kết quả hoạt động TTĐTLNH ta thấy, số món và giá trị các món trong công tác thanh toán khá lớn.Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối cao, đóng góp không nhỏ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Cụ thể, năm 2010 số món là 161.478, Giá trị các món 323.692.328 triệu đồng, sang năm 2012 số món là 250.330 giá trị các món345.088.980 triệu đồng, năm 2012 số món là 321.579, giá trị các món là 178.298.830 triệu đồng, năm 2013 số món là: 288.653, giá trị các món 151.419.800 triệu đồng.Nhìn chung, ở những năm đầu 2010, 2011 số món và số tiền thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH đều tăng, số lượng thành viên tham gia hệ thống cũng tăng từ 18 thành viên năm lên 21 thành viên vào năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng đều trong 2 năm 2010 và 2011 là do việc thấy trước những lợi ích của hệ thống TTĐTLNH mang lại, các ngân hàng sẽ chủ động trong hoạt động thanh toán tại ngân hàng, các lệnh thanh toán được chuyển đi tức thời, nhanh chóng mà không cần qua trung gian, chủ động nguồn vốn trong thanh toán. Nhưng sang năm 2012 xét về số món có tăng hơn nhưng về giá trị tổng các món có giảm so với năm 2011, năm 2013 có sự giảm cả về số lượng và giá trị các món so với năm 2012. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do việc áp dụng tính phí trên số tiền chuyển quá cao:

0.02 % giá trị của món tiền chuyển đi, tối thiểu 18.000đ/món, tối đa 300.000đ/món, dẫn đến các ngân hàng hạn chế tối đa số món chuyển tiền nhằm giảm thiểu mức phí đến mức có thể, bởi mục tiêu của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận nên khó tránh khỏi việc tìm mọi cách để giảm phí khi chuyển tiền trên hệ thống hiên tại bậc nhất này.Bên cạnh đó, có sự giảm sút về số lượng thành viên tham gia TTĐTLNH trực tiếp, năm 2011 có 21 đơn vị trực tiếp, 2012 còn 7 đơn vị, năm 2013 còn 16 đơn vị, là do các ngân hàng thanh toán trên hệ thống này thông qua Hội sở chính thực hiện nên số món và giá trị các món có sự giảm sút. So với một số tỉnh thành trong hệ thống, tổng giá trị và số món qua hệ thống TTĐTLNH tại NHNN CN Đồng Nai chiếm giá trị lớn chỉ sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chứng tỏ, công tác TTĐTLNH của NHNN Đồng Nai khá tốt, thu hút lượng lớn khách hàng thanh toán qua ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán trên địa bàn.

Tóm lại, hoạt động của các hệ thống thanh toán qua NHNN đã ngày càng phát huy hiệu quả, không ngừng tăng trưởng, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán nhanh chóng cho khách hàng, đồng thời giúp cho việc điều chuyển vốn của các Ngân hàng thương mại kịp thời. Đặc biệt, Hệ thống thanh toán ĐTLNH ra đời muộn, nhưng đã chứng tỏ là hệ thống thanh toán được ưa chuộng nhất, đến nay nó trở thành vai trò chủ đạo trong thanh toán. Hệ thống thanh toán ĐTLNH đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết kịp thời tình trạng thiếu hụt vốn thanh toán, giúp các Ngân hàng thương mại sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện TTĐTLNH (2011-2013) ĐVT : triệu đồng Hệ thống thánh toán

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SLĐ VT V Số món Số tiền SL ĐV TV Số món Số tiền SL ĐV TV Số món Số tiền SL ĐV TV Số món Số tiền TTĐTL NH 18 161.478 323.692.328 21 250.330 345.088.980 17 321.579 178.298.830 16 288.653 151.419.800

So sánh kết quả thực hiện TTĐTLNH năm 2011 so với 2010

Nhìn bảng số liệu 2.3, ta thấy năm 2011 lượng giao dịch cả năm về mặt số món tăng 8.582 món tương ứng với tỷ lệ tăng 54.8% so với năm 2010. Kết quả này có được, do có sự gia tăng về số lượng TCTD trên địa bàn, cũng như số lượng thành viên tham gia hệ thống TTĐTLNH tăng cao, từ 18 thành viên lên 21 đơn vị thành viên, đã làm cho số món năm 2011 tăng gần 1.5 lần so với năm 2010. Đây là con số tăng đáng kể, gây áp lực lớn trong công tác thanh toán đối với NHNN Tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, NHNN Tỉnh Đồng Nai vẫn luôn hoàn thành các lệnh thanh toán kịp thời và chính xác.

Nhìn vào bảng so sánh ta thấy năm 2010, số tiền thanh toán năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010. Về mặt tuyệt đối, năm 2011 tăng 21.396.652 triệu đồng so với năm 2010, về mặt tương đối tăng 7% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do, số lượng thành viên trực tiếp tham gia hệ thống nhiều, các ngân hàng được chủ động trong lựa chọn kênh thanh toán, và đặc biệt sự tiện lợi trong TTĐTLNH giúp khách hàng tin tưởng trong lựa chọn kênh thanh toán này. Điều này, cũng cho thấy sự cố gắng nỗ lực của NHNN Tỉnh Đồng Nai trong việc tuyên truyền, tạo mọi điều kiện để nhiều người lựa chọn tham gia hệ thống thanh tón qua hệ thống TTĐTLNH. Tiêp tục phát huy những điểm mạnh của hệ thống TTĐTLNH giúp hoạt động lưu chuyển tiền tệ được thông suốt, an toàn, kịp thời.

So sánh kết quả thực hiện TTĐTLNH năm 2012 so với 2011

Bước qua năm 2012, tổng số món giao dịch trong năm tăng so với năm 2011. Cụ thể, số món năm 2012 tăng 71.249 món, mức tăng tương ứng tỷ lệ là 28.5% . Trong khi, xét về mặt giá trị thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH, năm 2012 giảm 166.790.150 triệu đồng, tương đương mức giảm 48% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do trong năm 2012, một số ngân hàng thôi làm thành viên hệ thống điện tử LNH (giảm 6 đơn vị hiện còn 17 đơn vị thành viên trực tiếp). Điều làm cho số lượng thành viên sụt giảm là do hiện nay xu hướng các Ngân hàng thanh toán tập trung về Hội sở. Bên cạnh nguyên nhân trên thì một nguyên nhân nữa đó là mức phí tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện nay vẫn cao hơn so với

một số hình thức cùng tồn tại, mặc dù mức phí này đã được điều chỉnh theo hướng giảm so với giai đoạn 1. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn làm hạn chế số lượng các ngân hàng thương mại tham gia vào hệ thống thanh toán hiện đại này. Bên cạnh mức phí tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng cao thì mức phí thanh toán qua luồng giá trị cao ở thời điểm này vẫn còn rất cao. Vì thế, một số ngân hàng tham gia TTĐTLNH vì né phí nên thay vì chuyển món tiền có giá trị cao mức phí được tính là 0,020% số tiền chuyển (mức phí tối thiểu là 18.000 đồng/1 món còn tối đa là 300.000 đồng/1 món). Nên nếu chuyển số tiền lớn thì phí cao hơn rất nhiều lần so với việc chia nhỏ thành nhiều món tiền có giá thấp (mỗi món chỉ có 3.000 đồng). Vì để tối đa hoá lợi nhuận của mình nên một số ngân hàng đã thực hiền nhiều lệnh giá trị thấp thay cho một lệnh giá trị cao, dẫn tới số món năm 2012 tăng so với 2011 nhưng về mặt giá trị các món thì lại giảm. Từ thực tế này, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cùng xem xét đưa ra giải pháp thích hợp tránh tình trạng số món nhiều gây áp lực thanh toán đối với nhân viên do khối lượng món nhiều, song về mặt tổng giá trị thanh toán thì không cao làm giảm chất lượng trong thanh toán của hệ thống thanh toán.

So sánh kết quả thực hiện TTĐTLNH năm 2013 so với 2012

Nhận thấy năm 2013 có sự giảm mạnh và rõ rệt cả về số món cũng như giá trị so với năm 2012. Số món năm 2013 giảm 32.926 món tương đương tỷ lệ 103 % so với năm 2012. Số tiền thanh toán năm 2013 cũng giảm 26.879.030 triệu đồng tương đương 15% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do mức phí tham gia và phí thường niên của hệ thống thanh toán ĐTLNH vẫn còn rất cao. Mức phí thanh toán cho món tiền có giá trị cao hiện vẫn còn khá cao, đối với các ngân hàng thương mại nhỏ thì việc mua giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thanh toán giá trị thấp là rất khó khăn vì vậy buộc phải thanh toán qua luồng giá trị cao và phải chấp nhận mức phí cao làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy mà các ngân hàng trước đây làm thành viên trực tiếp hệ thống thanh toán liên ngân hàng nay xin rút khỏi thành viên trực tiếp, còn ngân hàng chưa tham gia thì e ngại không dám tham gia vì khả năng tài chính của mình, vì vậy làm cho số lượng thành viên

trực tiếp ngày càng giảm đi rõ rệt hiện nay chỉ còn 10 thành viên trực tiếp tại Đồng Nai. Bên cạnh nguyên nhân mức phí cao thì một nguyên nhân khác nữa làm cho số lượng thành viên trực tiếp ngày càng giảm đó là hiện nay xu hướng các Ngân hàng thanh toán tập trung về Hội sở. Hội sở chịu trách nhiệm phát lệnh thanh toán giúp cho các chi nhánh trong hệ thống của mình nhằm tiết kiệm mức phí tham gia hệ thống và phí thường niên. Ngoài việc tiết kiệm mức phí tham gia hệ thống cho các chi nhánh trong cùng hệ thống thì hiện nay các ngân hàng thương mại lớn mạnh đã đầu tư hệ thống máy móc, phần mềm ứng dụng công nghệ cao để tăng tốc độ lưu chuyển tiền trong nội bộ hệ thống và giao diện này dễ dàng tương tác với hệ thống chuyển tiền ĐTLNH của NHNN, nó xử lý hoàn toàn tự động các khâu trong thanh toán. Trước đây thay vì tham gia hệ thống thanh toán ĐTLNH một số NHTM phải tốn chi phí đào tạo nhân viên ở các chi nhánh của mình về cách vận hành và sử dụng chương trình chuyển tiền hiện đại bậc nhất này của NHNN, lại phải gặp nhiều rủi ro do khâu sử dụng con người trong vận hành chương trình của nhiều chi nhánh trong lúc phát lệnh chuyển tiền, nay các NHTM lớn đầu tư trang bị máy móc và chương trình chuyển tiền nội bộ hiện đại thì chỉ cần đào tạo một số lượng nhân viên tại Hội sở cách vận hành và sử dụng chương trình chuyển tiền ĐTLNH của NHNN. Để khi các chi nhánh trong hệ thống có nhu cầu chuyển thanh toán tiền thì chỉ cần sử dụng chương trình nội bộ của Hội sở để phát lệnh thanh toán lên nhờ Hội sở, Hội sở sẽ thanh toán cho các chi nhánh thông qua chương trình chuyển tiền ĐTLNH của NHNN. Do đó mà tính đến thời điểm hiện nay thì số lượng thành viên tham gia hệ thống ĐTLNH ngày càng giảm xuống rõ rệt. Chính vì những nguyên nhân trên đã làm cho số món giao dịch lẫn giá trị thanh toán qua hệ thống này năm 2013 giảm nhiều so với các năm trước.

Tóm lại, hoạt động của các hệ thống thanh toán qua NHNN đã ngày càng phát huy hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán nhanh chóng cho khách hàng, đồng thời giúp cho việc điều chuyển vốn của các Ngân hàng thương mại kịp thời. Đặc biệt, Hệ thống thanh toán ĐTLNH ra đời muộn, nhưng đã chứng tỏ là hệ thống là hệ thống thanh toán được ưa chuộng nhất, đến nay nó trở thành vai trò chủ đạo trong

thanh toán. Hệ thống TTĐTLNH đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết kịp thời tình trạng thiếu hụt vốn thanh toán, giúp các Ngân hàng thương mại sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Bảng 2.3: So sánh kết quả thực hiện hệ thống TTĐTLNH các năm 2010 và 2011; 2011 và 2012. 2012 và 2013 ĐVT : Triệu đồng Năm Số món Số tiền Chênh lệch số món Chênh lệch số tiền Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

2010 161.748 323.692.328 0 0 0 0

2011 250.330 345.088.980 88.582 54.8% 21,396,652 7%

2012 321.579 178.298.830 71.249 28.5% (166.790.150) (48%)

2.3.2.3 So sánh tỷ trọng theo số tiền thanh toán qua các kênh thanh toán tại Ngân hàng nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai (2011-2013).

Hiện nay, tại NHNN Tỉnh Đồng Nai đang duy trì 3 hệ thống thanh toán bao gồm: hệ thốngTTĐTLNH, hệ thống thanh toán bù trừ, hệ thống thanh toán từng lần. So sánh về hoạt động thanh toán của 3 hệ thống, ta thấy tỷ trọng TTĐTLNH chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số món của ba hệ thống thanh toán tại NHNN. Đầu tiên ta tiến hành so sánh xem giá trị của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Bảng 2.4 cho thấy, trong năm 2011số tiền được thanh toán là 345.088.980 triệu đồng giúp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chiếm tỷ trọng 78.7% vượt trội so với 2 hệ thống thanh toán còn lại (tổng cộng chỉ chiếm hơn 21.3% tổng giá trị thanh toán qua NHNN). Năm 2012, hệ thống này vẫn tiếp tục chứng tỏ là hệ thống thanh toán được ưa chuộng nhất, số tiền chuyển qua hệ thống này đạt mức 178.298.830 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67.5 %, trong khi hai hệ thống còn lại chỉ chiếm tỷ trọng trên 32.5%. Năm 2013, hệ thống này vẫn vẫn giữ vị trí số một để thanh toán và nó chiếm tỷ trọng 72.1% với số tiền thanh toán qua hệ thống này đạt 151.419.800 triệu đồng. Qua 3 năm từ năm 2010-2013 số tiền chuyển qua hệ thống TTĐTLNH luôn chiếm tỷ trọng cao so với hai hệ thống còn lại. Tuy có sự giảm sút về tỷ trong qua các năm, nhưng đây vẫn là kênh thanh toán quan trọng và là kênh thanh toán chính tại NHNN Tỉnh Đồng Nai. Điều này càng cho thấy hệ thống này đã chứng tỏ khả năng vượt trội của nó so với hai hệ thống còn lại nên nó đã thu hút nhiều người tham gia.

Đứng sau hệ thống TTĐTLNH về mức giá trị thanh toán đó là hệ thống thanh toán bừ trừ, sau đó là hệ thống thanh toán từng lần. Hai hệ thống thanh toán này tuy xét về tỷ trọng thấp hơn so với hệ thống TTĐTLNH, nhưng vẫn có sự gia tăng về tỷ trọng thanh toán qua các năm. Hệ thống TTBT, là hệ thống thanh toán áp dụng cho thanh toán các đơn vị trong cùng địa bàn tỉnh Đồng Nai. Xét về mặt giá trị thanh thanh toán qua hệ thống TTBT có giảm nhưng về tỷ trọng tăng qua các năm, là bởi sự giảm của tòan bộ hệ thống thanh toán qua các năm, hệ thống thanh toán bù trù có

trừ là 93.458.000 triệu đồng chiếm 21.3 % tỷ trọng, năm 2012 đạt 85.388.382 triệu đồng chiếm 32.3 % thanh toán, năm 2013 đạt 57.619.534 triệu đồng chiếm 27.5% tỷ trọng thanh toán. Tại NHNN Tỉnh Đồng Nai, hệ thống TTBT thường là theo phiên, hiện tại NHNN Tỉnh Đồng Nai duy trì 3 phiên TTBT trong một ngày phiên 1: 10h30, phiên 2: 14h30, phiên 3: 15h30. Thanh toán bù trừ chiếm giá trị thâp bởi những nhược điểm của hệ thống mang lại như: do thanh toán theo phiên nên các lệnh thanh toán thường chậm hơn so với hệ thống thanh toán tức thời của hệ thống TTĐTLNH, mặt khác đây là kênh thanh toán bị giới hạn về phạm vi thanh toán dẫn đến ít được lựa chọn trong thanh toán.

Còn đối với hệ thống thanh toán từng lần, do là hệ thống dự phòng cho các hệ thống khác, chỉ thanh toán khi hết thời gian quy định của thanh toán, và thanh toán cho các TCTD trên cùng điạ bàn có mở tài khoản tại NHNN nên số lượng món giao dịch và số tiền chuyển qua hệ thống này rất ít, và hệ thống này tuy chiếm số lượng ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)