Dân số và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 37 - 40)

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

a. Dân số

Ước tính năm 2010, dân số toàn tỉnh là 3.412.612 người, chiếm xấp xỉ 35% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nước; mật độ dân số bình quân 307 người/km2; gấp 1,4 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 người/km2) và 1,2 lần mật độ dân số trung bình cả nước (255 người/km2). Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 người/km2

; vùng trung du, miền núi 122 người/km2.

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2005 là 1,0%/năm, thấp hơn mức tăng dân số của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%) và thấp hơn mức tăng dân số trung bình cả nước (1,37%). Những năm gần đây, do công tác DS và KHH gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm từ 1,17% (thời kỳ 1996 - 2000) xuống còn 1,00% (thời kỳ 2001-2005). Năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0.78% và năm 2007 là 0,76%, năm 2009 là 0,99%.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%, tiếp đến là dân tộc Mường chiếm 8,7%, dân tộc Thái chiếm 6%, còn lại là các dân tộc khác như H’Mông, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều lễ hội và phong tục truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đang được phục hồi và

phát triển theo hướng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn lực phát triển quan trọng của tỉnh, nhất là phát triển du lịch.

Về chất lượng dân số: Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 473 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 69 trường mầm non, 343 trường tiểu học, 56 trường THCS và 5 trường THPT. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp biên do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tương đối phổ biến.

Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở Thanh Hóa rất không đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2009 dân số nông thôn chiếm gần 89% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 27%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp.

Bảng 3.1. Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2000 - 2010

Chỉ tiêu 2000 2005 2010

1. Tổng dân số (1.000người) 3494,0 3436,4 3405,0

Dân số thành thị (%) 9,5 9,9 14,4

2. LĐ trong độ tuổi (1.000 ng.) 1908,0 1869,6 2029,4

- LĐ đang làm việc trong các ngành

KTQD (1.000 người) 1503,1 1648,8 2025,2

- Sử dụng thời gian lao động ở nông

thôn (%) 75,0 77,2 85

- Tỷ lệ LĐ được đào tạo so với số LĐ

trong độ tuổi (%) 19,6 27,0 38,0

Sự phân bố dân cư giữa các huyện và các vùng trong tỉnh cũng không đều. Huyện có số dân cao nhất là Quảng Xương với 258,9 người (chiếm 7,6% dân số toàn tỉnh). Huyện có dân số ít nhất là Mường Lát và Quan Sơn chỉ chiếm gần 0,9 % dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số cao nhất ở TP. Thanh Hóa (3.639 người/km2), thấp nhất là huyện Quan Sơn (38 người/km2) và huyện Mường Lát (41 người/km2).

b. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 là 2068,56 ngàn người, chiếm 68% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.029,4 ngàn người, chiếm 97,0% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động nông lâm nghiệp, chiếm tới 72% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 12,0% và lao động khu vực dịch vụ là 16 %; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh mới đạt 80,4%.

Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm từ 81,3% năm 2000 xuống còn 72% năm 2009; tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,6% năm 2000 lên 12% năm 2009; khu vực dịch vụ tăng từ 10,1% năm 2000 lên 16% năm 2009. Đây là kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của tỉnh còn thấp.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Thanh Hóa đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm từ 19,6% năm 2000 lên 27% năm 2005; 31,5% năm 2007 và đạt 38% năm 2010. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ.

Bảng 3.2. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Đơn vị: 1.000 người TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 I Số LĐ đang làm việc 1.503,1 1.869,6 2029,4 1 LĐ trong ngành NLN và TS 1.222,4 1378,5 1470,3 2 LĐ trong ngành CN - XD 129,3 215,0 253,5 3 LĐ trong ngành dịch vụ 151,5 276,1 305,6 II Cơ cấu (%) 100.0 100.0 100.0 1 LĐ trong ngành NLN và TS 81,3 74 72 2 LĐ trong ngành CN - XD 8,6 11 12 3 LĐ trong ngành dịch vụ 10,1 15 16

Nguồn: Niên giám Thống kê 2000-2010 Tóm lại: Nguồn nhân lực của Thanh Hóa mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn... Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cần phải đầu tư hơn nữa vào giáo dục và dạy nghề để đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh với tốc độ nhanh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)