Mô hình nuôi gà dưới tán cây vải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 61 - 82)

Về điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng, mặc dù không có đường quốc lộ đi qua địa bàn huyện, nhưng Yên Thế có vị trí thuận lợi trong giao thông và lưu

cách thành phố Bắc Giang 27 km và bán kính từ trung tâm huyện đến các xã không quá 20km. Trong huyện, hệ thống các nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn cơ sở lưu trú du lịch và hệ thống nhà hàng có thể phục vụ hàng trăm lượt khách trong ngày ở hai thị trấn là Bố Hạ và Cầu Gồ.

Nhu cầu thăm quan thực tế và trải nghiệm thiên nhiên ngày càng gia tăng hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi để huyện Yên Thế phát huy các tiềm năng và thế mạnh về du lịch của địa phương. Với khoảng cách đến Hà Nội và trung tâm thành phố không quá xa, HSTNN Yên Thế cần đa dạng các loại cây trồng nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp như các vườn rau hay vườn hoa, tạo cảnh quan nông nghiệp đẹp theo mùa (hoa cải, hoa thì là) thì sẽ thu hút nhiều khách du lịch từ các địa phương lân cận đến thăm quan, chụp ảnh, nghỉ dưỡng và thưởng thức đặc sản địa phương trong hai ngày nghỉ cuối tuần, phát huy được các giá trị về thự nhiên, kinh tế và xã hội của địa phương.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái

Từ thực tiễn cho thấy, khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như: đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật, lao động, thị trường, chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung đánh giá những yếu tố có tác động lớn đến các dịch vụ HSTNN, bao gồm:

3.3.1. Điều kiện tự nhiên

Về điều kiện tự nhiên, sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi tạo cho Yên Thế có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, toàn diện. Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, Yên Thế đã xác định hướng đi cho mình là phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tổng hợp là chính, theo đó những biện pháp tích cực để vận hành cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng tâm là hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn với phát huy tiềm năng thế mạnh của kinh tế nông nghiệp.

Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể phân ra 3 tiểu vùng chính bao gồm:

- Tiểu vùng có núi: Diện tích 9200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, chủ yếu là ở phía Bắc của các xã như Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, các xã này giáp với Thái Nguyên và Lạng Sơn, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hình này đất đai có độ phì khá, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” xuất phát chủ yếu từ vùng này, các xã phía Bắc chăn nuôi khá nhiều gia cầm (gà, vịt), gia súc chủ yếu là lợn được nuôi nhiều, ngoài ra còn có dê núi những năm gần đây số lượng ngày càng tăng lên. Ngoài ra, lâm nghiệp ở tiểu vùng này rất phát triển, chiếm phần lớn diện tích của huyện (diện tích đất lâm nghiệp của huyện gần 50% diện tích tự nhiên, hơn 14.000ha).

- Tiểu vùng có đồi thấp: Diện tích 8.255 ha (27,42% tổng diện tích tự nhiên), phân bố rải rác ở các xã trong huyện, hầu hết các xã đều có đồi thấp có độ cao và độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8o-15o (cấp II,III). Độ phì đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có khả năng phát triển cây lâu năm (vải thiều), cây công nghiệp. Các loại cây ăn quả hầu hết các xã đều phát triển, ngay cả các xã phía Bắc như Xuân Lương,Canh Nậu, Đồng Tiến dù có địa hình cao hơn, nhưng trong những năm gần đây cũng rất phát triển việc trồng cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa các loại cây như nhãn, bưởi, táo,...

- Tiểu vùng có đồng bằng: Toàn vùng có diện tích 10.633 ha (35,32% tổng diện tích tự nhiên). Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi. Do hầu hết các xã đều có đồi thấp nên những đồng bằng nhỏ hẹp phân bố xen kẽ đồi, phụ thuộc vào địa hình của vùng đồi thấp. Diện tích có phần mở rộng hơn

xuống phía Nam, các xã như Phồn Xương, Đồng Lạc, Bố Hạ, Đông Sơn, Đồng Kỳ. Độ dốc bình quân 0o-8o, có diện tích và khả năng phát triển hàng hóa là cây lương thực và rau màu hơn các xã phía Bắc. Các loại rau, thực phẩm cung cấp cho huyện chủ yếu là từ các xã phía Nam này, các xã phía Bắc mặc dù có thể tự cung tự cấp nhưng việc cung cấp rau màu bên ngoài vẫn rất cần thiết. Các loại rau màu chủ yếu như khoai tây, cà chua, ớt, cà rốt, bí xanh, củ đậu, các loại rau xanh.

3.3.2. Các chính sách

a) Chính sách đất đai

Bảo vệ đất nông nghiệp linh hoạt; bảo vệ quyền lợi của người dân bị thu hồi đất; người dân được sở hữu sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phân phối hợp lý lợi ích khi chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang đất bất động sản, dịch vụ, …; thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai thông qua các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, liên doanh, liên kết, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Theo Quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Yên Thế như sau: tổng diện tích đất tự nhiên là 30.308,61 ha, trong đó đất nông nghiệp 23.980,59 ha, chiếm 79,12%; đất phi nông nghiệp 6.328,02 ha, chiếm 20,88%; đất đô thị 357,33 ha; đất khu dân cư nông thôn 4.662,13 ha, chiếm 15,38%; đất khu du lịch 4,00 ha [12].

Giai đoạn 2011 - 2020, chuyển mục đích sử dụng 912,41 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; trong đó, kỳ đầu 2011-2015 chuyển 459,85 ha, kỳ cuối 2016-2020 chuyển 452,56 ha.Quyết định còn nêu cụ thể xét duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Yên Thế với các chỉ tiêu chủ yếu về diện tích các loại đất phân bổ trong kỳ kế hoạch; kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất; kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Chính sách đất đai tập trung trong việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất; chính sách định hướng về phát triển kinh tế khu vực vùng miền, chính sách vay vốn hỗ trợ sản xuất, chính sách phát triển nông nghiệp...

Các chính sách có vai trò tác động trực tiếp vào nguồn sản xuất, làm thay đổi quy mô cũng như phương hướng sản xuất kinh doanh trong những điều kiện cụ thể với thời gian nhất định. Các chính sách cụ thể tỷ giá đầu tư, chính sách tín dụng cho đầu vào, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến nông, chính sách ruộng đất là những chính sách đang được áp dụng trên địa bàn theo hướng khuyến khích người nông dân phát triển cây lương thực thực phẩm với quy mô hình thành chuỗi sản phẩm hàng hóa và sản xuất theo vùng chuyên canh.

Thực hiện chính sách dồn điển đổi thửa ở những nơi có điều kiện, khuyến khích tích tụ, cho thuê, liên doanh, liên kết, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất; đảm bảo hài hòa quyền lợi của người sử dụng đất, của nhà đầu tư và nhà nước trong quá trình giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Tăng cường phân cấp thu chi, ngân sách cho các địa phương, xây dựng cơ chế hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn.

b) Chính sách phát triển nông nghiệp

Để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, huyện Yên Thế đã thực hiện nhiều chính sách, dự án giúp cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện hơn như: ngày 28 tháng 02 năm 2001, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 63-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Quán triệt sâu sắc tinh thần của Chỉ thị và kế hoạch của Tỉnh uỷ Bắc Giang, trong 10 năm qua hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện đã thu được nhiều thành tựu nổi bật.

Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2011- 2015 là một trong bốn chương trình KT-XH trọng tâm

được sự đồng tình ủng hộ của đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Thực hiện Đề án phát triển cây chè giai đoạn 2011 - 2015, huyện đã trồng mới được khoảng 120ha chè, nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên hơn 500 ha, sản lượng đạt 3.960 tấn, giá trị hàng chục tỷ đồng, góp phần nâng cao đời sống của người dân và từng bước giúp các xã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Trong thời gian qua, huyện Yên Thế đã tập trung chỉ đạo thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất chè theo quy trình VietGAP, có sự lồng ghép khoa học kỹ thuật với bí quyết hái chè, chế biến, sao, bảo quản, lấy hương của người dân tộc Cao Lan, từ đó tạo ra những sản phẩm chè độc đáo, thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, huyện phối hợp với các đơn vị tiến hành xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Cùng với đó, huyện Yên Thế đã hỗ trợ kinh phí với mức 10 triệu đồng/ha cho hộ dân chăm sóc chè trồng mới; 5 triệu đồng/ha cải tạo nương chè già cỗi; hỗ trợ 20 triệu đồng/nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm chè; hỗ trợ liên kết, quảng bá sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm đầu ra ổn định cho cây chè.

c) Chính sách tài chính

Tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ; huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh phát triển quỹ tín dụng nhân dân khu vực nông thôn, ...

Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách về tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ.

-Hàng năm, huyện đã tích cực triển khai thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách an sinh, xã hội như: thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về giống, vốn, phân bón, nước sinh hoạt và học nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ mua máy móc nông nghiệp, trợ giá, trợ cước. Kịp thời hỗ trợ sớm ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho nhân dân bị thiên tai...; thực hiện chính sách cho người dân đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi sản lượng cây trồng cũ không cho sản lượng và giá trị ổn định theo chiều hướng phát triển;

Trong những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã quan tâm điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách theo hướng tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển khu vực nông thôn, nông nghiệp đạt trên 2.000 tỷ đồng; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng đạt 1.618 tỷ đồng, tăng 1.218 tỷ đồng so với năm 2008, trong đó, khoảng 80% nguồn vốn vay đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3.3.3. Thị trường

Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước nói chung, Bắc Giang nói riêng, và đặc biệt là huyện Yên Thế đang ngày càng mở rộng hơn nữa thị trường nông sản của huyện tới các vùng lân cận trong nước và dần vươn ra quốc tế.

Ưu điểm cơ bản hiện nay là trong nông thôn đã hình thành đa dạng các tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào chủ yếu cho nông nghiệp gồm các công ty vật tư nông nghiệp tỉnh với các đại lý ở huyện, các tổ chức thương mại của tập thể và tư nhân buôn bán vật tư nông nghiệp... Với mạng lưới những người cung ứng đông đảo như vậy đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của hộ gia đình nông dân về các loại vật tư với giá cả thích hợp và có tính cạnh tranh.

Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định luôn là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp ổn định. Trong những năm đổi mới, thành tựu cơ bản là Nhà nước đã tháo gỡ những chướng ngại của sự phát triển thị trường tiêu thụ như: Xoá bỏ tình trạng cát cứ địa phương, phát triển mạnh mạng lưới giao thông quốc gia và giao thông nông thôn... Thị trường tiêu thụ một số nông sản hàng hoá chủ yếu đã hình thành thống nhất trong cả nước, không còn tình trạng chênh lệch quá lớn về giá nông sản giữa các vùng.Việc gia nhập ASEAN và tham gia các Hiệp định thương mại với những khu vực thị trường khác, nông nghiệp Việt Nam đang dần từng bước hội nhập vào kinh tế thế giới thông qua xuất khẩu nông sản.

Mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa nông sản của huyện: một số mặt hàng lương thực, thực phẩm chủ yếu được cung cấp và sử dụng bởi nhân dân địa phương; một số mặt hàng như: Vải, cam và chè …đã được xuất khẩu sang một số nước lân cận: Lào, camphuchia, trung quốc hay một số thị trường khó tính như thái Lan, Nhật…

3.3.4. Nhận thức của người dân địa phương

Phương thức sản xuất và sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cốt lõi sinh tồn đã trở thành tập quán sinh sống của người nông dân.

quan. Nhưng nói chung, hoạt động sản xuất của cộng đồng nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào những tri thức truyền thống, vào tập quán, kinh nghiệm và thói quen sản xuất. Không ít những tri thức, kinh nghiệm sản xuất tương thích với nền sản xuất nhỏ, dựa vào tự nhiên đã được đúc kết, lưu truyền và trở thành “kế mưu sinh” bền chặt của họ từ đời này sang đời sau. Đặc biệt là những tri thức, kinh nghiệm về canh tác cây trồng, chọn giống, về thời vụ sản xuất và các điều kiện tự nhiên của sản xuất.Tuy nhiên một số tập quán canh tác cũ đã không còn phù hợp với sự phát triển ngày này như thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan để tăng năng suất cây trồng.

Thói quen lệ thuộc vào tự nhiên và những dự báo theo cảm tính cũng không còn phù hợp với bối cảnh BĐKH ngày nay, khi thời tiết khí hậu ngày càng phức tạp không còn diễn biến như trước như mùa mưa ngắn gây ra hạn hán, mùa rét kéo dài làm gia tăng dịch bệnh cho cây trồng khiến cho người nông dân không còn chủ động để phòng chống thiên tai, bảo vệ mùa màng như trước.

Chính vì vậy, trong định hướng phát triển HSTNN bền vững của Việt Nam, một trong những ưu tiên hàng đầu đó là thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 61 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)