Thanh Hóa
Trong khuôn khổ đề tài, do đối tượng vật nuôi đa dạng, nhiều loài vật nuôi phân tán, một số loài mới đưa vào nhân nuôi do vậy cá nhân tôi chỉ lựa chọn 03 đối tượng vật nuôi để điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế nhân nuôi, bao gồm: Rùa câm, Nhím và Rắn hổ mang. Đây là các đối tượng vật nuôi lâu năm, được nhiều hộ lựa chọn, trong đó có một số cơ sở nhân nuôi có quy mô lớn, thu hút nhiều lao động.
4.4.1. Chi phí cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã
Chi phí trong nhân nuôi động vật hoang dã là bắt buộc, đồng thời là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nhân nuôi động vật hoang dã. Dựa trên 3 đối tượng vật nuôi chính, chúng tôi đã xác định chi phí bình quân 1 hộ cho các loài một cách cụ thể tại bảng 4.6
Bảng 4.6. Chi phí nhân nuôi động vật hoang dã bình quân một hộ
Ghi chú: SLCP - Số lượng chi phí (triệu đồng); CCCP - Cơ cấu chi phí/ tổng chi phí (%)
Kết quả cho thấy chi phí nhân nuôi động vật hoang dã trung bình của 1 hộ có sự khác nhau giữa các loài. Chi phí trung bình của một hộ nuôi Rùa câm là cao nhất với 44,7 triệu đồng/hộ; tiếp đến là hộ nuôi Rắn hổ mang với 42 triệu đồng/hộ và cuối cùng là hộ nuôi Nhím với 30,5 triệu đồng/hộ. Như vậy, chi phí của một hộ bỏ ra để nuôi Rắn hổ mang gần tương đương với chi phí nuôi Rùa câm, còn chi phí nuôi Nhím thì thấp hơn hẳn.
Trong tổng số chi phí nhân nuôi các loài động vật hoang dã, chi phí mua con giống và thức ăn là hai yếu tố chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong đó, chi phí mua con giống rùa câm là cao nhất, và chiếm tới trên 44,74% tổng chi phí, còn lại giống mua Rắn hổ mang và Nhím thấp hơn, trên 30% tổng chi phí. Đối với chi phí thức ăn, Nhím là chi phí nhiều nhất với 40,98%, hai loài còn lại chi phí thức ăn chưa tới 30%.
Trong các yếu tố chi phí, ta còn nhận thấy chi phí nhân công cũng tương đối lớn, điều này phản ánh một thực trạng là các hộ gia đình thường mở rộng, phát triển
Loài Rùa câm Nhím Rắn hổ mang
Chỉ tiêu
SLCP CCCP SLCP CCCP SLCP CCCP
(triệu đ) (%) (triệu đ) (%) (triệu đ) (%)
Tổng chi phí 44,7 100 30,5 100 42 100
1 Mua con giống 20 44,74 10 32,79 15 35,71
2 Thức ăn 10 22,37 12,5 40,98 12 28,57 3 Thuốc thú y 1,5 3,36 0,5 1,64 0,5 1,19 4 Điện nước 1,2 2,68 0,6 1,97 1,2 2,86 5 Trả lãi vốn vay 1,5 3,36 0,4 1,31 0,8 1,90 6 Công lao động 10 22,37 6 19,67 12 28,57 7 Chi phí khác 0,5 1,12 0,5 1,64 0,5 1,19
trại nuôi tuy nhiên khi có thời điểm đạt hiệu quả không cao, lao động chính trong gia đình thường phải đi làm ăn xa, và thường thuê nhân công tại chỗ, dẫn đến chi phí nhân công còn tương đối cao, trong đó Rắn hổ mang chiếm tới 28,57%, do chăm sóc Rắn hổ mang cần nhiều công đoạn khá phức tạp.
Các chi phí khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thường dưới 10% tổng số chi phí như chi phí điện nước, chi phí trả lãi vốn vay, chi phí khác.
4.4.2. Hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã
Kết quả điều tra cho thấy giá trị giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi cũng có sự khác biệt.
Bảng 4.7. Giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi động vật hoang dã
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Rùa câm Nhím Rắn hổ
mang Bình quân
1 Giá trị sản xuất (GO) 50 17 80 49,00
2 Chi phí trung gian (IC) 25 10 30,5 21,83
3 Giá trị gia tăng (VA) 25 7 49,5 27,17
4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 22 4 42,5 22,83
5 Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/IC) 2 1,7 2,62 2,11 6 Tỷ suất giá trị tăng thêm (VA/IC) 1 0,7 1,62 1,11 7 Tỷ suất thu nhập hỗn hợp (MI/IC) 0,88 0,4 1,39 0,89
Kết quả cho thấy mô hình nhân nuôi Rắn hổ mang có hiệu quả kinh tế cao nhất, thể hiện qua giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và các tỷ suất đều cao nhất so với các đối tượng vật nuôi khác. Thu nhập hỗn hợp của mô hình nuôi Rắn hổ mang là cao nhất với 42,5 triệu đồng/hộ, thấp nhất là ở hộ nuôi Nhím với 4,0 triệu đồng/hộ.
Kết quả trên phần nào đã đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Rắn hổ mang và Rùa câm là những loài vật nuôi lâu năm, được nhiều hộ, cơ sở lựa chọn là đối tượng nuôi chính, kinh nghiệm của các hộ nuôi được tích lũy, thị trường có phần ổn định
hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn so với loài Nhím. Thực tế cho thấy, loài nuôi Nhím thời gian gần đây rớt giá nghiêm trọng do không tìm được thị trường đầu ra, sản phẩm trong nước bão hòa, do vậy sản phẩm không tiêu thụ được, dẫn tới lợi nhuận thu được từ nuôi Nhím chỉ ở mức rất thấp.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thu được của các mô hình cũng chỉ phản ánh hiệu quả tại thời điểm hiện tại, một số loài vật nuôi hiệu quả bấp bênh không ổn định giữa các năm do phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ.
4.5. Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp quản lý, phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa