Hệ sinh thái cây trồng hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 41 - 44)

3. Dự kiến những đóng góp của đề tài

3.1.3. Hệ sinh thái cây trồng hàng năm

Với đặc điểm của cây trồng hàng năm là cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, HST trồng cây hàng năm ở Yên Thế bao gồm HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác (bảng 3.4).

Lúa là cây trồng chính trong các HSTNN cây ngắn ngày, với diện tích gieo trồng cả năm trên toàn huyện là gần 13 nghìn ha (chiếm hơn 73%). Các cây ngắn ngày khác bao gồm cây lương thực có củ (chiếm tỷ lệ 6%), cây rau màu (chiếm 8%) và cây công nghiệp ngắn ngày (chiếm 8%) (hình 3.2).

Bảng 3.4. Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Yên Thế năm 2017

Loại cây trồng Diện tích (ha)

Cây lương thực có hạt 13.925 Cây lúa 12.986 Ngô 939 Cây có củ 1.082 Khoai lang 442 Sắn 640

Cây rau màu 1.341

Rau các loại 1.150

Đậu các loại 191

Cây công nghiệp ngắn ngày 1.340

Lạc 1.269

Đậu tương 45

Mía 26

(Nguồn: [2])

HST cây trồng hàng năm thường được phát triển tại khu vực đất trồng màu, đất lúa hoặc tại khu vực các sườn đồi thấp, là những nơi có diện tích đất màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi về tưới tiêu… Các cây trồng ngắn ngày được phân bố tất cả các xã, thị trấn của huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Tam Hiệp, Đồng Lạc, Đồng Kỳ, Đông Sơn, An Thượng, Tiến Thắng và Tân Hiệp. Các xã này có chung đặc điểm có hệ thống các hồ nước lớn, hệ thống sông ngòi thuận lợi phục vụ tưới tiêu đồng ruộng.

Hệ sinh thái canh tác lúa nước được chia làm hai loại là đất lúa một vụ và đất lúa 2 vụ. Diện tích đất lúa 2 vụ là 2.957,42 ha [4] tập trung chủ yếu tại các xã Đông Sơn, Bố Hạ, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Canh Nậu, Xuân Lương và Tam Tiến, là

qua. Mỗi năm, hệ sinh thái này sẽ được canh tác hai vụ là lúa mùa (từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 11) và lúa đông xuân (từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5 năm sau). Các giống lúa được trồng thường là các giống lúa lai, lúa đặc sản, tạp giao, bắc thơm. HST chuyên trồng lúa phát triển chủ yếu ở vùng thấp, khu vực đất giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, đất tơi xốp và thoáng khí; đặc điểm của HST này luôn phát triển mạnh ở tầng canh tác dầy để bộ rễ bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây.

Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng hàng năm tại Yên Thế năm 2017

(Nguồn:[2]) Đất trồng lúa một vụ là những khu vực chỉ ngập nước vào mùa mưa, và thiếu nước vào mùa khô. Trên những diện tích đất này, người dân chỉ canh tác lúa nước vào vụ mùa, còn vụ chiêm (hay còn gọi là vụ đông xuân), nông dân sẽ canh tác các loại hoa màu để khai thác hiệu quả sử dụng đất. Các loại cây hàng năm được gieo trồng xen canh thường là các loại cây ngắn ngày như: cây hoa màu, cây trồng họ đậu, dưa leo, khoai, ngô.

Mía là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, 1 hecta mía có thể cho từ 70 - 100 tấn mía cây, chưa kể lá và rễ. Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến khi thu hoạch. Cây mía là loài cây

trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, độ PH từ 5,5 - 7,5. Thực tế cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu, cây mía được trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn, đất gò đồi hoặc trồng ngay trên các diện tích đất màu. Với diện tích trồng mía không nhiều, người dân Yên Thế trồng mía theo các diện tích nhỏ lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)