Thực trạng về chính sách nhân nuôi động vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 60)

Nhìn chung, nhà nước luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã. Tại Thanh Hóa, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật tạm thời về một số tiêu chí đảm bảo an toàn cho các trại nuôi, cơ sở nuôi ĐVHD hung dữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đồng thời cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực tiếp đề xuất các chính sách thuận lợi cho hoạt động nhân nuôi. Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm các huyện thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi trong việc cấp giấy chứng nhận trại nuôi cho các hộ và cơ sở có nhu cầu nhân nuôi đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành. Mặt khác nhanh

chóng giải quyết và tạo mọi điều kiện để các hộ chăn nuôi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong cơ chế, chính sách đối với hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã tại Thanh Hóa vẫn tồn tại một số bất cập, khó khăn như:

Thứ nhất, việc định hướng cho người dân trong nhân nuôi động vật hoang dã vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các đối tượng nuôi chủ yếu được người dân tự nghiên cứu, lựa chọn, không có định hướng của các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn. Điều này đã dẫn đến nhiều đối tượng vật nuôi không phù hợp với điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ, hiệu quả thấp. Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng chưa có những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao kiến thức về nhân nuôi động vật hoang dã cho người dân, đặc biệt là việc tập huấn, đào tạo về kỹ thuật nuôi. Chính điều này đã khiến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không theo những định hướng rõ ràng, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa định hình được mô hình chăn nuôi, đang loay hoay trong việc lựa chọn loài vật nuôi và kỹ thuật chăn nuôi.

Thứ hai, việc đầu tư nghiên cứu, tìm đầu ra cho các sản phẩm nhân nuôi cũng chưa được quan tâm khiến việc chăn nuôi của một số loài bấp bênh, không ổn định. Thị trường là yếu tố gần như quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là các hộ gia đình và cơ sở chăn nuôi sinh trưởng, sinh sản các loài động vật hoang dã. Nhiều cơ sở và hộ gia đình có kết quả chăn nuôi tốt nhưng lại không tìm được đầu ra cho sản phẩm sẽ khiến tâm lý người nuôi bị dao động, từ đó ảnh hưởng xấu đến việc mở rộng quy mô chăn nuôi, thậm chí bỏ nghề để đầu tư cho hoạt động sản xuất khác.

4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bất kỳ hoạt động sản xuất nào đều có những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến một hoặc toàn bộ các khâu trong toàn bộ quá trình sản xuất. Chăn nuôi động vật hoang dã cũng như các hoạt động chăn nuôi động vật thông thường khác, đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nhiều yếu tố tác động mang tính chủ đạo, đóng vai trò quyết định. Việc xác định các yếu tố đó có vai trò quan trọng

trong việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhân nuôi động vật hoang dã nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Kết quả điều tra tại các cơ sở và hộ nhân nuôi động vật hoang dã cho thấy, có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã, bao gồm: Vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, kỹ thuật nhân nuôi và dịch bệnh.

Bảng 4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

TT Các yếu tố

Thuận lợi Bình thƣờng Khó khăn

(%) (%) (%)

1 Vốn đầu tư 10 20 70

2 Thị trường tiêu thụ 15 18,5 76,5

3 Kỹ thuật nhân nuôi 40 35 25

4 Dịch bệnh 30 40 30

4.3.1. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết khi quyết định tiến hành nhân nuôi động vật hoang dã. Vốn đầu tư có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng quy mô ban đầu và mở rộng quy mô trong tương lai. Tại Thanh Hóa, phần lớn cơ sở và hộ nhân nuôi sử dụng vốn đầu tư từ 2 nguồn: vốn tự có và vốn vay, trong đó vốn vay chiếm từ 50- 55%. Với nguồn vốn vay khá cao như vậy, khi kết quả nuôi không tốt thì hiệu quả chăn nuôi sẽ rất thấp do các cơ sở phải trả thêm nguồn lãi vay định kỳ. Mặt khác, do nguồn vốn ít, nhiều hộ gia đình không dám mở rộng quy mô do lo sợ tính rủi ro trong chăn nuôi động vật hoang dã.

Kết quả phỏng vấn cho thấy 70% số hộ chăn nuôi động vật hoang dã gặp khó khăn trong vấn đề về vốn đầu tư. Đây là thực trạng với nhiều cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã của các địa phương khác trên cả nước.

4.3.2. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ luôn là yếu tố quyết định cuối cùng và quan trọng nhất đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Trong nhân nuôi động vật hoang dã, thị trường tiêu thu lại càng trở nên quan trọng hơn do đối tượng kinh doanh là các loài động vật hoang dã, chi phí sản xuất phải liên tục. Do đó, nếu thị trường bất ổn định thì hiệu quả nhân nuôi chắc chắn sẽ thấp, thậm chí là thua lỗ. Ở Thanh Hóa, thị trường tiêu thụ cũng là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình và các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã. Xét trên tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã thì thị trường tiêu thụ là vấn đề lớn nhất mà các chủ nuôi đề cập đến. Kết quả phỏng vấn cho thấy có trên 70% số người được hỏi cho rằng họ gặp khó khăn với vấn đề về thị trường. Thị trường tiêu thụ ở đây chủ yếu là do người dân tự liên hệ, phần lớn phục vụ thị trường trong tỉnh, trong nước. Do đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm hầu như không ổn định, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của các hộ và cơ sở nhân nuôi.

4.3.3. Kỹ thuật nhân nuôi

Kỹ thuật nhân nuôi là yêu cầu bắt buộc để quá trình nhân nuôi thành công. Kỹ thuật nuôi của hầu hết các hộ chăn nuôi động vật hoang dã tại địa phương được tích lũy thông qua việc học hỏi của các mô hình đã chăn nuôi, qua tài liệu trên mạng internet hoặc tích lũy trực tiếp qua quá trình chăn nuôi.

Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô lớn đều là các hộ chăn nuôi các loài động vật phổ biến đã được nuôi lâu lăm tại nhiều địa phương trên cả nước. Về cơ bản, kỹ thuật của các loài này khá hoàn thiện, cộng với kinh nghiệm thực tế trong quá trình nuôi tại địa phương đã khiến các hộ gặp ít khó khăn trong vấn đề về kỹ thuật. Chỉ có 25 số hộ được hỏi cho rằng gặp khó khăn trong việc hoàn thiện kỹ thuật chăn nuôi; 35% thấy bình thường và 40% là thuận lợi. Các hộ gặp khó khăn về kỹ thuật chủ yếu là các hộ mới tiếp cận với chăn nuôi động vật hoang dã hoặc lựa chọn các loài vật nuôi mới, chưa xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi một cách bài bản.

4.3.4. Dịch bệnh

Dịch bệnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhân nuôi một cách rõ rệt nhất. Dịch bệnh phát sinh khiến hoạt động chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, số lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm bị suy giảm, hiệu quả kinh tế thấp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có trên 50% số hộ được hỏi cho biết gặp nhiều khó khăn trong việc phòng và điều trị các loại bệnh cho các loài đang chăn nuôi. Đây là những loại bệnh thường phát sinh phát triển mạnh vào mùa hè, đặc biệt là giai đoạn các địa phương chụ ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn, bão, gió lào. Hầu hết các hộ chăn nuôi không có cán bộ thú y chuyên trách mà do các chủ nuôi tự mày mò, tìm hiểu để chủ động việc phòng bệnh và chữa trị. Tuy nhiên, do đối tượng vật nuôi động vật hoang dã có những đặc điểm khác biệt so với vật nuôi thông thường, tỷ lệ bệnh ít nhưng biểu hiện và cách chữa trị lại phức tạp. Hơn thế nữa, đây là đối tượng vật nuôi không có thuốc đặc trị riêng biệt mà khi xuất hiện bệnh phải sử dụng các loại thuốc dành cho các loài động vật thông thường. Từ đó hiệu quả trong phòng trừ dịch bệnh không cao, chất lượng sản phẩm chăn nuôi thấp. Các hộ được phỏng vấn cho rằng họ không gặp khó khăn đối với dịch bệnh trong chăn nuôi động vật hoang dã tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng chăn nuôi lâu năm, có kinh nghiệm trong việc phòng và trị bệnh; thậm chí một số chủ hộ chăn nuôi đã tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng hoặc có chuyên môn về thú y.

4.4. Hiệu quả nhân nuôi một số loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

Trong khuôn khổ đề tài, do đối tượng vật nuôi đa dạng, nhiều loài vật nuôi phân tán, một số loài mới đưa vào nhân nuôi do vậy cá nhân tôi chỉ lựa chọn 03 đối tượng vật nuôi để điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế nhân nuôi, bao gồm: Rùa câm, Nhím và Rắn hổ mang. Đây là các đối tượng vật nuôi lâu năm, được nhiều hộ lựa chọn, trong đó có một số cơ sở nhân nuôi có quy mô lớn, thu hút nhiều lao động.

4.4.1. Chi phí cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã

Chi phí trong nhân nuôi động vật hoang dã là bắt buộc, đồng thời là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nhân nuôi động vật hoang dã. Dựa trên 3 đối tượng vật nuôi chính, chúng tôi đã xác định chi phí bình quân 1 hộ cho các loài một cách cụ thể tại bảng 4.6

Bảng 4.6. Chi phí nhân nuôi động vật hoang dã bình quân một hộ

Ghi chú: SLCP - Số lượng chi phí (triệu đồng); CCCP - Cơ cấu chi phí/ tổng chi phí (%)

Kết quả cho thấy chi phí nhân nuôi động vật hoang dã trung bình của 1 hộ có sự khác nhau giữa các loài. Chi phí trung bình của một hộ nuôi Rùa câm là cao nhất với 44,7 triệu đồng/hộ; tiếp đến là hộ nuôi Rắn hổ mang với 42 triệu đồng/hộ và cuối cùng là hộ nuôi Nhím với 30,5 triệu đồng/hộ. Như vậy, chi phí của một hộ bỏ ra để nuôi Rắn hổ mang gần tương đương với chi phí nuôi Rùa câm, còn chi phí nuôi Nhím thì thấp hơn hẳn.

Trong tổng số chi phí nhân nuôi các loài động vật hoang dã, chi phí mua con giống và thức ăn là hai yếu tố chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong đó, chi phí mua con giống rùa câm là cao nhất, và chiếm tới trên 44,74% tổng chi phí, còn lại giống mua Rắn hổ mang và Nhím thấp hơn, trên 30% tổng chi phí. Đối với chi phí thức ăn, Nhím là chi phí nhiều nhất với 40,98%, hai loài còn lại chi phí thức ăn chưa tới 30%.

Trong các yếu tố chi phí, ta còn nhận thấy chi phí nhân công cũng tương đối lớn, điều này phản ánh một thực trạng là các hộ gia đình thường mở rộng, phát triển

Loài Rùa câm Nhím Rắn hổ mang

Chỉ tiêu

SLCP CCCP SLCP CCCP SLCP CCCP

(triệu đ) (%) (triệu đ) (%) (triệu đ) (%)

Tổng chi phí 44,7 100 30,5 100 42 100

1 Mua con giống 20 44,74 10 32,79 15 35,71

2 Thức ăn 10 22,37 12,5 40,98 12 28,57 3 Thuốc thú y 1,5 3,36 0,5 1,64 0,5 1,19 4 Điện nước 1,2 2,68 0,6 1,97 1,2 2,86 5 Trả lãi vốn vay 1,5 3,36 0,4 1,31 0,8 1,90 6 Công lao động 10 22,37 6 19,67 12 28,57 7 Chi phí khác 0,5 1,12 0,5 1,64 0,5 1,19

trại nuôi tuy nhiên khi có thời điểm đạt hiệu quả không cao, lao động chính trong gia đình thường phải đi làm ăn xa, và thường thuê nhân công tại chỗ, dẫn đến chi phí nhân công còn tương đối cao, trong đó Rắn hổ mang chiếm tới 28,57%, do chăm sóc Rắn hổ mang cần nhiều công đoạn khá phức tạp.

Các chi phí khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thường dưới 10% tổng số chi phí như chi phí điện nước, chi phí trả lãi vốn vay, chi phí khác.

4.4.2. Hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã

Kết quả điều tra cho thấy giá trị giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi cũng có sự khác biệt.

Bảng 4.7. Giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi động vật hoang dã

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Rùa câm Nhím Rắn hổ

mang Bình quân

1 Giá trị sản xuất (GO) 50 17 80 49,00

2 Chi phí trung gian (IC) 25 10 30,5 21,83

3 Giá trị gia tăng (VA) 25 7 49,5 27,17

4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 22 4 42,5 22,83

5 Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/IC) 2 1,7 2,62 2,11 6 Tỷ suất giá trị tăng thêm (VA/IC) 1 0,7 1,62 1,11 7 Tỷ suất thu nhập hỗn hợp (MI/IC) 0,88 0,4 1,39 0,89

Kết quả cho thấy mô hình nhân nuôi Rắn hổ mang có hiệu quả kinh tế cao nhất, thể hiện qua giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và các tỷ suất đều cao nhất so với các đối tượng vật nuôi khác. Thu nhập hỗn hợp của mô hình nuôi Rắn hổ mang là cao nhất với 42,5 triệu đồng/hộ, thấp nhất là ở hộ nuôi Nhím với 4,0 triệu đồng/hộ.

Kết quả trên phần nào đã đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Rắn hổ mang và Rùa câm là những loài vật nuôi lâu năm, được nhiều hộ, cơ sở lựa chọn là đối tượng nuôi chính, kinh nghiệm của các hộ nuôi được tích lũy, thị trường có phần ổn định

hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn so với loài Nhím. Thực tế cho thấy, loài nuôi Nhím thời gian gần đây rớt giá nghiêm trọng do không tìm được thị trường đầu ra, sản phẩm trong nước bão hòa, do vậy sản phẩm không tiêu thụ được, dẫn tới lợi nhuận thu được từ nuôi Nhím chỉ ở mức rất thấp.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thu được của các mô hình cũng chỉ phản ánh hiệu quả tại thời điểm hiện tại, một số loài vật nuôi hiệu quả bấp bênh không ổn định giữa các năm do phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ.

4.5. Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp quản lý, phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

4.5.1. Một số định hướng

Việc phát triển các cơ sở trang trại gây nuôi động vật hoang dã phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế, dịch vụ của Nhà nước, của tỉnh; góp phần quan trọng vào việc thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Các mô hình nhân nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cần được mở rộng đến nhiều địa phương, nhiều khu vực trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu và nguồn lao động.

Chuyển đổi dần các mô hình chăn nuôi nhỏ, manh mún, tự phát thành các mô hình lớn để tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có trên cơ sở phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương và sự ổn định của thị trường tiêu thụ.

Đa dạng hóa các loài động vật hoang dã theo nhu cầu thị trường nhưng cần lựa chọn những đối tượng chính và mang tính trọng điểm. Bên cạnh đó cũng cần tạo ra những điểm nhấn thu hút thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ví dụ như xây dựng mô hình chăn nuôi hữu cơ, mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAHP.

Hỗ trợ tối đa cho các hộ gia đình, cơ sở nhân nuôi về thủ tục pháp lý, thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)