Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 37)

- Thuận lợi:

Tỉnh Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng, diện tích tự nhiên tương đối rộng, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên rừng phong phú, giàu tiềm năng, điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, đồi núi chiếm ¾ diện tích của cả tỉnh, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển lâm nghiệp về trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản.

- Khó khăn:

+ Địa hình chia cắt nhiều, khoảng 54% diện tích đất lâm nghiệp nằm trên địa hình đất dốc trên 150 và hơn 70% diện tích phân bổ ở độ cao trên 700 m. Hầu hết diện tích đất trống đã qua canh tác nương rẫy bạc màu, manh mún, rất khó khăn cho việc lựa chọn loài cây trồng phục vụ trồng rừng tập trung, tạo những vùng chuyên canh có quy mô lớn. Diện tích rừng hiện còn nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực phòng hộ xung yếu và rất xung yếu, dọc đường biên giới cho nên khả năng khai thác sử dụng hạn chế, phải đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ tương đối lớn.

+ Điều kiện khí hậu trong khu vực tương đối khắc nghiệt với hai mùa mưa nắng khá cực đoan: mùa nắng thì khô hạn, nắng nóng kéo dài, gây chết cây trồng, cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất; mùa mưa thì lượng mưa tập trung, cường độ lớn, gây lũ lụt, xói mòn, trở ngại cho tất cả các hoạt động khai thác, chế biến, lưu thông nông lâm sản.

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dự án QHSD đất giai đoạn 2011-2020 và KHSD đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hoá)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)