Sự phát triển của hệ sinh thái nông nghiệp là nơi trú ấn và phát triển của các nhóm động vật và vi sinh vật như các loài giun, côn trùng. HSTNN phát triển là điều kiện để các loại côn trùng phát triển, chúng sinh sản nhanh, số lượng cá thể nhiều nên có vai trò rất quan trọng quyết định đối với HSTNN. Sự phát triển của một số loại côn trùng trong HSTNN tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cải tạo đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
Kết quả điều tra đánh giá về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2011 cho thấy: khu hệ giun đất trên địa bàn huyện Yên Thế có trên 34 loài. Trong đó, điển hình là các loài như: Pheretina aspergilum, Ph.exigua austria
Gates, Ph.exilis Gates... Giun đất có vai trò quan trọng đối với môi trường đất và đối với con người trên nhiều lĩnh vực, góp phần hình thành và cải tạo đất trồng
trọt, chống xói mòn, giúp cho vi sinh vật đất có ích hoạt động tốt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Xác thực vật (lá, cỏ, rễ chết) và phân hữu cơ là nguồn thức ăn của giun đất, chứa nhiều thành phần hữu cơ và khoáng chất, do vậy chất thải của giun khá giàu dinh dưỡng. Khi giun chết đi, cơ thể chúng bị phân hủy và đóng góp nguồn nitơ dồi dào. Trung bình mỗi năm, một cá thể giun đất có thể chuyển hóa hàng trăm tấn đất, giúp đất trở nên màu mỡ. Những vùng đất có giun sinh sống sẽ thoát nước nhanh gấp 10 lần so với đất thường. Việc giun di chuyển và đào hang không chỉ tạo ra những đường rãnh để nước không ứ đọng, mà còn khiến đất tơi xốp và phân bố đều chất dinh dưỡng. Nhờ vậy, các nhánh của rễ cây dễ dàng hô hấp và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Bọ hung là loại côn trùng cánh cứng có lối sống khác lạ. Chúng có thể dành cả ngày để lăn phân và vê thành hình tròn rồi đem về tổ. Trên cánh đồng cỏ, bọ hung giúp làm sạch phần lớn lượng chất thải của các đàn gia súc như trâu, bò... Chúng hay bám vào đuôi các con vật để chờ đợi những "bữa ăn" của mình. Bên cạnh đó, bọ hung còn bởi ruồi thường đẻ trứng vào phân gia súc giúp tiêu diệt ruồi.
3.2.3. Dịch vụ văn hóa
Trong các dịch vụ văn hóa của HSTNN, nhóm dịch vụ về giáo dục và du lịch, giải trí là hai nhóm dịch vụ nổi bật của HSTNN huyện Yên Thế. Ngoài ra, sự đa dạng trong cảnh quan nông nghiệp của huyện cũng tạo nên các giá trị tinh thần cho con người khi đi thăm quan, trải nghiệm tại một số địa điểm du lịch của huyện.
a) Giá trị về kiến thức và giáo dục
Hệ sinh thái nông nghiệp là nơi lưu trữ các kiến thức nông nghiệp, bao gồm cả kiến thức dân gian và kiến thức khoa học. Huyện Yên Thế là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động về giáo dục và nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu. HSTNN là nơi áp dụng các nghiên cứu công nghệ khoa học cho việc phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản. Giai đoạn từ năm 2008 đến
khoa học được thực hiện, trong đó 07 đề tài thực hiện nghiên cứu và chuyển giao, 56 mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và những kiến thức đa dạng về giống loài cũng như vai trò đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp [4].
Hình 3.4. Học sinh tiểu học đi trải nghiệm thực tế tại khu trồng chè xã Xuân Lương
Giá trị giáo dục còn được thể hiện thông qua các hoạt động trải nghiệm, học tập của các em học sinh tại các khu vực canh tác nông nghiệp (hình 3.4). Các kỹ năng lao động nông nghiệp, kiến thức canh tác một số cây trồng cụ thể chính là các kiến thức được tích lũy trong quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời như canh tác cam Bố Hà, trồng cà chăm sóc cây vải thiều chín sớm và chính muộn so với thời vụ chung của cả nước. Các kiến thức này được truyền đạt lại trong gia đình, trong địa phương thông qua học tập, quan sát thực tế hoặc truyền miệng chứ không chỉ trong hệ thống giáo dục chính thống.
b) Dịch vụ du lịch, giải trí
Với sự đa dạng về địa hình, cảnh quan và là vùng đất có ý nghĩa lịch sử, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, HSTNN huyện Yên Thế có nhiều tiềm năng trong cung
cấp các dịch vụ du lịch và giải trí. Các hoạt động du lịch nói chung ở Yên Thế hiện nay đang tập trung vào ba loại hình là du lịch văn hóa lịch sử; du lịch tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội; và du lịch sinh thái làng nghề. Du lịch văn hóa lịch sử có quần thể khu di tích lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp năm 1913 do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh và lễ hội gắn với việc tham gia các hoạt động tín ngưỡng tại các đền thờ, các di tích lịch sử văn hóa, tham gia các lễ hội của địa phương. Du lịch sinh thái - làng nghề bao gồm các hoạt động thăm quan, vui chơi giải trí, trải nghiệm tại các như làng nghề và thưởng thức các đặc sản địa phương.
Các hoạt động du lịch, giải trí gắn với HSTNN hiện đang diễn ra ở khu vực nghiên cứu gồm có hoạt động trải nghiệm và thưởng thức đặc sản địa phương tại một số làng nghề nông nghiệp, hoặc thăm quan các mô hình vườn đồi cây ăn quả và thưởng thức sản phẩm nông nghiệp địa phương. Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh thường xuyên được tổ chức tại các hệ sinh thái canh tác cây chè như tại Hợp tác xã chè Thân Trường hay thăm quan mô hình trồng chè của người Cao Lan ở bản Ven thuộc xã Xuân Lương. Hơn 100 gia trại trồng cây ăn quả lâu năm (chủ yếu là cây vải thiều) kết hợp với chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện cũng thu hút rất nhiều khách du lịch từ các nơi tới thăm quan, học hỏi kinh nghiệm và thưởng thức sản phẩm.
Có thể thấy các hoạt động du lịch, giải trí liên quan đến HSTNN của huyện Yên Thế chưa thực sự nổi bật so với các hình thức du lịch khác trong huyện. Nhưng huyện có rất nhiều thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch liên quan đến nông nghiệp trồng trọt của địa phương là rất lớn. Các điều kiện thuận lợi có thể kể đến là sự đa dạng về các địa điểm văn hóa, lịch sử; sự phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái khác; cơ sở hạ tầng cho du lịch đang phát triển và giao thông thuận tiện; lượng du khách đến với Yên Thế hàng năm lớn và nhu cầu phát triển các loại hình phát triển du lịch gắn với hệ sinh thái ngày càng phát triển.
Trên địa bàn huyện Yên Thế hiện có 120 di tích lịch sử, văn hóa và nhiều đền, chùa, trong đó có 43 di tích lịch sử được xếp hạng (9 di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, 07 di tích cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh). Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám trung bình mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách đến tham quan, nghiên cứu, đặc biệt là vào thời điểm tổ chức lễ hội (tháng 2 âm lịch hàng năm). Ngoài ra, một số công trình văn hoá dân gian thu hút khách thập phương đến viếng lễ, vãn cảnh như đền Huyết Hồ (Nguyệt Hồ) ở xã Hương Vĩ, đền Suối Cấy ở xã Đồng Kỳ, đền Trắng ở xã Đông Sơn.