(Nguồn:[2]) Đất trồng lúa một vụ là những khu vực chỉ ngập nước vào mùa mưa, và thiếu nước vào mùa khô. Trên những diện tích đất này, người dân chỉ canh tác lúa nước vào vụ mùa, còn vụ chiêm (hay còn gọi là vụ đông xuân), nông dân sẽ canh tác các loại hoa màu để khai thác hiệu quả sử dụng đất. Các loại cây hàng năm được gieo trồng xen canh thường là các loại cây ngắn ngày như: cây hoa màu, cây trồng họ đậu, dưa leo, khoai, ngô.
Mía là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, 1 hecta mía có thể cho từ 70 - 100 tấn mía cây, chưa kể lá và rễ. Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến khi thu hoạch. Cây mía là loài cây
trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, độ PH từ 5,5 - 7,5. Thực tế cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu, cây mía được trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn, đất gò đồi hoặc trồng ngay trên các diện tích đất màu. Với diện tích trồng mía không nhiều, người dân Yên Thế trồng mía theo các diện tích nhỏ lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
3.2. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu
3.2.1. Dịch vụ cung cấp
Dịch vụ cung cấp là nhóm dịch vụ nổi bật của HSTNN, trong đó cung cấp lương thực thực phẩm là dịch vụ chính của HST này. Ngoài ra, HSTNN còn cung cấp các sản phẩm khác như tinh dầu và nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và nguyên nhiên liệu từ các phế phụ phẩm nông nghiệp.
a) Cung cấp lương thực, thực phẩm
Khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm của HSTNN huyện Yên Thế được thể hiện thông qua số lượng loài cây trồng có khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm; diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây này hàng năm.
Tại khu vực nghiên cứu, có rất nhiều cây trồng nông nghiệp có khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm. Ngoài những cây trồng chủ yếu được liệt kê trong bảng 3.3 và 3.4. còn nhiều loại cây trồng khác được trồng trong vườn nhà hoặc canh tác với diện tích nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu của hộ gia đình như các loại rau ăn hoặc cây ăn quả. Chức năng cung cấp lương thực luôn được coi là chức năng chính của hệ sinh thái nông nghiệp trồng trọt, trong đó, cây lúa được là cây lương thực chính ở Việt Nam nói chung và Yên Thế nói riêng. Ngoài ra, huyện Yên Thế còn trồng nhiều cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa. Năng suất và sản lượng của một số loại cây lương thực, thực phẩm chính trong HST nông nghiệp của huyện Yên Thế được mô tả trong bảng 3.5.
Bước đầu, huyện đã hình thành được một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung như: lúa chất lượng 12.986 ha, sản lượng đạt gần 70.700 tấn; vải thiều
trên 2600 tấn; cây có múi (cam, quýt) 109 ha, sản lượng trên 690 tấn; cây thực phẩm (rau, đậu..) hàng năm đạt 1.34 ha, sản lượng đạt 22.707 tấn; diện tích gieo trồng cây có củ (khoai, sắn) 1.082 ha, sản lượng đạt 12.037tấn. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt hàng năm ước đạt 727,78 tỷ đồng, chiếm 67% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản [2].
Bảng 3.5. Năng suất, sản lượng của các cây trồng nông nghiệp huyện Yên Thế năm 2018
Loại cây trồng Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cây lương thực có hạt Chuyên lúa 53,96 35.036 Lúa 1 vụ 51,76 20.751 Ngô 42,40 3.981 Cây có củ Khoai lang 84,10 3.717 Sắn 130,00 8.320 Cây thực phẩm Rau các loại 196,00 22.540 Đậu các loại 8,75 0.167
Cây công nghiệp ngắn ngày
Lạc 28,10 28.100
Đậu tương 16,90 0.076
Mía 300,00 0.780
Cây công nghiệp lâu năm
Chè 4,05 4.050
Cây ăn quả
Vải 4.550
Nhãn 2.600
Cam, quýt 0.690
(Nguồn:[4])
bảo vững chắc an ninh lương thực của toàn huyện. Những năm gần đây, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và cải tiến các phương pháp canh tác và nâng cao kiến thức khuyến nông cho nông dân đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả lao động, năng suất sản xuất trên đồng ruộng. Năng suất lúa năm 2017 đạt 54,4 tạ/ha, tăng gần 10 tạ/ha so với năm 2008. Sản lượng lúa thu được trên 35 nghìn tấn trong năm 2017, tăng gần gấp đôi so với sản lượng lúa toàn huyện năm 2008 (bảng 3.6)
Bảng 3.6. Năng suất và sản lượng lúa của huyện Yên Thế giai đoạn 2008 - 2017
Năm Năng suất
(tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2008 45,9 28.192 2009 49,0 32.332 2010 50,0 34.918 2011 50,0 34.918 2012 53,0 34.574 2013 52,8 33.147 2014 51,2 34.708 2015 53,5 34.088 2016 54,7 35.773 2017 54,4 35.003 (Nguồn:[4])
Sản lượng trung bình năm của các loại rau màu và cây có hạt của huyện Yên Thế khoảng 39 nghìn tấn/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm của người dân trên địa bàn.
Ngoài ra, một số loại cây lương thực khác như ngô, sắn cũng được trồng xen kẽ với các cây nông nghiệp lâu năm tại những khu vực đồi thấp. Các cây trồng này đạt sản lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
huyện, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và còn là nguyên liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp thực phẩm.
Bảng 3.7. Sản lượng cây lương thực có hạt huyện Yên Thế phân theo xã, thị trấn giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: Tấn
Thị trấn/xã Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Thị trấn Bố Hạ 285 297 161 Xã Bố Hạ 2.314 2.411 2.372 Xã Đông Sơn 3.177 3.310 3.351 Xã Đồng Hưu 1.503 1.566 1.499 Xã Hương Vĩ 2.205 2.298 2.230 Xã Đồng Kỳ 2.069 2.156 2.258 Xã Hồng Kỳ 1.455 1.516 1.526 Xã Tân Sỏi 1.827 1.904 2.178 Xã Đồng Lạc 1.843 1.921 1.785 Xã Đồng Vương 1.856 1.934 1.984 Xã Đồng Tiến 1.681 1.752 1.760 Xã Canh Nậu 3.082 3.211 3.199 Xã Xuân Lương 2.417 2.518 2.440 Xã Tam Tiến 2.213 2.306 2.267 Xã Tam Hiệp 1.430 1.490 1.376 Xã Phồn Xương 1.444 1.505 1.431 Thị trấn Cầu Gồ 402 419 379 Xã Tân Hiệp 1.996 2.079 1.951 Xã An Thượng 2.466 2.569 2.422 Xã Tiến Thắng 2.143 2.233 2.145 Xã Đồng Tâm 314 327 296 Tổng số 38.122 39.722 39.010 (Nguồn: [1][2])
Sản lượng cây lương thực có hạt trên địa bàn huyện Yên Thế trong giai đoạn 2015 - 2017 tương đối đồng đều giữa các xã và thị trấn (bảng 3.7). Tại một số xã như Tiến Thắng, An Thượng, Đồng Kỳ, Canh Nậu, Đông Sơn, Bố Hạ, với đặc
điểm diện tích đất bằng khá lớn, hệ thống sông ngòi nhiều, diện tích đất màu khá lớn, chất đất tơi xốp, cây lương thực có hạt phát triển thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện. Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo phát triển kinh tế- xã hội của UBND huyện Yên Thế năm 2018, giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt năm 2017 đạt 727,78 tỷ đồng [4].
Huyện Yên Thế khá phong phú về các loài cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, táo, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, na, dứa. Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả trên toàn huyện có xu hướng giảm nhưng quy mô diện tích của một số loài cây ăn quả chính đang ngày càng mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các dự án thu hút vốn đầu tư của huyện và các nhà đầu tư bên ngoài. Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng vườn giống cam sạch bệnh tại tỉnh Bắc Giang” của UBND huyện Yên Thế đã từng bước khôi phục mở rộng diện tích cây cam trên địa bàn huyện. Nhiều mô hình được áp dụng giúp người dân làm giàu từ việc trồng cây ăn quả trong nghững năm gần đây. Toàn huyện hiện có hơn 700 ha trồng cây có múi, tập trung tại các xã Đông Sơn, Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, An Thượng, Đồng Vương, Đồng Tân. Năm 2017, sản lượng cây ăn quả có múi của huyện đạt gần 3 nghìn tấn, doanh thu hơn 30 tỷ đồng.