4.1. Hiện trạng nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
4.1.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn
4.1.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa
Dựa trên số liệu thống kê, kết quả báo cáo của các Hạt Kiểm lâm huyện và Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, kết hợp với quá trình điều tra thực tế ghi nhận trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có tổng số 23 loài động vật hoang dã đang được nhân nuôi tại các trại nuôi với 16.189 cá thể. Hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã đều là nuôi sinh trưởng, sinh sản, cơ bản với mục đích thương mại, chỉ có 05 cơ sở nuôi với mục đích bảo tồn (gồm 01 cơ sở nuôi Hổ và 04 cơ sở nuôi Gấu ngựa).
Bảng 4.1. Danh sách các loài động vật hoang dã đƣợc nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
TT Tên thông thƣờng Tên khoa học Số lƣợng cá thể Tình trạng bảo tồn I Lớp Thú Mammalia 1.227
1 Hổ Panthera tigirs 11 NĐ 32, NĐ 160
2 Gấu ngựa Ursus thibetanus 04 NĐ 32, NĐ 160
3 Hươu sao Cervus nippon 60 TT 47/2012
4 Nai Cervus unicolor 02 TT 47/2012
5 Cày vòi hương Paradoxurus
hermaphroditus 225 TT 47/2012
6 Cày vòi mốc Paguma larvata 26 TT 47/2012
7 Lợn rừng Sus scrofa 112 TT 47/2012
TT Tên thông thƣờng Tên khoa học Số lƣợng cá thể Tình trạng bảo tồn
9 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis 02 NĐ 32
10 Dúi mốc Rhizomys pruinosus 80 TT 47/2012
II Lớp Chim Alves 1.509
11 Chim công Pavo muticus 09 NĐ 32
12 Công lam Ấn Độ Pavo cristatus 04 PL III Cites
13 Gà rừng Galus galus 1.476 TT 47/2012
14 Trĩ đỏ khoang cổ Phasianus colchicus 20 TT 47/2012
III Lớp bò sát Reptilia 13.453
15 Rắn hổ mang Naja atra 9.711 NĐ 32
16 Rùa câm Mauremys mutica 2.917 NĐ 32, PL II
Cites
17 Rùa núi vàng Indotestudo elongata 15 NĐ 32
18 Rùa đất lớn Heosemys grandis 04 NĐ 32
19 Rùa sa nhân Cuora mouhotii 12 NĐ 32
20 Rùa hộp lưng đen Cuora amboinensis 09 NĐ 32
21 Cá sấu nước ngọt Crocodilus siamensis 53 NĐ 32
22 Ba ba trơn Pelodiscus sinensis 702 TT 47/2012
23 Kỳ đà vân Varanus nebolusus 30 NĐ 32
Tổng cộng 16.189
Qua danh sách ghi nhận được cho thấy các loài ĐVHD được nhân nuôi bao gồm cả động vật hoang dã thông thường (12 loài) theo quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và cả động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, kể cả loài được ưu tiên bảo vệ (11 loài) theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ.
Hình 4.1. Mô hình nhân nuôi Rùa câm (Mauremys mutica) tại huyện Thiệu Hóa
Xét về quy mô, trong số các loài đang được nhân nuôi thì Rắn hổ mang, Rùa câm và Gà rừng là 03 loài được gây nuôi nhiều nhất với 14.104 cá thể, chiếm 87,12% tổng số cá thể động vật hoang dã đang được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là loài Rắn Hổ mang có tổng số 9.711 cá thể, chiếm 59,98% tổng số cá thể đang được nhân nuôi. Đây là một trong những loài động vật hoang dã được đưa vào nhân nuôi gần như sớm nhất trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều loài động vật cũng có số lượng cá thể lớn như Nhím (705 cá thể), Ba Ba (703 cá thể)…; nhiều loài có số lượng cá thể rất ít như Nai (02 cá thể), Khỉ đuôi dài (02 cá thể).
Hình 4.2. Mô hình nuôi Cá sấu nƣớc ngọt (Crocodilus Siamensis) tại TX. Bỉm Sơn