Những thành công và tồn tại trong thanh toán điện tửliên ngân hàng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 55)

tại Đồng Nai.

2.4.1 Những thành công

- Khả năng đáp ứng thông tin tức thời, giúp cho việc kiểm soát, quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

- Đảm báo hoạt động thanh toán tại Tỉnh Đồng Nai được diễn ra thông suốt, góp phần không nhỏ vào hoạt động thu ngân sách nhà nước.

- Do ra đời muộn nhất, nên hệ thống thanh toán ĐTLNH được thừa hưởng tất cả những thành quả của khoa học kỹ thuật, được ứng dụng công nghệ hiện đại nhất, hệ thống bảo mật, độ an toàn tuyệt đối.

- So với hệ thống chuyển tiền điện tử thì hệ thống thanh toán ĐTLNH đã tin học hóa được khâu chuyển chứng từ từ Ngân hàng thương mại đến NHNN.

- Quản lý được tài khoản tập trung, có thể sử dụng tối đa nguồn vốn, thúc đẩy và xoay vòng vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.

- Có thể đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho các ngân hàng bằng cách áp dụng cơ chế thấu chi tài khoản thanh toán và cho vay qua đêm. So với các hệ thống thanh toán khác thì NHNN sẽ không thực hiện thanh toán đối với những ngân hàng thành viên không đủ số dư để thanh toán.

- Việc điều chuyển vốn của các ngân hàng thương mại được nhanh chóng, theo hai chiều từ Hội sở đến chi nhánh và ngược lại.

- Thanh toán ĐTLNH thực hiện hoạt động thanh toán liên tục từ lúc khởi tạo hệ thống đầu ngày (trên 8h) đến lúc kết thúc hệ thống (17h) chứ không theo phiên, không bị hạn chế thời gian do họp và giao nhận chứng từ giữa các NHTM như thanh toán bù trừ.

- Tạo khả năng mở rộng các dich vụ ngân hàng hiện đại trong tương lai. Hệ thống TTĐTLNH có các giao diện tự động với các hệ thống khác như: mạng thanh toán quốc tế SWIFT, hệ thống xử lý chuyển mạch ATM, hệ thống quyết toán và bù trừ chứng khoán…

2.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1 Những mặt tồn tại 2.4.2.1 Những mặt tồn tại

Mặc dù không thể phủ nhận những thành công màhệ thống TTĐTLNH mang lại cho nền kinh tế nhưng bên cạnh đó không thể không có những bất cập cần tháo gỡ, triển khai, đầu tư thỏa đáng mạnh mẽ. Cụ thể:

Về thời gian thanh toán

Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, môi trường kinh doanh đầy năng động, hàng ngày sẽ có trên hàng triệu giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng trên khắp cả nước. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình thanh toán rất quan trọng. Điều này được thể hiện qua thời gian thực hiện một lệnh thanh toán. Thời gian thực hiện một lệnh thanh toán dài thì vòng luân chuyển vốn chậm đi, tính hiệu quả của hệ thống không tốt, lạc hậu, có nguy cơ bị thay thế. Và ngược lại, nếu thời gian thực hiện một lệnh thanh toán càng ngắn thì vòng luân chuyển vốn nhanh chứng tỏ hệ thống thanh toán này càng có hiệu quả. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Thời gian thanh toán càng nhanh thì sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về dịch vụ của NH cung cấp càng tốt,khách hàng sẽ tin tưởng sử dụng dịch vụ của NH, nhờ đónâng cao được giá trị NH.

TTĐTLNH hiện nay được coi là kênh thanh toán hiện đại, với tốc độ xử lý nhanh. Tuy nhiên, thời gian thanh toán vẫn còn chậm trễ chưa thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu thanh toán cho khách hàng. Thông thường một lệnh thanh toán khi nhận chứng từ đến khi báo có trong tài khoản khách hàng thường mất 4-5 tiếng. Điều này gây không ít khó khăn và thiệt hại cho khách hàng trong việc thanh toán.

Ví dụ 1, vào thời điểm 10h ngày 28/12/22014 một khách hàng muốn mua 3000 cổ phiếu CTG (cổ phiếu NH TMCP Công Thương Việt Nam) với giá 40.000 Đồng, khách hàng thực hiện lệnh chuyển tiền số tiền 120 triệu đồng qua Internetbanking từ NH TMCP Ngoại Thương CN TPHCM sang tài khoản của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí

Minh tại NH TMCP Công Thương TPHCM nhằm thực hiện lệnh mua trên. Tuy nhiên, đến 16h cùng này khách hàng mới nhận được tiền trong tài khoản NH TMCP Công Thương TPHCM, trong khi công ty chứng khoán đã chốt phiên giao dịch cuối cùng, do đó lệnh mua không thành công, khách hàng lỡ cơ hội kinh doanh kiếm lời. Việc thanh toán trong cùng một địa bàn hay ngoài địa bàn còn chậm, thời gian lâu, dịch vụ cung cấp không thỏa mãn nhu cầu khách hàng, thiệt hại về thời gian và tiền bạc đối với KH, giảm lòng tin của KH.

Hiện nay, Kho bạc Nhà nước Đồng Nai là đơn vị có số lượng thanh toán bù trừ điện tử chiếm nhiều nhất trên địa bàn (80%) nhưng vẫn chưa tham gia hệ thống thanh toán ĐTLNH. Đây có thể xem là nút thắt cổ chai trong luồng thanh toán của hệ thống các ngân hàng, giải toả ách tắc này thanh toán sẽ thông suốt hơn. Chính điều đó trong nhiều năm qua các ngân hàng đều kiến nghị Kho bạc Nhà nước tham gia vào hệ thống để hệ thống thanh toán ĐTLNH thành hệ thống thanh toán thống nhất. Mặt khác, các lệnh thanh toán từ ngoài tỉnh chuyển đến Kho bạc Nhà nước Đồng Nai thông qua hệ thống TTĐTLNH thường là những món nộp thuế. Các lệnh thanh toán thường xuyên bị sai thiếu về nội dung và các yêu tố dẫn đến bị chậm nộp thuế, phạt nộp thuế chậm. Gây thất thoát, lãng phí trong thanh toán, áp lưc cho kế toán viên khi các lệnh hoàn trả phải thực hiện liên tục. Với khối lương thanh toán quá nhiều, khi không hoàn trả kịp thời NHNN với vai trò trung gian phải chịu một phần trách nhiệm trong vệc chậm, trễ thanh toán.

So với thanh toán SWIFT thì TTĐTLNH có tốc độ xử lý còn chậm hơn nhiều cả về mặt không gian và thời gian. Thanh toán qua SWIFT với các nước trên thế giới có thể trong vòng 10 phút đã thành công thì TTĐTLNH còn mất khoảng 5-6 tiếng. Do đó cần có những biện pháp thúc đẩy hoạt động TTĐTLNH, kênh thanh toán chính trong nước trong tương lai, nhằm theo kịp đà phát triển tài chính của Việt Nam với thế giới.

Sai sót trong thanh toán

Lệnh thanh toán chuyển tiền còn sai sót nhiều như sai địa chỉ, sai tài khoản, sai tên khách hàng, sai số hiệu ngân hàng, chuyển 2 lần cùng một lệnh thanh toán,

chuyển nhầm ngân hàng còn tồn tại. Do đó, các lệnh thanh toán thường chuyển đi chuyển lại nhiều lần, mất rất nhiều thời gian và công sức, giảm hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế, luôn có một lượng tiền bị ứ đọng không mang lại giá trị kinh tế.

Ví dụ1, ngày 28/3/2014 NHNN Tỉnh Đồng Nai nhận được một lệnh thanh toán cho khách hàng Nguyễn Thị Hạnh có tài khoản tại NH TMCP Đông Á CN Đồng Nai số tiền 16.000.000Đ, cùng ngày NHNN Tỉnh Đồng Nai đã hạch chuyển lệnh chuyển có trên, tuy nhiên sang ngày làm việc 29/3/2015 Kế toán viên sơ suất đã thực hiện thêm một lệnh vào tài khoản khách hàng, và khách hàng đã rút toàn bộ số tiền trên trong tài khoản. Khi phát hiện, NHNN Tỉnh Đồng Nai đã chủ động báo khách hàng nhằm thu hồi số tiền, tuy nhiên khách hàng không hợp tác, buộc NHNN TỈnh Đồng Nai phải nhờ sự phối hợp của Công an Đồng Nai để giải quyết sự việc.

Như vậy, cho thấy trong khâu chuyển tiền đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận, và cần sự hỗ trợ các ứng dụng công nghệ thông tin một cách chủ động thay vì thủ công như hiện nay, chỉ một sự sai sót nhỏ đều ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống thanh toán cũng như luân chuyển tiền tệ trong xã hội.Trong thanh toán SWIFT các lệnh thanh toán sai yếu tố sẽ không được máy chấp nhận và sẽ tự động trả về cho đến khi chính xác hoặc có sự xác nhận của người chuyển, thì HTTTĐTLNH văn chưa làm được. Do đó, cần có các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, nâng cấp phần mềm, cũng như các chế tài pháp lý quy định rõ ràng, cụ thể trong thanh toán.

Phí thanh toán

Mức phí tham gia hệ thống và phí thường niên của hệ thống TTĐTLNH trước đây theo QĐ số 50/2007/QĐ-NHNN ngày 28/12/2007, hiện nay áp dụng theo thông tư số 26 /2013/TT-NHNN ngày 5/12/2013 tuy đã có sự điều chỉnh giảm về việc áp dụng thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH nhưng vẫn cao hơn so với hai hình thức cùng tồn tại là thanh toán từng lần và thanh toán bù trừ. Đây cũng là một nguyên nhân lớn làm hạn chế số lượng các ngân hàng thương mại tham gia vào hệ thống thanh toán hiện đại này.

Hiện nay, mức phí được tính như bảng 2.5:

Bảng 2.5 : Mức thu phí thanh toán của Tỉnh NHNN Đồng Nai đối với khách hàng

STT Hệ thống thanh toán

Phí thƣờng

niên Phí dịch vụ thanh toán

1 TTĐTLNH 1.500.000đ/năm

-Đối với Lệnh thanh toán mà thời điểm Hệ thống nhận giao dịch trước 15h30 trong ngày (0,01% số tiền thanh toán (Tối thiểu 2.000 đồng /món; Tối đa 50.000 đồng/ món) - Đối với Lệnh thanh toán mà thời điểm Hệ thống nhận giao dịch trong khoảng thời gian từ 15h30 đến khi Hệ thống ngừng nhận Lệnh thanh toán trong ngày: (0,02% số tiền thanh toán (Tối thiểu 4.000 đồng/ món; Tối đa 100.000 đồng/ món)

2 TT Bù trừ 1.500.000đ/năm 2.000đ/món

3 TT Từng lần -

0,02% số tiền thanh toán (Tối thiểu 10.000 đồng/món; Tối đa 100.000

đồng/món)

(Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Một số ngân hàng đã tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện nay hạn chế thanh toán qua luồng giá trị cao vì mức phí được tính là 0,01% hoặc 0.02% số tiền chuyển (mức phí tối thiểu là 2.000 đồng/1 món còn tối đa là 100.000 đồng/1 món). Trong khi đó luồng thanh toán giá trị thấp (món tiền dưới 500 triệu) chỉ 2.000

đồng /1 món. Vì thế nếu chuyển số tiền lớn thì phí cao hơn rất nhiều lần nên các ngân hàng chia nhỏ món tiền giá trị cao thành món tiền có giá thấp (mỗi món chi phí chỉ có 2.000 đồng). Việc này vừa làm chậm quá trình chuyển tiền (luồng giá trị cao thanh toán tức thời có thể trong vòng 10 giây, còn luồng giá trị thấp theo lô có thể đến vài chục phút vì phụ thuộc vào mức quỹ đã ký). Vì để tối đa hoá lợi nhuận của mình nên các ngân hàng đã chỉ đạo trong hệ thống hạn chế số món giá trị cao và khống chế giá trị mỗi món tham gia thanh toán ĐTLNH. Chính lí do này, gây áp lực không nhỏ đối với kế toán viên làm công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Một số ngân hàng vốn ít, không có giấy tờ thế chấp để tham gia luồng giá trị thấp tất cả đều phải thanh toán theo luồng giá trị cao dẫn đến mức trả phí cao.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 35/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về việc thu phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại NHNN Việt Nam. Theo quy định tại Thông tư này, khi rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu mức phí rút tiền mặt là 0,005% trên số tiền rút. Trong khi, mức phi thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH vào khoảng 0.01% trên số tiền chuyển. Như vậy, số tiền phí khi thanh toán quan hệ thống NH lớn hơn số tiền phí rút tiền mặt, dẫn đến việc khách hàng không thanh toán qua tài khoản ngân hàng mà vẫn rút tiền mặt từ ngân hàng để trực tiếp thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ, kể cả trong những giao dịch có giá trị lớn (do thanh toán bằng tiền mặt mất phí không đáng kể trong khi thanh toán qua ngân hàng lại mất phí lớn gấp tới 4-5 lần phí rút tiền mặt nếu có. Qua đó, làm giảm hiệu quả của chích sách thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Quy trình thanh toán:

Việc luân chuyển chứng từ còn chậm do nhiều thủ tục hành chính cần tuân theo, khâu kiểm soát chứng từ nhiều khi còn hơi thừa như trường hợp sau: Mỗi người sử dụng (kế toán giao dịch, kiểm soát viên, kiểm soát liên hàng, người duyệt cuối cùng) đều có mật khẩu thì mới vào được hệ thống, tuy nhiên chứng từ in ra

phải có chữ ký của người liên quan. Như vậy, công việc của kế toán viên thanh toán điện tử liên ngân hàng quá tải, dẫn tới thanh toán các lệnh ách tắc, chậm.

Một mặt giao dịch được tiến hành trực tiếp, xử lý hoàn toàn trên môi trường điện hóa nhưng vẫn phải đồng thời thực hiện những quy định theo phương pháp giao dịch truyền thống: như luân chuyển và kiểm soát chứng từ giấy, in kết quả các giao dịch ra chứng từ giấy để ký và đóng dấu sau khi giao dịch điện tử đã hoàn thành, in chứng từ điện tử ra để lưu trữ. Quy trình đã làm giảm đi tính hiệu quả của hoạt động giao dịch điện tử ngân hàng, cũng như chưa khai thác được tiềm năng của các ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng.

Ứng dụng công nghệ trong thanh toán

Một số ngân hàng chưa có giao diện tự động hoá giữa các chương trình giao dịch kế toán nội bộ với hệ thống thanh toán ĐTLNH, phải làm thủ công, gõ tay hoàn toàn nên vừa mất thời gian, làm chậm quá trình thanh toán, vừa không đảm bảo tính chính xác (do phụ thuộc vào con người).

Đôi khi xảy ra sự cố kỹ thuật: cúp điện, nghẽn mạng, hệ thống mất kết nối từ trung tâm, các lệnh thanh toán không thể thực hiện, chậm thanh toán.

Hệ thống cập nhập các đơn vị thành viên còn chậm so với hiệu lực. Khi một ngân hàng dừng tham gia hệ thống thì các đơn vị thường nhận được văn bản sau khi có hiệu lực, dẫn đến lệnh thanh toán chuyển đến NH không thành công, gây chậm trễ thanh toán.

Phần mềm thanh toán chưa đồng bộ giữa các NH dẫn đến thông tin chuyển đến NH nhận hay khách hàng nhận thường bị thiếu so với nội dung lệnh gốc.

Nguồn nhân lực và đào tạo

Trình độ cán bộ nhân viên còn thiếu đồng bộ, các cán bộ thành thạo về quy trình nghiệp vụ và am hiểu về công nghệ thông tin không nhiều, khi gặp hay xảy ra sự cố thường không xử lý được.

Cán bộ nhân viên chưa được đào tạo một cách bài bản, chủ yếu xử lý công việc dựa trên kinh nghiệm của người đi trước truyền lại. Các lớp đào tạo nghiệp vụ

chủ yếu thường chỉ cán bộ công nghệ thông tin được tham dự, bản thân người thực hiện nghiệp vụ ít được tham gia.

Kiểm tra giám sát việc thanh toán

Các hoạt động kiểm tra, giám sát hệ thống bao gồm giám sát tổng thể hệ thống thanh toán từ việc xây dựng và thiết kế cấu trúc hệ thống đến các quy trình, thủ tục thanh toán của các đơn vị thành viên tham gia trên hệ thống thanh toán còn yếu, không nhạy bén, ít có sự đổi mới.

Chưa đánh giá được sự tuân thủ của hệ thống thanh toán theo các nguyên tắc, chuẩn mực. Các NHTM khi tạo lập lệnh thanh toán gửi đi còn nhiều thiếu sót, kiểm soát viên chưa thể hiện được vai trò kiểm soát các lệnh thanh toán.

Phân tích, tổng hợp thông tin từ các báo cáo định kỳ và báo cáo sự cố vận hành thường xuyên tuy nhiên chưa giải quyết vấn đề một cách triệt để. Chưa xử lý mạnh tay các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh toán đối với các đơn vị không chấp hành đúng quy định.

Thanh toán không dùng tiền tiền mặt còn hạn chế.

Phát triển TTKDTM đã được nước ta quan tâm và chú trọng đầu tư từ năm 2006. Ngày 29/12/2006 Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt đềán TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Trong những năm qua hoạt động TTKDTM đã có nhiều bước chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)