Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn “Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong thu thập thông tin số liệu như tổng quan tài liệu, số liệu tài liệu chi tiết được các cơ quan chức năng xác nhận và công khai.

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Cơ sở dữ liệu sử dụng cho đề tài này bao gồm các chỉ tiêu:

- Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Yên Thế - Tình hình sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Nguồn tài liệu được thu thập tại các cơ quan chức năng bao gồm: UBND huyện Yên Thế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn...

2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, những yếu tố ảnh hưởng, hiện trạng HSTNN, đánh giá những ưu điểm hạn chế đối với phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của khu vực nghiên cứu và từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng các dịch vụ HSTNN huyện Yên Thế.

2.3.3. Phương pháp xác định các dịch vụ sinh thái và các chỉ thị của các dịch vụ

Xác định các chỉ thị dịch vụ sinh thái là việc làm cân thiết để đưa ra cái nhìn sâu sắc về các điều kiện cụ thể, các xu hướng và sự thay đổi trong các hệ sinh thái tương ứng nhằm đánh giá các lợi ích của hệ sinh thái đối với con người. Chỉ thị dịch vụ sinh thái được hiểu là “những thông tin mà thể hiện một cách có hiệu quả

các đặc điểm và xu hướng của dịch vụ sinh thái” (Lake, 2009). Các chỉ thị có thể là các thông tin mang tính định lượng như sản lượng lúa thu hoạch được trên một héc-ta đất nông nghiệp hoặc định tính như sự cảm nhận của con người về một cảnh đẹp.

Dựa trên các nghiên cứu về các dịch vụ sinh thái nói chung và dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, tác giả đã xác định các dịch vụ sinh thái đối với hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu và các minh chứng cho các dịch vụ này (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Bảng chỉ thị các dịch vụ sinh thái nông nghiệp

Các dịch vụ Minh chứng/Chỉ thị

Dịch vụ cung cấp

Lương thực, thực phẩm

Số lượng loài cây lương thực đang được canh tác Diện tích canh tác cây lương thực

Năng suất các loài cây lương thực hàng năm (tấn/ha) Sản lượng các loài cây lương thực hàng năm

Cung cấp tinh dầu và nguyên liệu

Số lượng loài cây công nghiệp đang được canh tác Diện tích một số loại cây công nghiệp

Năng suất một số loại cây công nghiệp Sản lượng một số loại cây công nghiệp Sinh khối/năng

lượng

Khối lượng phế phụ phẩm nông nghiệp hàng năm Phế phụ phẩm nông nghiệp dùng để sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, chất đốt

Nguồn gen Một số loài cây bản địa

Dịch vụ điều tiết

Điều tiết khí hậu và làm sạch không khí

Diện tích đất được che phủ hàng năm Thời gian che phủ

Chất lượng môi trường không khí tại khu vực canh tác

Khả năng lưu trữ carbon trong đất nông nghiệp tương ứng với các loại cây trồng

Điều hòa hệ sinh thái và cải tạo đất

Các quá trình sinh học trong HSTNN Nơi trú ẩn cho các loại sinh vật có lợi Số lượng các loài sinh vật đất có ích

Dịch vụ văn hóa

Kiến thức và giáo dục

Các kiến thức địa phương trong sản xuất nông nghiệp (canh tác, hệ thống tưới tiêu, chăm sóc một loại cây trồng, nhân giống cây,…)

Số lượng các công trình nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp

Các hoạt động giáo dục về nông nghiệp

Du lịch, giải trí

Các hình thức du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp Số điểm/vị trí canh tác nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch (cảnh quan, cơ sở hạ tầng….)

Diện tích sản xuất nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch

khả năng tiếp cận của khách du lịch như hệ thống đường giao thông thuận tiện; khoảng cách đến các trung tâm lớn…

Các dịch vụ cung cấp là nhóm dịch vụ tiêu biểu của HSTNN và có minh chứng rõ ràng nhất, trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh vào 3 dịch vụ chính là cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp năng lượng, nhiêu liệu thô và cung cấp nguồn gen. Do các dịch vụ cung cấp của HSTNN là những dịch vụ và hàng hóa hữu hình, nên các minh chứng có thể định lượng được như diện tích, năng suất, và sản lượng của các loại cây trồng lương thực thực phẩm.

Các dịch vụ điều tiết là những dịch vụ khó định lượng do đặc trưng của các dịch vụ này xuất phát từ chức năng của hệ sinh thái, do đó việc xác định các dịch vụ điều tiết được dựa trên cơ sở quan sát, ghi nhận những thay đổi của các yếu tố môi trường khi so sánh việc thực hiện các hình thức sản xuất nông nghiệp và các hình thức kinh tế khác tại khu vực nghiên cứu.

Nhóm các dịch vụ văn hóa tập trung vào đánh giá khả năng cung cấp hai dịch vụ chính là kiến thức, giáo dục và du lịch, giải trí. Các chỉ thị ở nhóm dịch vụ này cũng là những chỉ thị mang tính định tính do các số liệu thống kê không có sẵn.

2.3.4. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các mối quan hệ không gian và thời gian giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tư nhiên và nhân văn, so sánh phân tích các chỉ tiêu, các hoạt động kinh tế nông nghiệp đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động các chỉ tiêu. Trên cơ sở đó rút ra bản chất của các hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lý và xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.

2.3.5. Phương pháp thực địa

Đây là phương pháp để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã thu thập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, các cụm sản xuất, trang trại trên địa bàn huyện. Phỏng vấn, trao đổi với một số cán bộ cấp xã thuộc các xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến, Đông Sơn, Bố Hạ và các hộ nông dân, các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp với các mô hình như trồng chè sản xuất, trồng cây vảu lâu năm, trồng cam, bưởi; và các hộ có thu nhập từ hoạt động trang trại tổng hợp. Từ đó thu thập thêm những thông tin, tích lũy thêm hiểu biết về địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)