3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
3.1.2. Hệ sinh thái cây trồng lâu năm
Cơ cấu cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế bao gồm cây nông nghiệp dài ngày (cây chè) và cây ăn quả (vải, nhãn, các cây có múi như cam, quýt, bưởi) (bảng 3.3).
Cây chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, bộ phận thu hoạch là lá và chồi non (chiếm 8 -13 sinh khối của cây). Cây chè ưa điều kiện ẩm ướt, râm mát và ưa ánh sáng tán xạ, giới hạn nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-280C. Vùng núi cao sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè.
Bảng 3.3. Diện tích cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế năm 2017
Loại cây trồng Diện tích (ha)
Chè 515
Vải 2.202
Nhãn 325
Cây có múi 109
(Nguồn:[2])
Đất trồng chè phần lớn là đất đỏ vàng feralit (tích lũy sắt, nhôm) phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Đất chua, nghèo chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng NPK tổng số, dễ tiêu và các chất dinh dưỡng trung và vi lượng
đều nghèo. Cây chè là loại cây ưa ánh sáng tán xạ nên việc trồng cây che bóng mát là điều cần thiết. Vì vậy đối với diện tích trồng chè người dân thường trồng xen canh với các cây ăn quả, hoặc cây lâu năm để tăng hiệu quả kinh tế.
Với diện tích trồng chè 515 ha chiếm 7% tổng số diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm trên địa bàn huyện, cây chè chủ yếu được phát triển theo quy mô hợp tác xã tạo thành những vùng chè tập trung trên khu vực các địa phương có núi của huyện gồm: xã Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến hoặc được trồng nhỏ lẻ, xen kẽ trong diện tích vườn của các hộ gia đình có địa hình đồi núi thấp như: xã Đồng Tâm, Đồng Vương.
Cây ăn quả
Các loại cây ăn quả của huyện Yên Thế khá phong phú như cam, quất, bưởi, táo, xoài, nhãn, vải, na, dứa,... Một số loài cây ăn quả như vải, cam, bưởi đang được mở rộng về diện tích và quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các dự án thu hút vốn đầu tư của huyện và các nhà đầu tư bên ngoài. Trong đó, vải và những cây có múi (bưởi, cam) được xem là cây thương phẩm và là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Với đặc điểm sinh trưởng của cây ăn quả nói chung và cây có múi (cam, bưởi) nói riêng, nhu cầu về nước nhỏ hơn nhiều so với HST chuyên lúa, lượng nước cần nhiều hơn trong giai đoạn cây ra hoa và phát triển trái. Tại các khu vực đồi núi thấp có độ dốc nhỏ, đất trung tính, ít chua, HST cây lâu năm được ưu tiên phát triển. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn có xu hướng tập trung, giảm tỷ lệ những diện tích manh mún, vì vậy bước đầu đã thu được hiệu quả khá tốt, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và nâng lên.