Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 62 - 64)

3. Dự kiến những đóng góp của đề tài

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái

Từ thực tiễn cho thấy, khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như: đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật, lao động, thị trường, chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung đánh giá những yếu tố có tác động lớn đến các dịch vụ HSTNN, bao gồm:

3.3.1. Điều kiện tự nhiên

Về điều kiện tự nhiên, sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi tạo cho Yên Thế có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, toàn diện. Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, Yên Thế đã xác định hướng đi cho mình là phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tổng hợp là chính, theo đó những biện pháp tích cực để vận hành cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng tâm là hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn với phát huy tiềm năng thế mạnh của kinh tế nông nghiệp.

Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể phân ra 3 tiểu vùng chính bao gồm:

- Tiểu vùng có núi: Diện tích 9200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, chủ yếu là ở phía Bắc của các xã như Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, các xã này giáp với Thái Nguyên và Lạng Sơn, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hình này đất đai có độ phì khá, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” xuất phát chủ yếu từ vùng này, các xã phía Bắc chăn nuôi khá nhiều gia cầm (gà, vịt), gia súc chủ yếu là lợn được nuôi nhiều, ngoài ra còn có dê núi những năm gần đây số lượng ngày càng tăng lên. Ngoài ra, lâm nghiệp ở tiểu vùng này rất phát triển, chiếm phần lớn diện tích của huyện (diện tích đất lâm nghiệp của huyện gần 50% diện tích tự nhiên, hơn 14.000ha).

- Tiểu vùng có đồi thấp: Diện tích 8.255 ha (27,42% tổng diện tích tự nhiên), phân bố rải rác ở các xã trong huyện, hầu hết các xã đều có đồi thấp có độ cao và độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8o-15o (cấp II,III). Độ phì đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có khả năng phát triển cây lâu năm (vải thiều), cây công nghiệp. Các loại cây ăn quả hầu hết các xã đều phát triển, ngay cả các xã phía Bắc như Xuân Lương,Canh Nậu, Đồng Tiến dù có địa hình cao hơn, nhưng trong những năm gần đây cũng rất phát triển việc trồng cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa các loại cây như nhãn, bưởi, táo,...

- Tiểu vùng có đồng bằng: Toàn vùng có diện tích 10.633 ha (35,32% tổng diện tích tự nhiên). Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi. Do hầu hết các xã đều có đồi thấp nên những đồng bằng nhỏ hẹp phân bố xen kẽ đồi, phụ thuộc vào địa hình của vùng đồi thấp. Diện tích có phần mở rộng hơn

xuống phía Nam, các xã như Phồn Xương, Đồng Lạc, Bố Hạ, Đông Sơn, Đồng Kỳ. Độ dốc bình quân 0o-8o, có diện tích và khả năng phát triển hàng hóa là cây lương thực và rau màu hơn các xã phía Bắc. Các loại rau, thực phẩm cung cấp cho huyện chủ yếu là từ các xã phía Nam này, các xã phía Bắc mặc dù có thể tự cung tự cấp nhưng việc cung cấp rau màu bên ngoài vẫn rất cần thiết. Các loại rau màu chủ yếu như khoai tây, cà chua, ớt, cà rốt, bí xanh, củ đậu, các loại rau xanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện yên thế, tỉnh bắc giang​ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)