Hệ thống thanh toán SWIFT: thường gọi là hệ thống thanh toán quốctế, thực hiện các dịch vụ thanh toán và trao đổi thông tin giữa các ngân hàng (thành viên của SWIFT) trên thế giới thông qua mạng thanh toán quốc tế SWIFT.
Hiện nay, việc phát triển hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế qua SWIFT nói riêng được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Trung ương ở các nước trên thế giới do những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại.
Đây là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.
- Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch.
- Chi phí cho một điện giao dịch thấp so với Thư tín và Telex vốn là phương tiện truyền thống.
- Chuẩn hóa cao, sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế giới.
- Có tính quốc tế hóa do không giới hạn thời gian và không gian, làm việc 24h/ngày, 365 ngày/năm.
- Tự động hóa cao, tất cả các điện thanh toán đều phải được phân loại và xử lý qua hệ thống máy tính. Các điện có chi tiết thanh toán đầy đủ, đạt mức chuẩn hóa sẽ được xử lý tự động.
Với những ưu điểm trên của hệ thống thanh toán SWIFT, tốc độ xử lý lệnh thanh toán nhanh. Ví dụ: một khách hàng chuyển tiền từ tài khoản NH TMCP Ngoại Thương CN Đồng Nai cho con đang du học tại Mỹ có tài khoản tại NH MTV HSBC Newyork số tiền 1.000 USD, trong vòng thời gian 10 phút là tài khoản bên
HSBC Newyork đã nhận được số tiền trên. Cho thấy tốc độ xử lý qua SWIFT vô cùng nhanh chóng và thuận tiện, hoạt động thanh toán diễn ra 24/24h trong cả năm, giúp hoạt động thanh toán diễn ra liên tục, luồng tiền luân chuyển nhanh chóng, cơ hội trong kinh doanh, giao thương với thế giới được mở rộng.
Hoạt động thanh toán trên quốc tế diễn ra sôi động và liên tục nhanh chóng, cũng đặt ra thách thức đối với hoạt động thanh toán trong nước hiện nay. Nếu như thanh toán quốc tế trong vòng 10phút khách hàng đã nhận được tiền trong tài khoản, thì tại Việt Nam, hoạt động thanh toán còn diễn ra khá chậm, một lệnh thanh toán trong cùng địa bàn có thể mất tới 5-6 tiếng. Như vậy, hoạt động thanh toán trong nước còn nhiều hạn chế, cần sự chú trọng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Kết luận chƣơng I
Trong chương I, tác giả đã nêu tầm quan trọng của TTKDTM trong nền kinh tế ngày nay. Việc phát triển TTKDTM, hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán ngày càng được triển khai sâu rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới.Từ nhu cầu bức thiết của TTKDTM nêu trên đưa ra lý luận về hoạt động thanh toán vốn giữa các ngân hàng, các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng, hỗ trợ làm tiền đề cho TTKDTM phát triển. Để hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay, và phát triển hệ thống thanh toán ở Việt Nam, mà đặc biệt là hệ thống thanh toán được thiết kế hiện đại nhất Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chuẩn mực quốc tế, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tác giả sẽ tiếp tục đề cập rõ hơn về hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng trong chương 2, cụ thể tại NHNN tỉnh Đồng Nai.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊNHÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nhà Nƣớc Tỉnh Đồng Nai 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa đã được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm hơn, đến quan hệ giao dịch, đầu tư làm ăn. Hệ thống ngân hàng trên địa bàn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng tổ chức tín dụng lẫn quy mô hoạt động, công tác huy động vốn, cho vay, tăng trưởng hàng năm với tốc độ cao, nhất là phát triển các dịch vụ ngân hàng đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của thành phố. Chính vì vậy không thể không nhắc đến vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát của NHNN Tỉnh Đồng Nai đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
NHNN Tỉnh Đồng Nai là đơn vị trực thuộc của NHNN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của NHNN Việt Nam. NHNN Tỉnh Đồng Nai trực tiếp thực hiện một số nghiệp vụ theo ủy quyền của Thống đốc và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn Tỉnh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu NHNN Tỉnh Đồng Nai là Giám đốc - người đại diện và chịu trách nhiệm trước Thống đốc, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, làm đầu mối tham mưu Thành ủy, Uỷ ban Nhân dân thành phố về tiền tệ, hoạt động ngân hàng tại thành phốTỉnh Đồng Nai. Giúp việc Giám đốc là các Phó Giám đốc. Cả Giám đốc và Phó Giám đốc chi nhánh đều do Thống đốc NHNN bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do giám đốc phân công, dưới phó giám đốc là các trưởng phòng và Trưởng Phó phòng.
Chi nhánh NHNNTỉnh Đồng Nai có tổng số 59 nhân viên được chia làm 5 phòng:
- Phòng Kế toán - Thanh toán
- Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ - Phòng Tiền tệ - Kho quỹ
- Phòng Hành chánh - Nhân sự
- Thanh tra, giám sát chi nhánh ngân hàng
Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNN Tỉnh Đồng Nai
Một số nét về Phòng Kế toán - Thanh toán
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, tài sản bảo quản tại đơn vị.
- Thực hiện mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
- Thực hiện công tác thanh tra liên hàng và thanh toán điện tử trong hệ thống NHNN.
- Tổ chức thực hiện công tác thanh toán bù trừ giữa các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
- Lập và tổ chức chấp hành kế hoạch thu chi tài chính của đơn vị, lập và giám sát việc chấp hành kế hoạch mua sắm tài sản cố định, các loại kinh phí chuyên dùng khác tại chi nhánh.
- Thu thập, xử lý, cung cấp, bảo quản, lưu trữ toàn bộ số liệu của chi nhánh trên mạng máy tính để phục vụ cho sự điều hành của Giám đốc chi nhánh và cung cấp cho NHNN theo chế độ quy định, bảo quản toàn bộ thiết bị tin học, tiếp nhận
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Thanh tra, Giám sát chi nhánh Phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ Phòng Hành chánh - Nhân sự Phòng Tiền tệ - Kho quỹ Phòng Kế toán - Thanh toán
quy trình kỹ thuật, các chương trình ứng dụng nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch vật tư trang thiết bị mới, bảo hành trang thiết bị mới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động
Là đơn vị nhà nước và là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN Tỉnh Đồng Nai hoạt động với chức năng của một chi nhánh NHNN, thực hiện việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác, hay tổ chức các phương thức thanh toán qua NHNN và chịu trách nhiệm trước Thống đốc về sự quản lý trong quyền hạn của mình.
2.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn
- Tổ chức phổ biến việc triển khai, thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động trên địa bàn.
- Làm đầu mối triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các tổ chức tín dụng và công ty vàng bạc đá quý trên địa bàn.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, các dịch vụ ngân hàng khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc nhà nước trên địa bàn theo quy định của Giám đốc.
- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về ngoại hối và vàng trên địa bàn theo sự ủy quyền của Giám đốc.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ hay đột xuất tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng hay các ngân hàng trong việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng.
- Tổ chức nghiên cứu, phân tích kinh tế có liên quan đến hoạt động tiền tệ ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ bản thân và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thành phố trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản trong kho quỹ tại chi nhánh khi giao nhận, trên đường vận chuyển và tiêu hủy tiền.
- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo sự ủy quyền của Giám đốc.
- Chịu trách nhiệm hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giải quyết trả lời các chất vấn, kiến nghị và khiếu nại, tố cáo của các tổ chức công dân báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định pháp luật.
- Thực hiện một số ủy quyền của Giám đốc.
2.2 Lịch sử phát triển thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại Việt Nam 2.2.1 Giai đoạn hệ thống ngân hàng một cấp 2.2.1 Giai đoạn hệ thống ngân hàng một cấp
*Thời kỳ trƣớc năm 1989:
*Thanh toán liên hàng thủ công:
Thời kỳ này hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức thành ngân hàng 1 cấp (không tách biệt giữa NHNN và các TCTD), nên hệ thống thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ có một hệ thống. Trong thời kỳ bao cấp này hoạt động thanh toán còn khá đơn giản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Thanh toán lúc bấy giờ là thanh toán liên hàng thủ công. Hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng khác địa bàn với một phương thức truyền thống duy nhất là thanh toán bằng thư, bằng điện qua đường bưu điện. Thời gian cho một món thanh toán thông thường từ 3-5 ngày và thậm chí là hàng tuần cho những món đi xa.
Do việc thanh toán chậm, lượng vốn trong thanh toán chiếm khá lớn không đáp ứng công việc kinh doanh của khách hành nên tạo tâm lý không muốn thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy tạo ra áp lực rất lớn về tiền mặt, tạo sự khan hiếm giả tạo, đã xuất hiện % giữa tỷ lệ % thanh toán bằng chuyển khoản và tiền mặt. Đây là nguyên nhân làm tăng tốc độ lạm phát vào những năm 1988, 1989 có thời kỳ lên đến 3 con số.
2.2.2 Giai đoạn ngân hàng 2 cấp:
* Thời kỳ từ 1989 đến nay: Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, theo đó hệ thống NH 1 cấp cũng được chuyển thành NH 2 cấp với nhiều hệ thống khách nhau như hệ thống NH Nhà
nước, các hệ thống Ngân hàng thương mại… Việc cân đối vốn, điều hoà vốn được tổ chức theo từng hệ thống, do vậy mỗi hệ thống NH đã tổ chức 1 hệ thống thanh toán để giải quyết quan hệ thanh toán trong nội bộ hệ thống.
* Thanh toán liên hàng qua mạng
Việt Nam bắt tay tiến hành các cuộc cải cách ngành ngân hàng từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, hệ thống Ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ, đi đầu là hệ thống NHNN, đặc biệt từ năm 1993 đã ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thanh toán. Thời kỳ này, các ngân hàng đã từng bước thích nghi với cơ chế mới, chủ động trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thanh toán của mình để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, chuyển từ hình thức thanh toán liên hàng bằng thư qua bưu điện sang thanh toán liên hàng qua mạng vi tính. Áp dụng hình thức này tốc độ thanh toán tăng rõ rệt, thời gian của một món thanh toán chỉ còn từ một đến 2 ngày, giảm được lượng vốn năm trong thanh toán, được khách hàng đánh giá cao, từng bước xóa bỏ khoảng cách của các doanh nghiệp và xã hội đối với NH.
* Thanh toán chuyển tiền điện tử
Trong thời kỳ kinh tế mở, mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, miền, khu vực không ngừng tăng lên. Thanh toán chuyển tiền điện tử ra đời là tất yếu của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Thanh toán chuyển tiền điện tử ở Việt Nam xuất hiện vào năm 1997, tuy còn mới mẻ nhưng nó đã khẳng định những tính năng ưu việt nhất định, đồng thời đánh dấu một bước vươn mình mạnh mẽ trong công tác thanh toán của ngành Ngân hàng.
Khoa học tính toán, kỹ thuật điện tử không ngừng phát triển nên xu hướng chung là phải mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâm thanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng trong phạm vi khu vực và toàn quốc đạt hiệu quả cao.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là bước tiến về việc áp dụng và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Sự ra đời
và phát triển của hệ thống này đã phần nào khắc phục những hạn chế của hệ thống thanh toán đã có (về thời gian, phương thức thanh toán…).
Năm 2002, các cuộc cải cách được thực hiện theo hướng 1 phương thức giống các ngành ngân hàng của các nền kinh tế mới được công nghiệp hóa khác thực hiện. Một hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện đại đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa vào triển khai.Ngoài thanh toán nội bộ của từng hệ thống NH, có hệ thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Thực tế khối lượng giao dịch qua hệ thống TTĐTLNH là rất lớn. Do đó, hệ thống TTĐTLNH giai đoạn 2 đang được triển khai, được thiết kế với công suất 2 triệu giao dich/ngày, mở rộng phạm vi hoạt động, kết nối với tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cả nước. Các trung tâm bù trừ thẻ, bù trừ chứng khoán và các trung tâm thanh toán vệ tinh khác cũng được kết nối thanh toán với hệ thống này. Với hệ thống thanh toán hiện đại này, NHNN Việt Nam sẽ quản lý tập trung được cả hai hệ thống thanh toán giá trị thấp và thanh toán giá trị cao, đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán và luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán điện tử liên ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt, khả năng chỉ đạo, điều hành và quản lý một hệ thống lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội; đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý thực thi và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chức năng chính của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là:
- Chuyển các khoản thanh toán liên ngân hàng (giá trị cao và giá trị thấp) giữa các chi nhánh hoặc hội sở chính của các tổ chức tín dụng.
- Bù trừ các khoản thanh toán giá trị thấp.
- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán trực tuyến (online) giá trị cao và kết quả bù trừ giữa các thành viên tham gia thông qua các tài khoản quyết toán được mở tại NHNN.
2.3 Thực trạng thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Tỉnh Đồng Nai 2011-2013