Những kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 79)

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Là “ngân hàng của các ngân hàng”, NHNN phải hướng mục tiêu điều chỉnh có hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư, thanh toán cho nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống TTĐTLNH, hoàn thiện một số quy chế về thể thức thanh toán, nền tảng pháp lý. Đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết giữa các ngân hàng trong nước, phát triển các liên minh thẻ và kết nối hệ thống với nhau.

NHNN cần mở rộng hơn nữa các ngân hàng tham gia vào hệ thống TTĐTLNHvà quy định về thời gian thanh toán, hiện nay theo quy định mới chỉ 9 giờ một ngày không đáp ứng được nhu cầu thanh toán cao của nền kinh tế .

NHNNVN cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt để khuyến khích công chúng giảm bớt giao dịch thanh toán bằng tiền mặt (sớm hoàn thiện để triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt 2006-2010 và tầm nhìn 2020). Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học nhằm đẩy mạnh việc cải tiến quy trình kỹ thuật thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán mới trong hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, NHNN đã ban hành thông tư 26 về việc thu phí rút tiền mặt mức phí 0.005% trên tổng số tiền rút, khi mới ra đời chính sách đã gặp không ít sự phản đối của các bộ phận trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một chính sách cần thiết nhằm hạn chế tiền mặt trong lưu thông, để có hiệu quả cần làm một cách cứng rắn, thời gian lâu dài sẽ có tác dụng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các kênh thông tin đại

chúng, báo chí nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về các chính sách pháp luật, mục tiêu lâu dài của Nhà nước.

Hiện nay phần lớn các chi nhánh NHTM ở các địa phương đều duy trì tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố mà chi nhánh ngân hàng đó có trụ sở. Cơ cấu quản lý tài khoản là phi tập trung nên các ngân hàng khó có khả năng quản lý có hiệu quả vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng mình trên cơ sở toàn quốc. Do đó, NHTW cần phối hợp với các NHTM nghiên cứu có hệ thống việc mở và sử dụng tài khoản sao cho quản lý có lợi và hiệu quả nhất. NHNNVN cần tích cực nghiên cứu, xây dựng theo hướng cả nước chỉ có một trung tâm chuyển mạch quốc gia để kết nối các giao dịch thanh toán thẻ giữa các ngân hàng với nhau, góp phần tăng thêm tính linh hoạt và tiện lợi trong hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu xây dựng lại biểu phí dịch vụ thanh toán cho phù hợp hơn, một mặt nhằm kích thích nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, đồng thời tránh hiện tượng chia nhỏ món tiền để giảm phí đã tạo ra số món thanh toán ảo và còn làm tăng áp lực thanh toán trên hệ thống như đã diễn ra trong thời gian vừa qua.

Tiếp tục triển khai thêm các tính năng, dịch vụ trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 để khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống.

Vấn đề bảo đảm an toàn trong qua trình truyền, nhận xử lý thông tin dữ liệu trong hệ thống TTĐTLNH phải được NHNN đặc biệt coi trọng và quy định chặt chẽ trong quy chế TTĐTLNH. Việc bảo mật dữ liệu và tính xác thực của lệnh thanh toán điện tử được thực hiện bằng công nghệ chữ ký phải được đảm bảo an toàn, tránh những mất mát dữ liệu có thể xảy ra. Hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu dự phòng đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thông suốt phải được quy định chặt chẽ đối với ngân hàng chủ trì và thành viên. Hiện nay, quy chế chưa quy định cụ thể về chất lượng vàđộ an toàn của đường truyền thông giữa NH chủ trì và các thành viên.

Tích luỹ và tập trung vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật về công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, đủ sức tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học công nghệ.

Ban hành thông tư cho phép lưu trữ chứng từ điện tử thay vì lưu trữ chứng từ giấy như hiện nay. Nhằm giảm bớt thủ tục trong thanh toán, chi phí in ấn, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản.

NHNN cần có biện pháp đẩy mạnh công tác thanh toán qua tài khoản đối với tất cả các đối tượng trong xã hội. NHNN cần phối hợp với Bộ Tài Chính nghiên cứu để hệ thống thanh toán giá trị cao và hệ thống chứng khoán có thể tương tác với nhau nhằm tăng cường tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro đối với luồng thanh toán chứng khoán và việc chuyển giao chứng khoán. Để làm được điều này, NHNN cần có những thỏa thuận và thu xếp về cơ sở hạ tầng mạng lưới đối với nhà cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán, đăng ký và lưu ký chứng khoán như dịch vụ bù trừ và quyết toán chứng khoán.

Cần có chính sách hỗ trợ đối với các đơn vị chấp nhận thẻ: Miễn/giảm thuế đối với các giao dịch thanh toán qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

Cần có cơ chế, chế tài buộc các đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ thanh toán qua POS ( như quy định một số ngành, nghề, lĩnh vực thanh toán qua thẻ, mức doanh thu bình quân phải thực hiện giao dịch thanh toán qua thẻ, ưu đãi thuế cho phần thanh toán qua thẻ…) Đặc biệt là các đơn vị có nhu cầu thanh toán thường xuyên, giá trị tương đối lớn như siêu thị, trung tâm mua sắm, đại lý phân phối hàng hóa dịch vụ, cơ sở kinh doanh vận tải, du lịch, nhà hàng, khách sạn…phải có máy POS tại điểm giao dịch. Khuyến khích hoặc quy định các doanh nghiệp phải đăng ký thanh toán qua POS trước khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý liên quan đến tổ chức bộ máy chuyên nghiệp quản lý hoạt động thanh toán, hoàn thiện hệ thống pháp luật giao dịch điện tử trong nền kinh tế nói chung và trong ngân hàng nói riêng.

3.3.2 Kiến nghị với hệ thống Ngân hàng thƣơng mại

Mỗi NHTM là một mắt xích trong hệ thống các TCTD, khi một mắt xích yếu thì cả hệ thống chịu ảnh hưởng bất lợi, sự phát triển của các NHTM góp phần không nhỏ vào sự thịnh vượng của hệ thống tài chính nước nhà. Đối với hệ thống NHTM cần tích cực nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ thanh toán mới. Để làm được điều này, các ngân hàng cần chú trọng đến việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại có sẵn có cũng như cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng cần thực hiện phát triển hệ thống xử lý thanh toán và quản lý tài khoản nội bộ cũng như thực hiện đàm phán thu xếp kết nối giữa mạng lưới dịch vụcơ sở hạ tầng thanh toán như máy ATM, POS. Các NHTM cũng cần hợp tác với nhau để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và cùng xây dựng các quy định thống nhất về thể chế mới, đặc biệt là những thu xếp về thị trường cho việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí .. Nhằm giới thiệu những sản phẩm có những tính năng ưu việt đến với công chúng. Xây dựng một bộ phận có chuyên môn cao về Marketing nhằm khai thác, tìm kiếm khách hàng, giúp một số lượng đông đảo người dân biết và hiểu được tiện ích của dịch vụ thanh toán ngân hàng mang lại.

Tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá các tiện ích của việc sử dụng các loại thẻ ATM, Master, Visa….Phối hợp với các ngân hàng trong việc bố trí hợp lý, sắp xếp mạng lưới máy POS của các ngân hàng, nhằm sử dụng hiệu quả đồng đều, tránh tình trạng nhiều máy tập trung tại một điểm dịch vụ.

3.3.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý

Sự đổi mới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng không thể tách rời khỏi chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo môi trường thuận lợi sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường: như luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài, luật các TCTD… Tuy nhiên, còn nhiều lĩnh vực chưa có văn bản nào liên quan đến hoạt động thanh toán liên ngân hàng, các văn bản nếu có cũng gặp

vướng mắc trong việc truyền tải đến người thực thi (thường các văn bản nhận được có độ trễ lớn), khó khăn trong việc thực hiện. Vì vậy, để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng nói riêng, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban, ngành, bộ phận.

* Đối với chính phủ:

Chính phủ cần có các giải pháp tổng thể để phát triển thanh toán trong nền kinh tế. Mặc dù, NHNN có trách nhiệm chính trong việc giám sát hệ thống thanh toán quốc gia nhưng không phải là cơ quan duy nhất có ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán. Các cơ quan khác của chính phủ cũngảnh hưởng đến tính hiệu quả và cạnh tranh của thị trường dịch vụ thanh toán cũng như các nghiệp vụ quản trị rủi ro. Do đó, NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác của chính phủ như ủy ban chứng khoán, Bộ Tài chính, các ngành… tạo ra một cách thức mới trong giao dịch thanh toán của nền kinh tế.

Để tăng cường vai trò quản lý nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt, chính phủ nên sớm ban hành văn bản quy phạm về phạm vi và khối lượng giao dịch bằng tiền mặt. Khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các đơn vị hành chính sự nghiêp…. Muốn làm được điều này, trước tiên là đội ngũ công chức nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp phải mở tài khoản tại các ngân hàng, khuyến khích giao dịch qua tài khoản, trả lương, thanh toán tiền hàng qua phương thức chuyển tiền, đẩy mạnh các hoạt động giao thương kinh tế không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra thế giới. Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động TTKDTM cần có chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ đối với ngành NH, kinh doanh sản phẩm đặc thù là tiền tệ như mua sắm, nhập khẩu các thiết bị, máy móc phục vụ TTKDTM được hưởng mức thuế ưu đãi, cho chịu thuế…Bộ Tài Chính cần nghiên cứu chính sách giảm thuế đối với các đơn vị, cá nhân thanh toán qua ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu cho phép để lại cho ngân hàng một phần thu nhập từ thu dịch vụ thanh toán để các ngân hàng tái đầu tư và đầu tư, nâng cấp mở rộng hệ thống thanh toán để giúp nền kinh tế ngày càng phát triển đồng thời giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường.

Ban hành luật lưu trữ chứng từ điện tử cho phép lưu trữ chứng từ điện tử một cách khoa học thay vì lưu trữ chứng từ giấy một cách thủ công, và mất thời gian và công sức như hiện nay.

Ban hành các quy định cưỡng chế trong trường hợp các cá nhân, tổ chức nhận được số tiền chuyển nhầm hay chuyển thừa vào tài khoản, khi xác minh được số tiền chuyển vào không phải của mình đề nghị chuyển trả lại ngay lập tức. Tránh tình trạng chiếm dụng vốn lâu dài, không hoàn trả gây khó khăn cho ngân hàng và khách hàng chuyển.

Cần chỉ đạo Kho bạc Nhà nước sớm tham gia vào hệ thống TTĐTLNH để rút ngắn thời gian thanh toán, tăng tốc độ luân chuyển vốn của nền kinh tế. Hiện nay, đối với các Chi nhánh NHNN Tỉnh đều có triển khai thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán giữa các TCTD với Kho bạc Nhà nước vẫn thông qua mỗi ngày 3 phiên, chủ yếu phiên chiều, nên thanh toán cho khách hàng rất chậm, có khi phải qua ngày hôm sau. Khi Kho bạc Nhà nước Đồng Nai tham gia vào HTTTĐTLNH thì lượng giao dịch qua hệ thống sẽ tăng lên rất nhiều (khoảng 80%) và hệ thống thanh toán bù trừ điện tử trên địa bàn sẽ bị xóa bỏ

Kết luận chƣơng 3:

Để giải quyết một cách triệt để những tồn tại của hệ thống TTĐTLNH hiện nay không phải là vấn đề một sớm, một chiều mà cần có sự đầu tư, nghiên cứu đưa ra giải pháp một cách kỹ lưỡng.Các giải pháp đưa ra cần có tính khả thi cao, đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cơ quan có thẩm quyền.

Tôi hy vọng với những giải pháp và đề xuất trên sẽ góp phần nào vào sự phát triển của hoạt động TTKDTTM và hoạt động thanh toán giữa các NH để tiến tới một hệ thống thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho cá nhân và xã hội.

KẾT LUẬN

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng, là một phần quan trọng trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Góp phần không nhỏ vào phát triển TTKDTM là hoạt động hệ thống TTĐTLNH, Hệ thống thanh toán điện tửliên ngân hàng là trung tâm vì nó đóng vai trò là hệ thống xương sống, kết nối các hệ thống thanh toán của các ngân hàng thương mại, đóng góp không nhỏ vào công tác TTKDTM tại Việt Nam. Luận văn đã trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh toán ở Việt Nam, phân tích kết quả hoạt động hệ thống TTĐTLNH để chỉ ra các mặt tồn tại của hệ thống và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống TTĐTLNH cả nước nói chung và tại NHNN Tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Những kết quả nghiên cứu trên chắc chắn chưa thỏa mãn hết yêu cầu của đề tài do đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thanh toán điện tử là vấn đề mới, phức tạp dựa trên nền tảng công nghệ tin học liên tục phát triển mạnh mẽ, thay đổi nhanh chóng. Những vấn đề nêu ra còn có những thiếu sót nhất định và bên cạnh những giải pháp đưa ra còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bản thân tác giả kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của Quý Thầy, Cô, Bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.

1. Tài liệu tập huấn khóa đào tạo chương trình Citad – Thanh toán điện tử liên ngân hàng, hướng dẫn sử dụng chương trình Thanh toán điện tử liên ngân hàng, dự án thanh toán liên ngân hàng giai đoạn 2 do công ty hipt phối hợp với cục công nghệ tin học tổ chức vào tháng 05/2014.

Sách kế toán ngân hàng…

2. Công văn số 248/CV-THNN ngày 22/04/2002 của Cục Công nghệ tin học Ngân hàng về việc hướng dẫn quy trình kỹ thuật vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Trung tâm thanh toán Quốc gia (NPSC), Trung tâm xử lý Tỉnh (PPC), các trung tâm dự phòng, các thành viên và đơn vị thành viên (CI).

3. Quyết định 44/QĐ-TT ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán điện tử của Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn. Quyết định này là cơ sở để áp dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.

4. Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

5. Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 của Thống đốc NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)