1.2 .Cơ sở thực tiễ n
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Giống cây trồng – Vật nuôi Thừa Thiên Huế
2.1.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phậ n
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị: Là cấp quản trị cao nhất của Công ty, do Đại hội đồng cổ đông lập ra thay mặt Đại hội đông cổ đông và có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đếnquyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Tổng Giám đốc công ty: Là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu
trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm cao nhất về các quyết định điều hành quảnlý, lãnh đạo mọi hoạt động của Công ty...
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PGĐ Kỹthuật PGĐ Kinh doanh P. Kinh doanh P. Hành chính P. Kế toán P. Nghiên cứu phát triển P. Vật tư P. Quản lý chất lượng XN giống Trạm A Lưới Trạm giống Nam Vinh Các điểm sản xuất khác
- Phó giám đốc: Bao gồm Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật,
có chức năng tham mưu, trợ giúp Giám đốc thực hiện các công việc hằng ngày theo sự
phân công,ủy quyền của Tổng Giám đốc; phân công việc cho các CBCNV hoàn thành công việc Tổng Giám đốc giao; đông đúc các CBCNV trong công ty thực hiện các
công việc một cách tốt nhất và kiến nghị phương án xử lí các vấn đề phát sinh trong
việc điều hành hằng ngày của công ty.
- Các phòng ban liên quan hoạt động dưới sự điều hành quản lý của Tổng Giám đốc và Phó Giám đốc:
- Phòng Kinh doanh:
+ Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý bán hàng, công tác quản lý đội xe, các kho thành phẩm và công tác điều độ, vậnchuyển hàng hóa trên hệ thống tiêu thụ toàn Công ty, công tác đưa ra mẫu mã mới theo thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, việc ký kết các hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực của phòng Quản lý.
+ Nhiệm vụ: Tham gia cùng với các phòng ban, đơn vị liên quan thiết lập chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh của Công ty và thực hiện, tổ chức quản lý trực tiếp các thị trường, chịu trách nhiệm về công nợ và thu hồi công nợ củakhách hàng, đề xuất các công việc liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như việcquảng cáo, quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chính sách bán hàng.
- Phòng Nghiên cứu phát triển: Là nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu khách hàng, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng chiến lược Marketing.
- Phòng Quản lý chất lượng: Có chức năng tham mưu cho HĐQT và Tổng Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm; kết hợp với phòng Kế hoạch theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua vào và xuất ra.
- Phòng Kế toán: Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập kế hoạch tài chính, quản lí tài sản công ty, có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật.
- Phòng Vật tư:Giúp Ban Giám Đốc theo dõi công tác cung ứng vật tư, quản lí hệ thống kho nguyên, nhiên vật liệu và cân đối quá trình sử dụng vật tư cho sản xuất.
- Phòng Tổ chức hành chính: Quản lí chung các mặt liên quan tới giấy tờ, công văn giấy tờ, đánh dấu công văn, công văn đi, đến các phòng ban, có nhiệm vụ tổ chức quản lí, tổ chức lao động bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỉ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động,…Cập nhật văn bản, chính sách của Nhà nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ tài liệu.
- Xí nghiệp giống và thức ăn chăn nuôi: Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất nguyên liệu cung cấptheo kế hoạch giao toán Công ty cho Xí nghiệp.
Chế biến thức ăn gia súc gia cầm.
Kinh doanh các loại giống gia suất, gia cầm thông qua các hệ thống cửa hàng của xí nghiệp
- Các trại giống lúa và điểm sản xuất khác:
Bán giống cây trồng, phục vụ sản xuất.
Thu mua nông sản.
Bán thức ăn phục vụ chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm.
Dịch vụ kỹ thuật, vật tư