3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
3.3.4. Nhận thức của người dân địa phương
Phương thức sản xuất và sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cốt lõi sinh tồn đã trở thành tập quán sinh sống của người nông dân.
quan. Nhưng nói chung, hoạt động sản xuất của cộng đồng nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào những tri thức truyền thống, vào tập quán, kinh nghiệm và thói quen sản xuất. Không ít những tri thức, kinh nghiệm sản xuất tương thích với nền sản xuất nhỏ, dựa vào tự nhiên đã được đúc kết, lưu truyền và trở thành “kế mưu sinh” bền chặt của họ từ đời này sang đời sau. Đặc biệt là những tri thức, kinh nghiệm về canh tác cây trồng, chọn giống, về thời vụ sản xuất và các điều kiện tự nhiên của sản xuất.Tuy nhiên một số tập quán canh tác cũ đã không còn phù hợp với sự phát triển ngày này như thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan để tăng năng suất cây trồng.
Thói quen lệ thuộc vào tự nhiên và những dự báo theo cảm tính cũng không còn phù hợp với bối cảnh BĐKH ngày nay, khi thời tiết khí hậu ngày càng phức tạp không còn diễn biến như trước như mùa mưa ngắn gây ra hạn hán, mùa rét kéo dài làm gia tăng dịch bệnh cho cây trồng khiến cho người nông dân không còn chủ động để phòng chống thiên tai, bảo vệ mùa màng như trước.
Chính vì vậy, trong định hướng phát triển HSTNN bền vững của Việt Nam, một trong những ưu tiên hàng đầu đó là thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp được an toàn và nâng cao sản lượng tiêu thụ.
Trong giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến nhảy vọt, lao động sống hòa nhập với vật tư, kỹ thuật luôn được cải tiến nhằm tăng năng suất và sản lượng trong Hệ sinh thái nông nghiệp. Con người đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp với các chương trình như cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học và sinh học hóa trong nông nghiệp.
Yếu tố giới tính, độ tuổi và điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến việc tăng khả năng cung cấp các DVSTNN như: giới tính, độ tuổi và điều kiện kinh tế hộ gia đình. Điều kiện cần để người dân tham gia hiệu quả vào phát triển nông nghiệp bền vững đó là họ phải có đủ thu nhập cơ bản để việc tham gia vào các hoạt động xã hội khác không ảnh hưởng vào đến việc lo cho gia đình. Điều kiện kinh tế hộ
gia đình là một phần nguồn gốc đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy điều kiện kinh tế càng nhiều thì nhu cầu con người càng đòi hỏi các nhu cầu cao hơn. Tài sản cố định và tài chính có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân. Thông thường thu nhập của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia. Những người gia đình có thu nhập cao sẽ tham gia nhiều hơn những ngừời gia đình có thu nhập thấp. Qua đó ta nhận thấy, sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển nông nghiệp có sự tác động của các nhân tố chủ quan thuộc về người dân như: giới tính, độ tuổi, đặc biệt là điều kiện kinh tế hộ gia đình.
3.3.6. Đánh giá chung
a) Những cơ hội và lợi thế trong phát triển các dịch vụ HSTNN
Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, do phần lớn huyện chủ yếu là nông thôn có nguồn lao động dồi dào ngay tại chỗ đã gắn bó ở huyện và có kinh nghiệm, kiến thức bản địa vững chắc, được đào tạo, trang bị kiến thức ngày càng đầy đủ hơn, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm - thủy sản.
Đặc biệt đất đai phù hợp với việc trồng rừng, tuy nhiên trong huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp nên được chính quyền quan tâm, khuyến khích đầu tư hơn nhiều. Cùng với đó càng chú trọng đến việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất nuôi trồng để tăng năng suất và sản lượng.
Chất lượng và sản lượng nông sản được nâng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngày càng được cải thiện góp phần vào việc thành công xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra hệ thống giao thông đã được cải thiện, tạo mạng lưới thông suốt đi các huyện và các tỉnh lân cận, giúp các sản phẩm nông sản ngày càng vươn xa hơn tới tay người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế.
Bên cạnh những lợi thế sẵn có, huyện Yên Thế còn có các hạn chế sau: Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, nên phần diện tích đất đồng bằng chỉ có ở ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu.
Mặc dù có nguồn lao động dồi dào,nhưng số lượng được đào tạo còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ thất nghiệp lớn đang dần tìm đến các thành phố lớn lập nghiệp thay vì phải sản xuất nông nghiệp. Do vậy khiến cho nền nông nghiệp huyện gặp không ít khó khăn.
Việc thu hút vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, huyện chỉ đáp ứng được phần nào thông qua các đề án, chủ yếu vẫn là do người dân tự đầu tư thực hiện. Việc áp dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, phân tán thí điểm tại một số vùng cụ thể.