Xét về quy mô, trong số các loài đang được nhân nuôi thì Rắn hổ mang, Rùa câm và Gà rừng là 03 loài được gây nuôi nhiều nhất với 14.104 cá thể, chiếm 87,12% tổng số cá thể động vật hoang dã đang được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là loài Rắn Hổ mang có tổng số 9.711 cá thể, chiếm 59,98% tổng số cá thể đang được nhân nuôi. Đây là một trong những loài động vật hoang dã được đưa vào nhân nuôi gần như sớm nhất trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều loài động vật cũng có số lượng cá thể lớn như Nhím (705 cá thể), Ba Ba (703 cá thể)…; nhiều loài có số lượng cá thể rất ít như Nai (02 cá thể), Khỉ đuôi dài (02 cá thể).
Hình 4.2. Mô hình nuôi Cá sấu nƣớc ngọt (Crocodilus Siamensis) tại TX. Bỉm Sơn
4.1.2. Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã
Nhân nuôi động vật hoang dã tại Thanh Hóa đã trở thành một nghề thu hút được sự quan tâm của nhiều hộ gia đình và cơ sở. Tính đến tháng 10 năm 2018, trên toàn tỉnh Thanh Hóa có tổng số 153 cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã với tổng số 16.189 cá thể của 23 loài động vật hoang dã.
Bảng 4.2. Cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã tại Thanh Hóa TT Tên loài Tổng số cá thể Tổng số hộ Trung bình số cá thể/hộ Tỷ lệ số hộ nuôi theo loài (%) 1 Hổ 11 01 11 0,62 2 Gấu ngựa 04 04 01 2,48 3 Hươu sao 60 07 8,57 4,35 4 Nai 02 01 02 0,62
5 Cày vòi hương 225 04 56,25 2,48
6 Cày vòi mốc 26 02 13 1,24 7 Lợn rừng 112 07 16 4,35 8 Nhím 705 35 20,14 21,74 9 Khỉ đuôi dài 02 01 02 0,62 10 Dúi mốc 80 01 80 0,62 11 Chim công 09 02 4,50 1,24 12 Công lam Ấn Độ 04 02 02 1,24 13 Gà rừng 1.476 02 738 1,24 14 Trĩ đỏ khoang cổ 20 01 20 0,62 15 Rắn hổ mang 9.711 14 693,64 8,70 16 Rùa câm 2.917 66 44,20 40,99 17 Rùa núi vàng 15 01 15 0,62 18 Rùa đất lớn 04 01 04 0,62 19 Rùa sa nhân 12 01 12 0,62
20 Rùa hộp lưng đen 09 01 09 0,62
21 Cá sấu nước ngọt 53 03 17,67 1,86
22 Ba ba trơn 702 03 234 1,86
23 Kỳ đà vân 30 01 30 0,62
Tổng cộng 16.189 161 88,43 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, thống kê năm 2018) Ghi chú: Chênh lệch số trại nuôi theo thống kê tại Bảng 4.2 so với số liệu tổng hợp do có một số hộ gia đình nuôi nhiều hơn một loài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu hộ nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là không đồng đều, có sự khác biệt rõ ràng về đối tượng vật nuôi. Nhìn chung, kết quả phân tích đã phản ánh rõ xu thế nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao trong những thời điểm nhất định, đối tượng nuôi lâu năm thường được nhiều hộ lựa chọn. Trong đó, Rùa câm có số hộ nhân nuôi cao nhất với 66 hộ (chủ yếu tập trung tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa), chiếm tới 43,14%. Tiếp đến là Nhím với 35 hộ, chiếm 22,87%; Rắn Hổ mang với 14 hộ, chiếm 9,15%; Hươu sao, Lợn rừng mỗi loài có 07 hộ nuôi, chiếm 4,58% mối loài. Các loài động vật khác có số hộ nhân nuôi không đáng kể, chỉ chiếm trên dưới 1%. Trong đó cá biệt có những loài chỉ có 1 hộ nhân nuôi, như Rùa sa nhân, Rùa hộp lưng đen, Rùa đất lớn, Rùa núi vàng, Trĩ đỏ khoang cổ, Kỳ đà vân và Hổ. Trong số các trại nuôi trên địa bàn tỉnh, hiện tại có 05 trại nuôi chưa được cấp giấy phép, gồm 01 trại nuôi Hổ với 11 cá thể (do chưa đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo tồn Đa dạng sinh học) và 04 trại nuôi Gấu với 04 cá thể (quản lý thông qua hồ sơ, gắn chip).
Theo kết quả phỏng vấn tại các Hạt Kiểm lâm cũng như chủ các cơ sở nhân nuôi thì trong những năm trở lại đây, số lượng trại nuôi, số lượng cá thể cũng như số lượng loài sút giảm tương đối nhiều, nguyên nhân chính là không có thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hoạt động này vẫn đang giữ mức ổn định, mang lại một phần giá trị kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lao động nhàn rỗi, đặc biệt là tại một số khu vực miền núi.
4.1.3. Phân bố hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã
Xác định phân bố của hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã sẽ góp phần cho việc đánh giá một cách chính xác nhất xu thế nhân nuôi động vật hoang dã theo đơn vị hành chính cấp huyện. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc quy hoạch vùng/khu vực nhân nuôi động vật hoang dã một cách hiệu quả dựa trên đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nhân lực và các nguồn lực khác.
Sự khác biệt về số hộ nhân nuôi, quy mô nhân nuôi các loài động vật hoang dã tại các địa phương khác nhau một phần thể hiện sự phù hợp của hoạt động này với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nhưng cũng có thể phản ánh sự mất cân đối trong việc hoạch định các chính sách phát triển. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp quy hoạch hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thanh Hóa có 23/27 huyện, thị xã, thành phố có hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã, được thể hiện ở Hình 4.4 và Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Phân bố số hộ nhân nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Loài/địa phƣơng TP. Thanh Hóa TP. Sầm Sơn TX. Bỉm Sơn Hà Trung Đông Sơn Thiệu Hóa Yên Định Thọ Xuân Hoằng Hóa Quan Hóa Quan Sơn Thƣớc Bá Chánh Lang Ngọc Lặc Cẩm Thủy Thạch Thành Nhƣ Xuân Quảng Xƣơng Triệu Sơn Nông Cống Nhƣ Thanh Tĩnh Gia Hậu Lộc Tổng Hổ 11 11 Gấu ngựa 01 01 01 01 04 Hươu sao 03 04 12 25 05 11 60 Nai 02 02 Cày vòi hương 36 23 166 225 Cày vòi mốc 04 22 26 Lợn rừng 02 18 52 40 112 Nhím 71 18 4 27 106 14 50 37 166 9 10 120 85 705 Khỉ đuôi dài 02 02 Dúi mốc 80 80 Chim công 02 07 09 Công lam Ấn Độ 02 02 04
Gà rừng 1.456 20 1.476 Trĩ đỏ 20 20 Rắn hổ mang 7.854 50 200 350 165 202 740 150 9.711 Rùa câm 192 164 2.075 130 43 303 2.917 Rùa núi vàng 15 15 Rùa đất lớn 4 4 Rùa sa nhân 12 12 Rùa hộp lưng đen 9 9 Cá sấu nước ngọt 09 42 02 53 Ba ba trơn 300 402 702 Kỳ đà vân 30 30 Tổng 9.617 19 52 4 293 2.075 242 361 20 106 130 185 43 256 789 191 254 10 502 402 609 30 1 16.189 Tỷ lệ (%) 59,40 0,12 0,32 0,02 1,81 12,82 1,49 2,23 0,12 0,65 0,80 1,14 0,27 1,58 4,87 1,18 1,57 0,06 3,10 2,48 3,76 0,19 0,01 100
Hình 4.5. Các cơ sở nuôi Gấu ngựa (Ursus thibetanus) tại huyện Hậu Lộc và TX. Bỉm Sơn
Kết quả phân tích cho thấy hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã phân bố cơ bản đồng đều, không có sự chênh lệch quá lớn giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Có tới 23/27 huyện, thị xã, thành phố có hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã, chiếm tỷ lệ 85,2%. Trong đó, hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã tập trung nhiều nhất ở huyện Thiệu Hóa với 55 hộ, chiếm 35,95% số hộ nhân nuôi trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp theo là huyện Quan Hóa với 13 hộ, chiếm 8,5% tổng số hộ nuôi, TP. Thanh Hóa 12 hộ, chiếm 7,8%. Các huyện, thị xã, thành phố còn lại số hộ không tập trung nhiều mà rải rác ở từng địa phương một vài trại nuôi; cá biệt có địa phương chỉ có duy nhất 01 hộ như Hoằng Hóa, Hà Trung.
Kết quả trên phản ảnh rõ nét trong phân bố hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Điều này có thể được giải thích bởi hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã từ lâu đã là một ngành nghề. Vào các năm 2005- 2012, hoạt động này phát triển tương đối mạnh, số lượng cơ sở trên toàn tỉnh tương đối nhiều trên địa bàn tất cả các huyện, thị, thành phố (có trên 2.000 cơ sở vào năm 2012); tuy nhiên, khi thị trường đầu ra không có, các cơ sở chuyển hướng kinh doanh, số lượng cơ sở giảm đáng kể, và phân bố rải rác ở các địa phương trong tỉnh.
4.1.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang dã tại Thanh Hóa hoang dã tại Thanh Hóa
4.1.4.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhân nuôi ĐVHD
Tất cả các cơ sở, trại nuôi trên địa bàn tỉnh đều được lập hồ sơ quản lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động nhập - xuất, theo dõi biến động ĐVHD và sản phẩm ĐVHD đều được Chi cục Kiểm lâm, đến các Hạt Kiểm lâm huyện, Kiểm lâm địa bàn quản lý chặt chẽ từ khâu kiểm tra, giám sát, xác định nguồn gốc, chủng loại, số lượng loài đưa vào gây nuôi, đến khâu xác nhận trong lưu thông, xuất khẩu theo đúng quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ; Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/12/2012, số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012, số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Theo định kỳ hoặc đột xuất, chính quyền địa phương, Kiểm lâm địa bàn tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đồng thời tuyên truyền các chủ trại nuôi, cơ sở nuôi chấp hành quy định pháp luật về quản lý, bảo tồn, phát triển ĐVHD theo quy định.
Lực lượng Kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tại các trại nuôi/cơ sở gây nuôi, các nhà hàng, khách sạn có kinh doanh ĐVHD, sản phẩm ĐVHD; kiểm soát tại các tuyến đường có dấu hiệu buôn bán, vận chuyển, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD; công tác quản lý được thực hiện tốt cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
nhân nuôi động vật hoang dã phát triển và ngăn chặn có hiệu quả việc nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
Thông qua việc khảo sát thực tế trên địa bàn cho thấy, vẫn còn một số tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tại tỉnh Thanh Hóa, như:
- Nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD còn mang tính tự phát, manh mún, chạy theo thị trường, chưa có quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch vùng gây nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, phát triển sản phẩm sau gây nuôi.
- Hoạt động nuôi nhốt Gấu cũng như các loài nuôi khác không nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước nên chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y chỉ dừng lại ở mức độ cầm chừng, chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho Gấu nuôi.
- Hoạt động nuôi nhốt 11 cá thể Hổ gặp nhiều bất cập, do trại nuôi đã được cấp phép trước đây nhưng hiện đã hết hạn giấy chứng nhận trại nuôi, trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ TN&MT chưa đồng thuận, nên UBND tỉnh không thực hiện việc cấp phép thành lập cơ sở bảo tồn ĐDSH cũng như giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ; trong khi đó, đã đấu mối, liên hệ các Trung tâm cứu hộ, cơ sở giáo dục môi trường, các vường thú để chuyển giao, tiếp tục chăm sóc, cứu hộ nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị đồng ý tiếp nhận.
- Nghiệp vụ phân loại ĐVHD gây nuôi với ĐVHD từ tự nhiên, hoặc việc phân loại ĐVHD thông qua quan sát của lực lượng Kiểm lâm còn hạn chế.
- Một số loài ĐVHD hiện đang được gây nuôi phổ biến (Vịt trời, Họa mi, Sáo, Cu gáy, Le le,…) chưa được quản lý do không có tên trong danh mục quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012, số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Quy chuẩn kỹ thuật gây nuôi các loài ĐVHD hầu như chưa được xây dựng và ban hành nên khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.
Hình 4.7. Cơ sở nuôi Hổ (Panthera tigris) tại huyện Thọ Xuân
4.1.4.2. Công tác quản lý hoạt động buôn bán ĐVHD
Để công tác quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên động vật rừng thực sự có hiệu quả, ngoài việc phát triển các mô hình nhân nuôi ĐVHD theo quy định của pháp luật thì công tác quản lý hoạt động buôn bán, vận chuyển, kinh doanh ĐVHD cần được quan tâm một cách triệt để. Thanh Hóa là địa phương có diện tích tự nhiên lớn, đường biên giới với nước bạn Lào dài, có khá nhiều đường mòn, lối mở qua biên giới, nguồn tài nguyên ĐVHD còn khá phong phú, đặc biệt tại một số huyện khu vực miền núi, do đó có thời điểm vẫn còn xảy ra hoạt động buôn bán, vận chuyển, kinh doanh trái phép ĐVHD, dù lực lượng Kiểm lâm cũng như các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu, kiểm soát được hoạt động trái phép này.
Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD từ năm 2016 - 2018
Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số vụ vi phạm 26 28 14 Trọng lượng (Kg) 514 843,28 163,6 Số cá thể 210 664 90 Số vụ xử lý hành chính 25 28 12 Số vụ xử lý hình sự 01 0 02 Số bị can 0 0 02
Kết quả tổng hợp cho thấy tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có dấu hiệu giảm về số vụ trong năm 2018 (10 tháng đầu năm), nhưng lại tăng về số vụ xử lý hình sự. Điều đó cho thấy những quyết tâm, nỗ lực, cố gắng của các lực lượng chức năng trong việc ngăn chặn hoạt động buôn bán trái phép ĐVHD trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm và Công an. Kết quả này càng được đánh giá cao khi mà các hình thức buôn bán trái phép ĐVHD ngày càng trở nên tinh vi, chuyên nghiệp, phương tiện hoạt động ngày càng hiện đại, các đối tượng thường manh động, liều lĩnh.
Để có thể ngăn chặn được hoạt động trái phép này, các lực lượng chức năng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa, tăng cường trao đổi thông tin, tình hình địa bàn; bên cạnh đó, cần có sự đầu tư thỏa đáng để hiện đại hóa phương tiện, thiết bị, công cụ để phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát; song song với đó là việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với lĩnh vực có liên quan, các quy định hiện hành; đồng thời rà soát các đối tượng, hành vi vi phạm, các khu vực thường xảy ra vi phạm để có các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời.
Hình 4.8. Tang vật vi phạm buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã bị thu giữ
4.2. Thực trạng về kỹ thuật, chính sách chăn nuôi động vật hoang dã
4.2.1. Thực trạng về kỹ thuật nhân nuôi
Kỹ thuật nhân nuôi động vật là một trong những yếu tố then chốt quyết định