2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
* Phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành
Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất, phản ánh hiệu quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà các hộ chăn nuôi đã thực hiện, nhằm đạt được mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm, giá thành hạ. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán, để xác định hiệu quả kinh tế các
hoạt động sản xuất của các hộ chăn nuôi. Trong chăn nuôi có: thức ăn, giống; công chăm sóc trực tiếp; khấu hao chuồng trại, điện, nước.
Giá trị sản xuất = Tổng khối lượng sản phẩm (kg) * giá bình quân (nghìn đồng/kg). Chi phí sản xuất bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất để tạo ra khối lượng sản phẩm trong 1 chu kỳ chăn nuôi.
Qua đó tính được các chỉ tiêu như giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) và các chỉ tiêu bình quân GO/IC, VA/IC, MI/IC.
* Chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Trong sản xuất của nông hộ giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ sản xuất ra trong năm.
GO = ∑Qi * Pi Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Giá bán sản phẩm loại i
- Tổng giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Nó phản ánh trình độ đầu tư chi phí vật chất, lao động và khả năng tổ chức quản lý của chủ thể sản xuất. Tuy vậy, đối với hộ gia đình việc tính giá trị gia tăng là rất khó chính xác.
VA = GO – IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian, không bao gồm khấu hao và thuế. Thu nhập hỗn hợp (MI) phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích luỹ của người sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với hộ trong điều kiện sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực gia đình.
MI = VA – (A + T) Trong đó: A là phần khấu hao tài sản cố định
T là thuế
Thu nhập thuần tuý (Lợi nhuận) (Pr): Là phần lãi trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trong một chu kỳ sau khi trừ đi chi phí cơ hội của lao động gia đình.
Trong đó: La là số công lao động đã sử dụng để sản xuất trong một chu kỳ Pl: là giá thuê một lao động
Thu nhập thuần tuý là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp, việc xác định chính xác nó có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu kinh tế, nhưng thực tế sản xuất trong nông hộ hiện nay, việc xác định chi phí lao động là hết sức khó khăn đặc biệt là lao động gia đình. Mặt khác, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất sản xuất của nông hộ. Do vậy, trong trường hợp xác định công gia đình khó khăn ta không quan tâm đến thu nhập thuần tuý mà cần phải quan tâm đến thu nhập hỗn hợp của nông hộ.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí TGO là tỷ số giá trị sản xuất GO của sản phẩm với chi phí trung gian IC trên một đơn vị diện tích của một vụ.
- Tỷ suất giá trị tăng thêm chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện cứ đầu tư thêm một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
Công thức: TVA = VA/IC (lần)
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện giá trị thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí.
- Thu nhập hỗn hợp bình quân trên một công lao động. Công thức:
Thu nhập hỗn hợp/1công LĐ = Thu nhập hỗn hợp/Tổng số công/qđvdtl; Đvt: Là đồng hoặc nghìn đồng.
- Giá trị sản phẩm, thu nhập hỗn hợp/một đồng chi phí tăng thêm. - Giá trị sản phẩm, thu nhập hỗn hợp/một đvdt.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa
3.1. Điều kiện tự nhiên