1.1.5 .Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩ m
1.1.5.2 .Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.1.6. Đặc trưng và hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông sả n
1.1.6.1. Đặc trưng sản phẩm nông sản
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tếvà hội nhập kinh tế quốc tế. Việc chọn một hướng đi đúng đắn là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta cần tận dụng những cơ hội, đón nhận những thách thức của hội nhập kinh tếquốc tế, phát huy những lợi thếvà tiềm lực vốn có của quốc gia để xây dựng nền kinh tếphát triển toàn diện, theo kịp với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Hiện nay, số đông nhân dân ta sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nông sản chính là mặt hàng thế mạnh của đất nước ta. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Việc sản xuất và xuất khẩu nông sản phụthuộc vào tập quán từng vùng, từng địa phương, trình độ áp dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất, quy trình nông sản trải qua các khâu từ thu mua đến chếbiến, bảo quản và tiêu thụ.
- Khâu thu mua: Các doanh nghiệp phải lập kế hoạch thu mua thường niên để tạo nên nguồn hàngổn định vì đặc điểm hàng nông sản là mang tính chất thời vụ nên việc thu mua thường rất khó khăn.
- Khâu chế biến:Do khâu chế biến cònở trìnhđộ thấp nên quy trình chế biến chỉ dừng lại ở khâu sơ chế. Tuy nhiên các doanh nghiệp đang cải thiện tình trạng trên để nâng cao doanh thu thừ các sản phẩm nông sản của mình.
- Khâu bảo quản: Đóng vai trò quan trọng vì đặc điểm hàng nông sản dễ hư hỏng nếu không được bảo quản tốt, sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng. Vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải chú trọng vào trang thiết bị, hóa chất kho bãi để bảo quản sản phẩm nông sản luôn tươi mới có chất lượng tốt.
1.1.6.2. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông sản
Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nhưng trong những năm qua nhờtổchức tốt kênh tiêu thụsản phẩm nên đã góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế. Trước đây, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Việt Nam do Nhà Nước tổ chức rất chặt chẽ và khép kín. Hệ thống kênh tiêu thụ như vậy có tác dụng
cho kháng chiến và cho phân phối nhưng mặt khác đã làm sản xuất chậm phát triển, lưu thông chậm, giảm sức mua, từng vùng địa phương chỉ biết mình, không được tựdo mua bán.
Đến nay, do có chính sách tự do hóa thương mại nên mọi người, mọi thành phần kinh tế đều đã được tự do tham gia vào các kênh tiêu thụ nông sản phẩm. Mạng lưới tiêu thụ tuy chưa đồng đều nhưng cũng đã góp phần phân phối một khối lượng lớn nông sản phẩm. Trong những năm qua, có nhiều sản phẩm nông sản đã thâm nhập được vào những thị trường có đòi hỏi khắt khe vềchất lượng.
Tuy nhiên, thị trường trong nước cònở trình độ thấp, thị trường nông thôn chưa phát triển, chưa thiết lập được mối liên kết giữa sản xuất và thương nhân, giữa xuất khẩu và nhập khẩu… để tạo ra các kênh lưu thông hàng hóa hợp lý và ổn định. Thương nghiệp tư nhân tuy đông đảo nhưng nhỏbé, hoạt động kinh doanh và sửdụng nguồn lực hiệu quả thấp, chưa xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hầu hết các loại nông sản đều có tình trạng tồn đọng, có hiện tượng đột biến vềgiá cả gây thiệt hại cho người nông dân. Mặc dù nông thôn là địa bàn rộng lớn nhưng sức mua lại hạn chếdo thu nhập của họ quá thấp để có thể mua lại sản phẩm do chính họ làm ra, thực tế, vào các siêu thị bán các mặt hàng chế biến nông sản thì chúng chẳng thua kém đồngoại nhập, giá cả quá xa vời với người nông dân. Bên cạnh đó, do năng lực chế biến nông sản còn nhiều hạn chế, gây ra hiện tượng ế thừa giả, thất thu cho nông dân. Mặcdù đã có nhiều cốgắng trong việc đầu tư đổi mới, trang bịthiết bị hiện đại nhưng vẫn còn một khối lượng lớn chưa đạt được tiêu chuẩn gắt gao của thị trường. Về lưu thông thì điều kiện giao lưu hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ còn thấp kém, ngoài ra các nơi giao dịch hàng hóa như chợ, trung tâm thương mại còn chưa được đầu tư thỏa đáng. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh nhiều giải pháp để hỗ trợ tăng sức mua, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường bán lẻ trong nước bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp có thương hiệu bán lẻ mạnh trong nước mở rộng thêm quy mô cửa hàng hiện tại. Đồng thời, tăng thêm số lượng cửa hàng mới tại các tỉnh, thành trong cả nước... để doanh nghiệp bán lẻ tăng lợi thế cạnh tranh và sức tiêu thụ nội địa. Tóm lại, các doanh nghiệp cần phải xác định được nguyên nhân của các
tồn tại trên đểtừ đó có những giải pháp hữu hiệuđể đẩy nhanh hiệu quảtiêu thụnông nghiệp của nước ta.
1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của công táctiêu thụ tiêu thụ
1.1.7.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm
Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. Tỷlệnày càng cao chứng tỏtình hình tiêu thụsản phẩm càng tốt, có hiệu quả.
- Về mặthiện vật
Tỷlệhoàn thành kếhoạch = sản lượng tiêu thụkì phân tích sản lượng tiêu thụkì kếhoạch*100
- Về mặt giá trị
Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch = giá trịsản lượng tiêu thụkì phân tích giá trịsản lượng tiêu thụkì kếhoạch *100
Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thực tếcủa doanh nghiệp.
TR=∑ ( P*Q) Trong đó
TR: Doanh thu tiêu thụ
P: Giá bán bình quânđơn vịsản phẩm Q: Sản lượng tiêu thụ
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu–Thuếvà các khoản giảm trừ
1.1.7.2. Chỉ tiêu đánh giá về chi phí hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ như chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý doanh nghiệp,…trong đó các chi phí phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của sản phẩm. Cho nên không phải cứchi phí tiêu thụthấp là cũng tốt mà phải xem mức chi phí đó trong giai đoạn nào của công tác thực hiện chiến lược.
Chi phí kinh doanh = Chi phí bán hàng + Chi phí mua hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.7.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận thu được càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu qua và ngược lại.
LN= Q * ( P - TC) Trong đó
LN : Lợi nhuận tiêu thụsản phẩm Q : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ P : Giá bán bình quânđơn vịsản phẩm TC : Chi phí bình quânđơn vịsản phẩm
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh + Lợi nhuận từ HĐ tài chính + Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế= Lợi nhuận trước thuế- Thuếthu nhập doanh nghiệp Tỉ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
T LN/TR =LN TR *100
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳsản xuất.
Tỉ suất lợi nhuận chi phí
T LN/TC = LN TC*100
Chỉ tiêu này phản ánh cứmột đồng chi phí bỏra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn
T LN/VCSH= LN
VKd*100 (VKd: Vốn kinh doanh)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Thị trường trong nước
Ở Việt Nam lúa là cây trồng chính, cung cấp lượng thực và là ngành sản xuất truyền thống trong nông nghiệp. Nghề trồng lúa nước ở nước ta xuất hiện rất sớm, từ nền văn hóa Hòa Bình. Việt Nam là một trong những trung tâm lúa nước sớm nhất tại các nước Đông Nam Á và trở thành một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu lúa gạo. Để đạt được thành tựu đó là việc cải thiện hệ thống thủy lợi, phổ biến ứng dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc khảo nghiệm, chọn lọc các loại giống lúa mới.
Trong những năm gần đây, cây lúa ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong sự phát triển của đất nước. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã vươn lên trở thành một nước không những cung cấp đủ gạo cho tiêu dùng nội địa mà còn đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Có thể nói, cho đến ngày nay kinh nghiệm và kỹ thuật trồng lúa nước của nhân dân ta đã đạt đến một trình độ khá cao, cộng với sự phát triển của công nghệ sinh học và sự đầu tư thích đáng về thủy lợi, giao thông thì nghề trồng lúa nước rõ ràng là một lợi thế lớn của ngành nông nghiệp nước ta.
Từ năm 2000 đến nay, ngành giống của nước ta được hỗ trợ từ nhiều chương trình, dự án của nhà nước. Nhà nước đã đầu tư một số dự án với mục tiêu là tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công chọn tạo, khảo nghiệm và phát triển giống lúa mới, ứng dụng các kĩ thuật công nghệ hiện đại nhân giống tiên tiến, sản xuất và cung ứng giống tốt cho việc sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố đã có các chính sách hỗ trợ phát triển ngành giống, chính sách trợ giá giống đối với các vùng khó khăn, đồng bào dân tộc ít người. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì cũng có một số nhược điểm về ngành giống nước ta như tình trạng giống giả, giống kém chất lượng chưa qua kiểm định xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, tác động của thiên tai bão lụt, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất sản xuất lúa giống khiến người nông dân hết sức lo lắng.
Trên thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thị trường nông nghiệp. Những đề tài này thường chỉ phân tích tình hình biến động của thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh lúa giống mà chưa đi sâu vào phân tích tình hình tiêu thụ và công tác nâng cao tiêu thụ lúa giống từ phía khách hàng, cửa hàng kinh doanh hay các đại lý. Trong thời đại hiện nay, việc tiêu thụ nông sản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề tiêu thụ và công tác nâng cao hiệu quả tiêu thụ lúa giống sẽ giúp cho doanh nghiệp có được vị thế trên thị trường, ngày càng phát triển và bền vững.
1.2.2.Thị trường ở Thừa Thiên Huế
Hiện nay ở Thừa Thiên Huế thường trồng 2 vụ lúa chính là Hè Thu (bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 9) và Đông Xuân (bắt đầu từ giữa tháng 12 và thu hoạch vào cuối tháng 4 năm sau). Khí hậu Thừa Thiên Huế hàng năm có hai mùa rõ rệt, một mùa khô nóng, một mùa mưa ẩm lạnh cùng với nhiều trận lụt bão nên sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lúa gạo vẫn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, với sản lượng 246.100 tấn gạo mỗi năm Thừa Thiên Huế đứng thứ 39 trong tổng số 64 tỉnh thành trong cả nước về sản xuất lúa gạo.
Thừa Thiên Huế là tỉnh có một phần lớn diện tích đất được dành cho trồng lúa nhưng nhìn chung, diện tích đó có xu hướng ngày càng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là người dân chuyển các diện tích sản xuất năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích gieo cấy đối với cây lúa cả năm 2017 đạt 54.815 ha, tăng 0,56% so với năm 2016, chia ra Đông Xuân 28.569 ha, tăng 2,3%; Hè Thu 25.563 ha, giảm 1,6%; Vụ mùa 683 ha, tăng 13%.
Năng suất lúa cả năm 2017 đạt 59,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha, tăng 0,4% so năm 2016; chia ra vụ Đông Xuân đạt 62,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, tăng 2,8%; vụ Hè Thu đạt 57,9 tạ/ha, giảm 1,3 tạ/ha, giảm 2,2%; Vụ mùađạt 16,5 tạ/ha tăng 0,5 tạ/ha, tăng 3,1%.
Sản lượng lúa cả năm 2017 đạt 327,4 nghìn tấn, tăng 1% so với năm 2016; bao gồm vụ Đông Xuân 178,3 nghìn tấn, tăng 5,2%; vụ Hè Thu 148 nghìn tấn, giảm 3,8%, Vụ mùa 1.092 tấn, tăng 13%. Nguyên nhân tăng, giảm sản lượng vụ Đông Xuân và Hè Thu do chuyển đổi diện tích lúa của 2 xã Vinh Thái và Vinh Hà.
(Nguồn: http://www.thongkethuathienhue.gov.vn)
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÚA GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG – VẬT NUÔI
THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa ThiênHuế Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên Huế là Công ty Giống cây trồng Bình Trị Thiên. Tháng 07 năm 1989 sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên ra thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên- Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế có Quyết định số 71/ QĐ - UB ngày 22/ 7/ 1989 về việc thành lập Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên Huế trong đó có Trại giống lúa Nam Vinh ở Hương Điền.
Đến năm 1993 do chuyển đổi cơ chế, các doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại theo NĐ 388- HĐBT ngày 20/11/ 1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên- Huế được thành lập lại theo Quyết định số 125 QĐ/ UBND ngày 29/11/ 1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Tháng 5/ 1997 sáp nhập Công ty Giống và Thức ăn Chăn nuôi Thừa Thiên- Huế vào Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 826 QĐ/ UBND ngày 12/5/1997 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc sáp nhập Doanh nghiệp nhà nước.
Tháng 3 năm 1999 UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có Quyết định số 448/1988 QĐ- UBND ngày 17 tháng 3 năm 1998 của UBND Tỉnh chuyển Công ty Giống cây trồng sang lĩnh vực Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Công Ty Giống cây trồng ThừaThiên Huế được đổi tên thành Công ty Giống cây trồng- Vật nuôi Thừa Thiên Huế theo quyết định số 979 QĐ/ UB ngày 16/4/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Có trụ sở chính tại 128 Nguyễn Phúc Nguyên, là một đơn vị trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, hoạt động theo cơ chế nhà nước cấp vốn, tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn vốn được giao. Có nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh giống vật nuôi và thức ăn
chăn nuôi, công ty đãđẩy mạnh lĩnh vực này. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất có lợi ích cho người chăn nuôi và tiêu dùng.
Quá trình hình thành và phát triển cộng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thêm địa bàn và đối tác kinh doanh tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Công ty không ngừng phát triển doanh thu, lợi nhuận và thực hiện