3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
2.3.3. Phương pháp xác định các dịch vụ sinh thái và các chỉ thị của các dịch vụ
Xác định các chỉ thị dịch vụ sinh thái là việc làm cân thiết để đưa ra cái nhìn sâu sắc về các điều kiện cụ thể, các xu hướng và sự thay đổi trong các hệ sinh thái tương ứng nhằm đánh giá các lợi ích của hệ sinh thái đối với con người. Chỉ thị dịch vụ sinh thái được hiểu là “những thông tin mà thể hiện một cách có hiệu quả
các đặc điểm và xu hướng của dịch vụ sinh thái” (Lake, 2009). Các chỉ thị có thể là các thông tin mang tính định lượng như sản lượng lúa thu hoạch được trên một héc-ta đất nông nghiệp hoặc định tính như sự cảm nhận của con người về một cảnh đẹp.
Dựa trên các nghiên cứu về các dịch vụ sinh thái nói chung và dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, tác giả đã xác định các dịch vụ sinh thái đối với hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu và các minh chứng cho các dịch vụ này (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Bảng chỉ thị các dịch vụ sinh thái nông nghiệp
Các dịch vụ Minh chứng/Chỉ thị
Dịch vụ cung cấp
Lương thực, thực phẩm
Số lượng loài cây lương thực đang được canh tác Diện tích canh tác cây lương thực
Năng suất các loài cây lương thực hàng năm (tấn/ha) Sản lượng các loài cây lương thực hàng năm
Cung cấp tinh dầu và nguyên liệu
Số lượng loài cây công nghiệp đang được canh tác Diện tích một số loại cây công nghiệp
Năng suất một số loại cây công nghiệp Sản lượng một số loại cây công nghiệp Sinh khối/năng
lượng
Khối lượng phế phụ phẩm nông nghiệp hàng năm Phế phụ phẩm nông nghiệp dùng để sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, chất đốt
Nguồn gen Một số loài cây bản địa
Dịch vụ điều tiết
Điều tiết khí hậu và làm sạch không khí
Diện tích đất được che phủ hàng năm Thời gian che phủ
Chất lượng môi trường không khí tại khu vực canh tác
Khả năng lưu trữ carbon trong đất nông nghiệp tương ứng với các loại cây trồng
Điều hòa hệ sinh thái và cải tạo đất
Các quá trình sinh học trong HSTNN Nơi trú ẩn cho các loại sinh vật có lợi Số lượng các loài sinh vật đất có ích
Dịch vụ văn hóa
Kiến thức và giáo dục
Các kiến thức địa phương trong sản xuất nông nghiệp (canh tác, hệ thống tưới tiêu, chăm sóc một loại cây trồng, nhân giống cây,…)
Số lượng các công trình nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp
Các hoạt động giáo dục về nông nghiệp
Du lịch, giải trí
Các hình thức du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp Số điểm/vị trí canh tác nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch (cảnh quan, cơ sở hạ tầng….)
Diện tích sản xuất nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch
khả năng tiếp cận của khách du lịch như hệ thống đường giao thông thuận tiện; khoảng cách đến các trung tâm lớn…
Các dịch vụ cung cấp là nhóm dịch vụ tiêu biểu của HSTNN và có minh chứng rõ ràng nhất, trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh vào 3 dịch vụ chính là cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp năng lượng, nhiêu liệu thô và cung cấp nguồn gen. Do các dịch vụ cung cấp của HSTNN là những dịch vụ và hàng hóa hữu hình, nên các minh chứng có thể định lượng được như diện tích, năng suất, và sản lượng của các loại cây trồng lương thực thực phẩm.
Các dịch vụ điều tiết là những dịch vụ khó định lượng do đặc trưng của các dịch vụ này xuất phát từ chức năng của hệ sinh thái, do đó việc xác định các dịch vụ điều tiết được dựa trên cơ sở quan sát, ghi nhận những thay đổi của các yếu tố môi trường khi so sánh việc thực hiện các hình thức sản xuất nông nghiệp và các hình thức kinh tế khác tại khu vực nghiên cứu.
Nhóm các dịch vụ văn hóa tập trung vào đánh giá khả năng cung cấp hai dịch vụ chính là kiến thức, giáo dục và du lịch, giải trí. Các chỉ thị ở nhóm dịch vụ này cũng là những chỉ thị mang tính định tính do các số liệu thống kê không có sẵn.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các mối quan hệ không gian và thời gian giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tư nhiên và nhân văn, so sánh phân tích các chỉ tiêu, các hoạt động kinh tế nông nghiệp đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động các chỉ tiêu. Trên cơ sở đó rút ra bản chất của các hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lý và xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.
2.3.5. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã thu thập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, các cụm sản xuất, trang trại trên địa bàn huyện. Phỏng vấn, trao đổi với một số cán bộ cấp xã thuộc các xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến, Đông Sơn, Bố Hạ và các hộ nông dân, các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp với các mô hình như trồng chè sản xuất, trồng cây vảu lâu năm, trồng cam, bưởi; và các hộ có thu nhập từ hoạt động trang trại tổng hợp. Từ đó thu thập thêm những thông tin, tích lũy thêm hiểu biết về địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Dựa vào các số liệu có sẵn và để thuận lợi cho nghiên cứu, các HSTNN trong nghiên cứu này được phân loại dựa trên cơ sở phân loại sử dụng đất và các cây trồng chính trên đất. Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đất đai được chia theo 03 nhóm đất chính gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm); đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng); đất nuôi trồng thuỷ sản; và đất làm muối.
Huyện Yên Thế có tổng diện tích tự nhiên là 30.637 ha (2018). Diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm hơn 84 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 38,82% là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại hơn 43% là diện tích rừng sản xuất. Diện tích và hiện trạng phân bố của từng loại đất của huyện Yên Thế được thể hiện trong hình 3.1 và bảng 3.1.
Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong nội dung của phần này, tác giả sẽ tập trung mô tả hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ sinh thái cây trồng cây lâu năm và hệ sinh thái cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (bảng 3.1), hệ sinh thái cây trồng hàng năm được chia thành hệ sinh thái trồng lúa với diện tích là 4.417 ha (chiếm 37,13% diện tích sản xuất nông nghiệp), hệ sinh thái trồng cây hàng năm khác bao gồm cây rau màu và các cây lương thực có hạt ngoài lúa là 1.459,9 ha (chiếm 12,28% diện tích sản xuất nông nghiệp). Hệ sinh thái cây lâu năm chiếm tổng diện tích hơn 6 ngàn ha, chiếm tỷ lệ 50,1% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thế
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 30.637,05 100,00
Đất nông nghiệp 25.854,84 84,39
Đất sản xuất nông nghiệp 11.893,24 38,82
Đất trồng cây hàng năm 5.876,94 19,18
Đất trồng lúa 4.417,04 14,42
Đất trồng cây hàng năm khác 1.459,90 4,77
Đất trồng cây lâu năm 6.016,30 19,64
Đất lâm nghiệp 13.278,31 43,34 Đất rừng sản xuất 13.278,31 43,34 Đất rừng phòng hộ 0,00 0,00 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00 Đất nuôi trồng thủy sản 669,47 2,19 Đất làm muối 0,00 0,00 Đất nông nghiệp khác 13,82 0,05
Đất phi nông nghiệp 4.684,83 15,29
Đất ở 1.455,04 4,75
Đất chuyên dùng 2.236,00 7,30
Đất chưa sử dụng 97,38 0,32
(Nguồn: [12])
Hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp có mặt trên cả 21 đơn vị hành chính của huyện, trong đó diện tích tại hai thị trấn Bố Hạ và Cầu Gồ chiếm tỷ lệ thấp hơn các đơn vị khác do đây là khu vực đô thị của huyện (bảng 3.2).
Các xã vùng cao như Đông Sơn, Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến có diện tích đất Diện tích đất nông nghiệp phân bố nhiều; các xã trung tâm hay lân cận 02 thị trấn có diện tích đất nông nghiệp không nhiều như: Bố Hạ, Tân Sỏi, Phồn Xương, Đồng Tâm, Hương Vĩ.
Bảng 3.2. Phân bố hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thế năm 2018 Đơn vị: ha Stt Tên xã, thị trấn Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Tổng Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác 1 Thị trấn Cầu Gồ 119,88 50,58 44,09 6,49 69,30 2 Thị trấn Bố Hạ 40,63 27,52 26,97 0,55 13,11 3 Xã Đồng Tiến 548,02 326,86 250,71 76,15 221,16 4 Xã Canh Nậu 812,69 412,01 307,08 104,93 400,68 5 Xã Xuân Lương 1.098,06 409,97 313,60 96,37 688,09 6 Xã Tam Tiến 1.005,00 468,11 247,42 220,69 536,89 7 Xã Đồng Vương 871,05 374,83 267,75 107,08 496,22 8 Xã Đồng Hưu 654,97 284,05 208,97 75,08 370,92 9 Xã Đồng Tâm 509,94 88,44 47,89 40,55 421,50 10 Xã Tam Hiệp 511,91 216,10 176,78 39,32 295,81 11 Xã Tiến Thắng 703,52 369,80 201,06 168,74 333,72 12 Xã Hồng Kỳ 433,42 192,76 165,44 27,32 240,66 13 Xã Đồng Lạc 484,69 237,24 220,66 16,58 247,45 14 Xã Đông Sơn 1.047,15 481,86 322,68 159,18 565,29 15 Xã Tân Hiệp 474,55 259,72 232,12 27,60 214,83 16 Xã Hương Vĩ 309,43 258,00 213,58 44,42 51,43 17 Xã Đồng Kỳ 494,52 300,77 225,47 75,30 193,75 18 Xã An Thượng 460,87 307,95 251,82 56,13 152,92 19 Xã Phồn Xương 447,58 196,32 185,15 11,17 251,26 20 Xã Tân Sỏi 474,68 311,68 256,22 55,46 163,00 21 Xã Bố Hạ 390,68 302,37 251,58 50,79 88,31 (Nguồn:[12])
Do sự phân bố của các loại đất nông nghiệp không đồng đều giữa các địa phương trong toàn huyện nên các HSTNN cũng khác nhau tương đối; HST cây
hàng năm, HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác tập trung nhiều trên địa bàn các xã: Tam Tiến, Xuân Lương, Canh Nậu, Tiến Thắng, Đông Sơn; Đối với HST cây lâu năm được phân bố nhiều nhất tại khu vực Xuân Lương; Đồng Vương; Tại khu vực 02 thị trấn, diện tích nhỏ hẹp chủ yếu là đất ở đô thị nên diện tích phát triển khác hệ sinh thái nhỏ, diện tích phát triển HSTNN tại các thị trấn chủ yếu được tập trung ở những khu vực xen kẹt trong các khu dân cư hoặc khu vực diện tích ven thị trấn.
3.1.2. Hệ sinh thái cây trồng lâu năm
Cơ cấu cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế bao gồm cây nông nghiệp dài ngày (cây chè) và cây ăn quả (vải, nhãn, các cây có múi như cam, quýt, bưởi) (bảng 3.3).
Cây chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, bộ phận thu hoạch là lá và chồi non (chiếm 8 -13 sinh khối của cây). Cây chè ưa điều kiện ẩm ướt, râm mát và ưa ánh sáng tán xạ, giới hạn nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-280C. Vùng núi cao sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè.
Bảng 3.3. Diện tích cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế năm 2017
Loại cây trồng Diện tích (ha)
Chè 515
Vải 2.202
Nhãn 325
Cây có múi 109
(Nguồn:[2])
Đất trồng chè phần lớn là đất đỏ vàng feralit (tích lũy sắt, nhôm) phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Đất chua, nghèo chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng NPK tổng số, dễ tiêu và các chất dinh dưỡng trung và vi lượng
đều nghèo. Cây chè là loại cây ưa ánh sáng tán xạ nên việc trồng cây che bóng mát là điều cần thiết. Vì vậy đối với diện tích trồng chè người dân thường trồng xen canh với các cây ăn quả, hoặc cây lâu năm để tăng hiệu quả kinh tế.
Với diện tích trồng chè 515 ha chiếm 7% tổng số diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm trên địa bàn huyện, cây chè chủ yếu được phát triển theo quy mô hợp tác xã tạo thành những vùng chè tập trung trên khu vực các địa phương có núi của huyện gồm: xã Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến hoặc được trồng nhỏ lẻ, xen kẽ trong diện tích vườn của các hộ gia đình có địa hình đồi núi thấp như: xã Đồng Tâm, Đồng Vương.
Cây ăn quả
Các loại cây ăn quả của huyện Yên Thế khá phong phú như cam, quất, bưởi, táo, xoài, nhãn, vải, na, dứa,... Một số loài cây ăn quả như vải, cam, bưởi đang được mở rộng về diện tích và quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các dự án thu hút vốn đầu tư của huyện và các nhà đầu tư bên ngoài. Trong đó, vải và những cây có múi (bưởi, cam) được xem là cây thương phẩm và là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Với đặc điểm sinh trưởng của cây ăn quả nói chung và cây có múi (cam, bưởi) nói riêng, nhu cầu về nước nhỏ hơn nhiều so với HST chuyên lúa, lượng nước cần nhiều hơn trong giai đoạn cây ra hoa và phát triển trái. Tại các khu vực đồi núi thấp có độ dốc nhỏ, đất trung tính, ít chua, HST cây lâu năm được ưu tiên phát triển. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn có xu hướng tập trung, giảm tỷ lệ những diện tích manh mún, vì vậy bước đầu đã thu được hiệu quả khá tốt, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và nâng lên.
3.1.3. Hệ sinh thái cây trồng hàng năm
Với đặc điểm của cây trồng hàng năm là cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, HST trồng cây hàng năm ở Yên Thế bao gồm HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác (bảng 3.4).
Lúa là cây trồng chính trong các HSTNN cây ngắn ngày, với diện tích gieo trồng cả năm trên toàn huyện là gần 13 nghìn ha (chiếm hơn 73%). Các cây ngắn ngày khác bao gồm cây lương thực có củ (chiếm tỷ lệ 6%), cây rau màu (chiếm 8%) và cây công nghiệp ngắn ngày (chiếm 8%) (hình 3.2).
Bảng 3.4. Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Yên Thế năm 2017
Loại cây trồng Diện tích (ha)
Cây lương thực có hạt 13.925 Cây lúa 12.986 Ngô 939 Cây có củ 1.082 Khoai lang 442 Sắn 640
Cây rau màu 1.341
Rau các loại 1.150
Đậu các loại 191
Cây công nghiệp ngắn ngày 1.340
Lạc 1.269
Đậu tương 45
Mía 26
(Nguồn: [2])
HST cây trồng hàng năm thường được phát triển tại khu vực đất trồng màu, đất lúa hoặc tại khu vực các sườn đồi thấp, là những nơi có diện tích đất màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi về tưới tiêu… Các cây trồng ngắn ngày được phân bố tất cả các xã, thị trấn của huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Tam Hiệp, Đồng Lạc, Đồng Kỳ, Đông Sơn, An Thượng, Tiến Thắng và Tân Hiệp. Các xã này có chung đặc điểm có hệ thống các hồ nước lớn, hệ thống sông ngòi thuận lợi phục vụ tưới tiêu đồng ruộng.
Hệ sinh thái canh tác lúa nước được chia làm hai loại là đất lúa một vụ và đất lúa 2 vụ. Diện tích đất lúa 2 vụ là 2.957,42 ha [4] tập trung chủ yếu tại các xã Đông Sơn, Bố Hạ, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Canh Nậu, Xuân Lương và Tam Tiến, là
qua. Mỗi năm, hệ sinh thái này sẽ được canh tác hai vụ là lúa mùa (từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 11) và lúa đông xuân (từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5 năm sau). Các giống lúa được trồng thường là các giống lúa lai, lúa đặc sản, tạp giao, bắc thơm. HST chuyên trồng lúa phát triển chủ yếu ở vùng thấp, khu vực đất giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, đất tơi xốp và thoáng khí; đặc điểm của HST này luôn phát