3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
3.4. Một số đề xuất, giải pháp phát triển các dịch vụ sinh thái nông nghiệp
Trong những năm qua, huyện Yên Thế đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào xóa đói giảm nghèo cho huyện, bên cạnh đó còn làm cho nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển hơn, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và vươn tới làm giàu. Tuy nhiên huyện vẫn chưa tận dụng được những thế mạnh của huyện làm cho huyện chưa thực sự phát triển xứng tầm với tiềm năng sẵn có của vùng. Do vậy cần có những giải pháp, định hướng cụ thể từ cấp huyện tới các xã, thôn bản để mọi người cùng nhau đồng lòng hướng tới sự phát triển hơn nữa của huyện Yên Thế trong tương lai.
Giải pháp trong quản lý, hoạch định chính sách
- Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại
Các cấp ngành và nhân dân trên toàn địa bàn huyện cần thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó cần tập trung vào một số lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu như: cây vải, cây có múi (cam Đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn...); cây lạc; cây rau chế
biến, rau an toàn; Trong từng lĩnh vực tập trung vào các khâu có tính đột phá như: Sản xuất cây, con giống; sản xuất ứng dụng công nghệ cao; chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; bảo quản, chế biến nông sản.
Tập trung đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển các cây trồng chủ lực (lúa, ngô, lạc, rau chế biến, rau an toàn; vải thiều, cây có múi: cam, bưởi, chanh..); sản xuất với quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, năng suất cao đưa vào sản xuất; phát triển các khu sản xuất chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất; mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobGAP; nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 theo Nghị quyết số 46/2016/NQ- HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh.
Quản lý và sử dụng hiệu quả thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá đã được bảo hộ; đăng ký bảo hộ các thương hiệu, nhãn hiệu ra nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và phát triển thêm một số thương hiệu nông sản hàng hóa mới có lợi thế của địa phương và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2014-2020.
- Đổi mới cơ chế, chính sách và tổ chức sản xuất ở nông thôn thúc đẩy phát triển nông thôn gắn với xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ; huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh phát triển quỹ tín dụng nhân dân khu vực nông thôn, ...
Tăng cường quản lý chặt chẽ trên tất cả các khâu của đầu tư, xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giám sát đầu tư, chú trọng công tác chủ chương đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư theo quy hoạch, các dự án trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả nguồn vốn. Quản lý nghiêm ngặt quy trình đầu tư, chống lãng phí, thất thoát, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn.
Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ
Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, coi việc nghiên cứu, chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản là khâu đột phá đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.
Nâng cao hiệu quả các đề tài, dự án khoa học, khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia của doanh nghiệp vào nghiên cứu, chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.
Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa sự tham gia của Nhà nước và doanh nghiệp, tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Tăng cường xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
Tăng cường và củng cố các tổ chức và đội ngũ làm công tác khoa học công nghệ để tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho một số sản phẩm hàng hóa có thế mạnh. Thúc đẩy hình thành lực lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của huyện trong một số lĩnh vực mũi
- lâm nghiệp hàng hóa và triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Các nhiệm vụ khoa học công nghệ tập trung giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ liên quan đến phát triển một số thế mạnh của huyện. Khuyến khích các làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến với công nghệ thủ công truyền thống nhằm nâng cao chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao chất lượng và đổi mới cơ cấu đào tạo tuyển dụng nhân lực, quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ đi đào tạo tịa các trung tâm đào tạo có chất lượng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.
Hàng năm bố huyện trí nguồn ngân sách chi cho hoạt động khoa học và công nghệ, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho khoa học, công nghệ.
Ứng dụng KHCN hẳn phải nhắc tới Chỉ thị 63 của Bộ Chính trị khoá VIII về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Huyện uỷ Yên Thế đã chỉ đạo các chi, đảng bộ cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ tại địa phương, đơn vị mình; giao cho UBND huyện cụ thể hoá các nội dung trong kế hoạch triển khai chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt việc quản lý, tuyên truyền, tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật m ới cho nhân dân phục vụ sản xuất và đời sống. Hội đồng khoa học và công nghệ huyện hàng năm đều được củng cố, duy trì hoạt động do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế làm chủ tịch hội đồng. Trong những năm qua Hội đồng KHCN đã tư vấn cho UBND huyện phê duyệt 2 đề tài KHCN với giá trị thực hiện trên 400 triệu đồng và công nhận nhiều sáng kiến cấp huyện; tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huy ện ban hành trên 70 Đề án, Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, Huyện uỷ, UBND huyện xác định trọng tâm công tác KHCN là các hoạt
động ứng dụng, chuyển giao KHCN trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản...
Việc đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất được triển khai rộng khắp. Trên địa bàn huyện đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống và kỹ thuật, tăng hệ sử dụng đất nhằm tăng dần diện tích rau mầu, đặc biệt là cây rau chế biến xuất khẩu; xây dựng nhiều mô hình lúa giống mới và sản xuất thâm canh ở 21 xã, thị trấn. Các giống lúa mới, lúa thuần có năng suất cao tăng nhanh (chiếm 80% - 85% trong cơ cấu giống lúa). Trong sản xuất lâm nghiệp, hàng năm trồng mới khoảng 1.000 ha rừng tập trung, huyện đã hoàn thành kế hoạch phủ xanh đất trống đồi núi trọc, diện tích rừng trồng chủ yếu bằng giống keo lai, bạch đàn... theo phương pháp giâm hom, mô, tạo cho cây trồng phát triển nhanh, năng suất cao, rút ngắn chu kỳ khai thác rừng xuống còn 5 - 6 năm.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào việc chế biến nông, lâm sản ở địa phương. Huyện đã tiếp nhận dự án xây dựng 17 lò chế biến (sấy vải và nông sản); triển khai xây dựng 44 lò sấy vải; hỗ trợ 23 máy sấy vải, công suất 1,5 tấn/mẻ cho các hộ gia đình ở 8 xã đặc biệt khó khăn; hỗ trợ nông dân mua 26 máy sấy vải, công suất 1,2 tấn/mẻ. Các lò sấy đã phát huy hiệu quả, giảm sức lao động của nông dân, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, còn tiếp nhận hằng trăm máy bóc lạc, máy chế biến chè. Bước đầu đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong việc chế biến nông, lâm sản tại địa phương và đã được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng. Chỉ thị 63 là bước đầu mở đường cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản xuất sau này của huyện Yên Thế.
Sử dụng công nghệ sản xuất nhà lưới, điều khiển nước tưới, ẩm độ, tưới phun sương tiết kiệm nước và nhân công lao động. Xử lý đất bằng các ứng dụng xử lý vi sinh trong đất trước khi trồng. Ứng dựng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp. Ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ cho ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường: lúa hữu
cơ, rau hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý sâu bệnh, đồng thời khai thác những bã thải trong sản xuất nấm, rơm rạ và phế thải khác để làm phân bón hữu cơ vi sinh vừa khai thác được những phế thải trong nông nghiệp, vừa bảo vệ được môi trường, vừa tiết kiệm được chi phí phân bón, cải tạo lý tính, hóa tính của đất.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quan tâm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài, tạo sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục. Làm tốt công tác hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh ngay trong các truòng phổ thông để phân luồng học sinh cho phù hợp với phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo nghề, gắn dạy nghề với thị trường lao động và xuất khẩu lao động.
Huyện có trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế nâng cao chất lượng đào tạo nghề, hướng nghiệp, là cơ sở dạy nghề công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc UBND huyện Yên Thế.
Trong nông nghiệp huyện Yên Thế chủ yếu là các hộ gia đình nên trong huyện thường lập ra hội nông dân, hội làm vườn, hội khuyến nông là các lao động chủ yếu. Họ tự tìm tòi học hỏi, tham gia các hoạt động tập huấn do huyện tổ chức, đặc biệt là hội nông dân huyện Yên Thế cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, khuyến lâm (nay là trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp) để tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuyên truyền hội viên nông dân tích cực tham gia thực hiện xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao, cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng gắn với áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất… Các cấp hội nông dân cũng chủ động đứng ra tín chấp giúp hội viên nông dân có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng trên địa bàn. Chỉ tính riêng
trong giai đoạn 2010 - 2015, hội nông dân huyện Yên Thế đã cùng với các cơ quan, ban ngành chức năng tổ chức trên 1.500 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất với sự tham dự của trên 80.100 lượt hội viên nông dân; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tín chấp vay vốn cho hơn 10.700 hộ hội viên nông dân vay gần 279,9 tỷ đồng. Đồng thời, hội nông dân huyện Yên Thế còn phối hợp cùng với Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang và Công ty cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tín chấp phân bón trả chậm với tổng số lượng là 5.177 tấn cho trên 13 nghìn lượt hộ hội viên nông dân… Đặc biệt, trong 5 năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện đã triển khai 27 dự án tại 21 xã, thị trấn với tổng số vốn là trên 3,5 tỷ đồng cho hơn 3.400 lượt hộ hội viên nông dân được vay vốn.Với những hoạt động tích cực nói trên, từ năm 2010 đến nay, số hộ hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh giỏi các cấp ở huyện Yên Thế đã liên tục tăng lên. Kết quả bình xét năm 2015, toàn huyện có 8.368 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh giỏi các cấp, tăng 803 hộ so với năm 2010. Trong đó, cấp xã là 6.639 hộ; cấp huyệnlà 1.379 hộ; cấp tỉnh là 350 hộ; cấp Trung ương là: 01 hộ.
Điểm nhấn quan trọng trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi của hội viên nông dân huyện Yên Thế đó là các mô hình sản xuất đều được hình thành, phát triển trên cơ sở khai thác những lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương. Trong đó, kinh tế gia trại, trang trại luôn có bước phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê, đến hết tháng 9/2016, toàn huyện Yên Thế đang có gần 30 mô hình kinh tế tổng hợp của hội viên nông dân được giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại; hầu hết các trang trại đều tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sản xuất với quy mô lớn, có hiệu quả và trở thành những hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu để người dân địa phương học tập, làm theo. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Thế đã có hàng vạn mô hình sản xuất kinh doanh của hội viên nông dân có hiệu quả. Trong đó, có 3.262 mô hình trồng trọt, 2.596 mô hình chăn nuôi, 402 mô hình th ủy sản,1.153 mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, 556 mô hình ngành nghề, 436 mô hình thương mại dịch vụ. Đặc biệt, một số mô hình sản xuất của hội
viên nông dân đang cho hiệu quả, kinh tế cao như mô hình chuyên canh các loại cây hang hoa (cam, nhãn muộn, bưởi Diễn...); mô hình chăn nuôi lợn kết hợp thủy sản; mô hình trồng rừng và chế biến lâm sản...
Phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Yên Thế trong những năm qua đã thực sự trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ, đã và đang đánh thức tiềm năng, phát huy có hiệu quả sức sáng tạo của đông đảo hội viên nông dân. Phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi của hội viên nông dân trên địa bàn huyện Yên Thế cũng đã có tác dụng khơi dậy, phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Riêng năm 2015, phong trào đã hỗ trợ được gần 1.100 hộ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn; giúp đỡ, hỗ trợ các hộ hội viên nông dân khó khăn hơn 6 nghìn ngày công