Cơ sở nuôi Nhím (Hystrix brachyura) tại huyện Quan Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 53 - 56)

Kết quả trên phản ảnh rõ nét trong phân bố hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Điều này có thể được giải thích bởi hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã từ lâu đã là một ngành nghề. Vào các năm 2005- 2012, hoạt động này phát triển tương đối mạnh, số lượng cơ sở trên toàn tỉnh tương đối nhiều trên địa bàn tất cả các huyện, thị, thành phố (có trên 2.000 cơ sở vào năm 2012); tuy nhiên, khi thị trường đầu ra không có, các cơ sở chuyển hướng kinh doanh, số lượng cơ sở giảm đáng kể, và phân bố rải rác ở các địa phương trong tỉnh.

4.1.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang dã tại Thanh Hóa hoang dã tại Thanh Hóa

4.1.4.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhân nuôi ĐVHD

Tất cả các cơ sở, trại nuôi trên địa bàn tỉnh đều được lập hồ sơ quản lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động nhập - xuất, theo dõi biến động ĐVHD và sản phẩm ĐVHD đều được Chi cục Kiểm lâm, đến các Hạt Kiểm lâm huyện, Kiểm lâm địa bàn quản lý chặt chẽ từ khâu kiểm tra, giám sát, xác định nguồn gốc, chủng loại, số lượng loài đưa vào gây nuôi, đến khâu xác nhận trong lưu thông, xuất khẩu theo đúng quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ; Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/12/2012, số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012, số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo định kỳ hoặc đột xuất, chính quyền địa phương, Kiểm lâm địa bàn tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đồng thời tuyên truyền các chủ trại nuôi, cơ sở nuôi chấp hành quy định pháp luật về quản lý, bảo tồn, phát triển ĐVHD theo quy định.

Lực lượng Kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tại các trại nuôi/cơ sở gây nuôi, các nhà hàng, khách sạn có kinh doanh ĐVHD, sản phẩm ĐVHD; kiểm soát tại các tuyến đường có dấu hiệu buôn bán, vận chuyển, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD; công tác quản lý được thực hiện tốt cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

nhân nuôi động vật hoang dã phát triển và ngăn chặn có hiệu quả việc nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

Thông qua việc khảo sát thực tế trên địa bàn cho thấy, vẫn còn một số tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tại tỉnh Thanh Hóa, như:

- Nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD còn mang tính tự phát, manh mún, chạy theo thị trường, chưa có quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch vùng gây nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, phát triển sản phẩm sau gây nuôi.

- Hoạt động nuôi nhốt Gấu cũng như các loài nuôi khác không nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước nên chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y chỉ dừng lại ở mức độ cầm chừng, chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho Gấu nuôi.

- Hoạt động nuôi nhốt 11 cá thể Hổ gặp nhiều bất cập, do trại nuôi đã được cấp phép trước đây nhưng hiện đã hết hạn giấy chứng nhận trại nuôi, trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ TN&MT chưa đồng thuận, nên UBND tỉnh không thực hiện việc cấp phép thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH cũng như giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ; trong khi đó, đã đấu mối, liên hệ các Trung tâm cứu hộ, cơ sở giáo dục môi trường, các vường thú để chuyển giao, tiếp tục chăm sóc, cứu hộ nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị đồng ý tiếp nhận.

- Nghiệp vụ phân loại ĐVHD gây nuôi với ĐVHD từ tự nhiên, hoặc việc phân loại ĐVHD thông qua quan sát của lực lượng Kiểm lâm còn hạn chế.

- Một số loài ĐVHD hiện đang được gây nuôi phổ biến (Vịt trời, Họa mi, Sáo, Cu gáy, Le le,…) chưa được quản lý do không có tên trong danh mục quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012, số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quy chuẩn kỹ thuật gây nuôi các loài ĐVHD hầu như chưa được xây dựng và ban hành nên khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)