Lịch sử phát triển thanh toán vốn giữa các Ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 35)

2.2.1 Giai đoạn hệ thống ngân hàng một cấp

*Thời kỳ trƣớc năm 1989:

*Thanh toán liên hàng thủ công:

Thời kỳ này hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức thành ngân hàng 1 cấp (không tách biệt giữa NHNN và các TCTD), nên hệ thống thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ có một hệ thống. Trong thời kỳ bao cấp này hoạt động thanh toán còn khá đơn giản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều. Thanh toán lúc bấy giờ là thanh toán liên hàng thủ công. Hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng khác địa bàn với một phương thức truyền thống duy nhất là thanh toán bằng thư, bằng điện qua đường bưu điện. Thời gian cho một món thanh toán thông thường từ 3-5 ngày và thậm chí là hàng tuần cho những món đi xa.

Do việc thanh toán chậm, lượng vốn trong thanh toán chiếm khá lớn không đáp ứng công việc kinh doanh của khách hành nên tạo tâm lý không muốn thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy tạo ra áp lực rất lớn về tiền mặt, tạo sự khan hiếm giả tạo, đã xuất hiện % giữa tỷ lệ % thanh toán bằng chuyển khoản và tiền mặt. Đây là nguyên nhân làm tăng tốc độ lạm phát vào những năm 1988, 1989 có thời kỳ lên đến 3 con số.

2.2.2 Giai đoạn ngân hàng 2 cấp:

* Thời kỳ từ 1989 đến nay: Thời kỳ này nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, theo đó hệ thống NH 1 cấp cũng được chuyển thành NH 2 cấp với nhiều hệ thống khách nhau như hệ thống NH Nhà

nước, các hệ thống Ngân hàng thương mại… Việc cân đối vốn, điều hoà vốn được tổ chức theo từng hệ thống, do vậy mỗi hệ thống NH đã tổ chức 1 hệ thống thanh toán để giải quyết quan hệ thanh toán trong nội bộ hệ thống.

* Thanh toán liên hàng qua mạng

Việt Nam bắt tay tiến hành các cuộc cải cách ngành ngân hàng từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, hệ thống Ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ, đi đầu là hệ thống NHNN, đặc biệt từ năm 1993 đã ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thanh toán. Thời kỳ này, các ngân hàng đã từng bước thích nghi với cơ chế mới, chủ động trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thanh toán của mình để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, chuyển từ hình thức thanh toán liên hàng bằng thư qua bưu điện sang thanh toán liên hàng qua mạng vi tính. Áp dụng hình thức này tốc độ thanh toán tăng rõ rệt, thời gian của một món thanh toán chỉ còn từ một đến 2 ngày, giảm được lượng vốn năm trong thanh toán, được khách hàng đánh giá cao, từng bước xóa bỏ khoảng cách của các doanh nghiệp và xã hội đối với NH.

* Thanh toán chuyển tiền điện tử

Trong thời kỳ kinh tế mở, mối quan hệ kinh tế giữa các vùng, miền, khu vực không ngừng tăng lên. Thanh toán chuyển tiền điện tử ra đời là tất yếu của sự bùng nổ công nghệ thông tin. Thanh toán chuyển tiền điện tử ở Việt Nam xuất hiện vào năm 1997, tuy còn mới mẻ nhưng nó đã khẳng định những tính năng ưu việt nhất định, đồng thời đánh dấu một bước vươn mình mạnh mẽ trong công tác thanh toán của ngành Ngân hàng.

Khoa học tính toán, kỹ thuật điện tử không ngừng phát triển nên xu hướng chung là phải mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâm thanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng trong phạm vi khu vực và toàn quốc đạt hiệu quả cao.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là bước tiến về việc áp dụng và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Sự ra đời

và phát triển của hệ thống này đã phần nào khắc phục những hạn chế của hệ thống thanh toán đã có (về thời gian, phương thức thanh toán…).

Năm 2002, các cuộc cải cách được thực hiện theo hướng 1 phương thức giống các ngành ngân hàng của các nền kinh tế mới được công nghiệp hóa khác thực hiện. Một hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện đại đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa vào triển khai.Ngoài thanh toán nội bộ của từng hệ thống NH, có hệ thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Thực tế khối lượng giao dịch qua hệ thống TTĐTLNH là rất lớn. Do đó, hệ thống TTĐTLNH giai đoạn 2 đang được triển khai, được thiết kế với công suất 2 triệu giao dich/ngày, mở rộng phạm vi hoạt động, kết nối với tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cả nước. Các trung tâm bù trừ thẻ, bù trừ chứng khoán và các trung tâm thanh toán vệ tinh khác cũng được kết nối thanh toán với hệ thống này. Với hệ thống thanh toán hiện đại này, NHNN Việt Nam sẽ quản lý tập trung được cả hai hệ thống thanh toán giá trị thấp và thanh toán giá trị cao, đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán và luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Thanh toán điện tử liên ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt, khả năng chỉ đạo, điều hành và quản lý một hệ thống lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội; đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý thực thi và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chức năng chính của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là:

- Chuyển các khoản thanh toán liên ngân hàng (giá trị cao và giá trị thấp) giữa các chi nhánh hoặc hội sở chính của các tổ chức tín dụng.

- Bù trừ các khoản thanh toán giá trị thấp.

- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán trực tuyến (online) giá trị cao và kết quả bù trừ giữa các thành viên tham gia thông qua các tài khoản quyết toán được mở tại NHNN.

2.3 Thực trạng thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Tỉnh Đồng Nai 2011-2013 2011-2013

2.3.1 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Đồng Nai 2.3.1.1 Hoạt động ATM –POS tại Tỉnh Đồng Nai 2.3.1.1 Hoạt động ATM –POS tại Tỉnh Đồng Nai

Theo số liệu tại phòng Tổng hợp & Kiểm soát nội bộ tại NHNN Tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 31/12/2014, tổng số máy ATM hiện có trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai khoảng 505 máy và 1.287 máy POS nhằm thực hiện công tác thanh toán và thanh toàn tiền mua hàng tại các siêu thị, nhà hàng…Tổng số lượng giao dịch năm 2014 lên tới 176.926.445 giao dịch với doanh số thanh toán đạt 585.026.897 triệu đồng. Đến nay, các TCTD trên địa bàn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn hoạt động máy ATM theo quy định tại thông tư số 36/2012/TT-NHNN. Các cơ quan hành chính trên địa bàn nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTG ngay 24/8/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc trả lương qua tài khoản ATM cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động. Số lượng các đơn vị hành chính sự nghiệp trả lương qua thẻ ATM là 3.478 đơn vị.

Cùng với sự phát triển không ngừng về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ, và nền móng cơ sở vật chất hạ tầng nới trên, sẽ là động lực cho hoạt động TTKDTM trên địa bàn ngày càng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán.

2.3.1.2 Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Tỉnh Đồng Nai

Bảng số liệu 2.1 cho thấy, doanh số thanh toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tương đối cao, việc thanh toán không dừng lại ở phạm vi thanh toán trên địa bàn mà còn mở rộng thanh toán ra toàn quốc, nước ngoài. Tổng doanh số thanh toán nói chung có sự tăng rõ rệt. Năm 2011, doanh số thanh toán trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai là 847.058.658 triệu đồng, năm 2012 là 853.552.492 triệu đồng tăng 6.497.834 triệu so với năm 2011. Năm 2013, danh số thanh toán là 966.085.171 triệu đồng, tăng 112.532.679 triệu đồng so với năm 2012 và tăng 119.030.513 triệu đồng so với năm 2011.

Xét về tỷ trọng TTKDTM trên địa bàn qua các năm đều tăng, từ 58,8% năm 2011 lên mức 62,7% năm 2012 và 70,9 % vào năm 2013. Tỷ trọng TTKDTM đều chiếm tỷ trong cao hơn so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt thông thường.

Có được điều này là do NHNN Tỉnh Đồng Nai đã có những biện pháp tích cực giảm thấp tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt như phổ biến, triển khai đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 2453/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, các Ngân hàng trên địa bàn cung cấp kênh thanh toán đa dạng và phong phú, khách hàng được quyền lựa chọn các hình thưc thanh toán cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, luôn tạo điều kiện đáp ững nhu cầu về vốn thanh toán thường xuyên của khách hàng và đảm bảo khả năng chi trả tốt. Đặc biệt trong thời gian gần đây, với mục đích hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, thông tư 35 ngày 20/1/2014 về việc quy định thu phí tút tiền mặt của NHNN Việt Nam đã ra đời. Đây sẽ là một biên pháp mạnh, nhằm hạn chế tiền mặt ngoài lưu thông, qua đó thúc đẩy hoạt động TTKDTM. Như vậy, trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai con số về hoạt động TTKDTM sẽ còn tăng lên, qua đó khắc phục được các nhược điểm trong thanh toán bằng tiền mặt, thúc đẩy hoạt động lưu chuyên tiền tệ trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.1: Tình hình thanh toán tại Tỉnh Đồng Nai (2011-2013) Đơn vị: Triệu đồng Phƣơng thức thanh toán

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TT bằng tiền mặt 349.532.980 41.2 318.675.744 37.3 281.058.274 29.1 TTKDTM 497.521.678 58.8 534.876.748 62.7 685.026.897 70.9 Doanh số 847.054.658 100 853.552.492 100 966.085.171 100

(Nguồn số liệu : Phòng Tổng hợp & Kiểm soát nội bộ NHNN Tỉnh Đồng Nai)

Biểu đồ 2.1:Biểu đồ tình hình hoạt động thanh toán tại Tỉnh Đồng Nai

0 100000000 200000000 300000000 400000000 500000000 600000000 700000000 800000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TTKDTM

2.3.2 Thực trạng thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Đồng Nai

2.3.2.1 Quy trình thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai hàng Nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai

Hiện nay, ở Việt Nam có năm phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng, song thực tế tại NHNN Tỉnh Đồng Nai đang triển khai và sử dụng 3 hệ thống: Hệ thống TTĐTLNH và hệ thống thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần.

NHNN Tỉnh Đồng Nai thực hiện công tác quản lý các NHTM trên địa bàn Tỉnh. Hiện nay tại địa bàn Tỉnh có tất cả 82 tổ chức tín dụng đang hoạt động với các hình thức sở hữu như:

+ 01 Kho Bạc Nhà Nước Tỉnh Đồng Nai

+ 04 Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Nhà nước + 29 Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần + 5 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

+ 4 Chi nhánh Ngân hàng liên doanh

+ 39 Quỹ tín dụng nhân dân

So với 02 thành phố lớn là Hà Nội với 321 TCTD đang hoạt động trên điạ bàn thì có đến 127 TCTD là thành viên trực tiếp của hệ thống thanh toán ĐTLNH. Đứng đầu cả nước là thành phố Hồ Chí Minh với 336 TCTD đang hoạt động thì có đến 155 TCTD đang là thành viên trực tiếp. Tính đến thời điểm hiện tại số TCTD tại Đồng Nai đã lên con số 82 chỉ đứng sau Hà Nội và TPHCM.

Một số quy trình nghiệp vụ hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng tại NHNN Tỉnh Đồng Nai

Nhìn chung tại NHNN Tỉnh Đồng Nai phần lớn các lệnh thanh toán được lập đều là Lệnh chuyển Có và việc thanh toán chủ yếu nhằm mục đích điều chuyển vốn bổ sung từ Ngân hàng Hội sở đến các chi nhánh ngân hàng vào đầu ngày làm việc và theo chiều ngược lại vào cuối ngày làm việc và duy trì hoạt động thanh toán trên

địa bàn Tỉnh Đồng Nai thông qua các kênh thanh toán như bù trừ điện tử cho các đơn vị trong cùng địa bàn và là trung gian chuyển tiền thanh toán ngoài địa bàn chủ yếu là cho KBNN Đồng Nai. Do hiện nay, KBNN Đồng Nai chưa tham gia hệ thống TTĐTLNH, do đó các hoạt động thanh toán trong tỉnh, ngoài tỉnh đều thông qua trung gian là NHNN Tỉnh Đồng Nai. Phục vụ hoạt động thanh toán cho KBNN Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng trong thu chi ngân sách của Tỉnh. Nếu chậm trễ trong hoạt động thanh toán sẽ gây ách tắc hoạt động thu chi ngân sách, gây thất thoát lãng phí nguồn thu. Một số ví dụ trong nghiệp vụ thanh toán tại NHNN Tỉnh Đồng Nai:

Hiện nay, quy trình TTĐTLNH tại NHNN Tỉnh Đồng Nai được thực hiện theo quy định tại thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 9/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành. Một số quy trình nghiệp vụ chủ yếu bao gồm: khởi tạo, xử lý lệnh thanh toán, hạch toán các lệnh thanh toán, xử lý tra soát, báo cáo lệnh chuyển tiền…

Sơ đồ 2.2: Quy trình khởi tạo lệnh thanh toán tại NHNN Tỉnh Đồng Nai

của KH

Không hợp lệ

Kiểm tra DL và ghi khoá bảo mật

Kiểm soát KT Liên hàng

KTGD nhập thông tin để tạo

bút toán hiện Gửi giao dịch Hợp lệ Chuyển cho KT liên hàng Hợp lệ Chuyển cho Kiểm soát Không hợp lệ Hợp lệ

2.3.2.2 Phân tích kết quả hoạt động hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai qua các năm (2011-2013) hàng tại Ngân hàng nhà nƣớc Tỉnh Đồng Nai qua các năm (2011-2013)

Từ tháng 03/2009, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã chính thức đi vào hoạt động .Với vai trò là trung tâm thanh toán trên địa bàn, trong những năm qua, Chi nhánh luôn quan tâm, phối hợp với Trung ương và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn tổ chức tốt các hệ thống thanh toán, trong đó thành công nhất là triển khai giai đoạn 2 hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) đã chính thức phủ sóng khắp cả nước. Chi nhánh thường xuyên đôn đốc các thành viên chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, quy định về thanh toán qua Hệ thống TTĐTLNH, hỗ trợ các thành viên mới tham gia cài đặt chương trình, đào tạo con người vận hành chương trình, phối hợp giải quyết các sự cố khi xảy ra.

Như được trình bày trong Bảng 2.2, kết quả hoạt động TTĐTLNH ta thấy, số món và giá trị các món trong công tác thanh toán khá lớn.Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối cao, đóng góp không nhỏ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Cụ thể, năm 2010 số món là 161.478, Giá trị các món 323.692.328 triệu đồng, sang năm 2012 số món là 250.330 giá trị các món345.088.980 triệu đồng, năm 2012 số món là 321.579, giá trị các món là 178.298.830 triệu đồng, năm 2013 số món là: 288.653, giá trị các món 151.419.800 triệu đồng.Nhìn chung, ở những năm đầu 2010, 2011 số món và số tiền thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH đều tăng, số lượng thành viên tham gia hệ thống cũng tăng từ 18 thành viên năm lên 21 thành viên vào năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng đều trong 2 năm 2010 và 2011 là do việc thấy trước những lợi ích của hệ thống TTĐTLNH mang lại, các ngân hàng sẽ chủ động trong hoạt động thanh toán tại ngân hàng, các lệnh thanh toán được chuyển đi tức thời, nhanh chóng mà không cần qua trung gian, chủ động nguồn vốn trong thanh toán. Nhưng sang năm 2012 xét về số món có tăng hơn nhưng về giá trị tổng các món có giảm so với năm 2011, năm 2013 có sự giảm cả về số lượng và giá trị các món so với năm 2012. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do việc áp dụng tính phí trên số tiền chuyển quá cao:

0.02 % giá trị của món tiền chuyển đi, tối thiểu 18.000đ/món, tối đa 300.000đ/món,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng nhà nước tỉnh đồng nai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)